Luôn tin tưởng vào chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước
Việt Nam luôn đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam cam kết thực thi tận tâm và thiện chí các quy định của luật pháp quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có quy phạm điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948: “Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo” (Điều 18) và Công ước về các quyền dân sự và chính trị 1966: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo”, “quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác” (Điều 18)…
Những quy định của luật pháp quốc tế mà Việt Nam là thành viên được thực thi thông qua quá trình nội luật hóa bằng nhiều phương thức, vừa áp dụng trực tiếp, vừa áp dụng gián tiếp; từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với điều kiện đặc thù của nước ta.
Vì vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang được quy định tương đối đầy đủ, cụ thể, toàn diện trong hệ thống pháp luật Việt Nam, được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là chính sách nhất quán, xuyên suốt của Việt Nam
Ngay sau khi giành được độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ tuyên bố “tín ngưỡng, tự do và lương – giáo đoàn kết”.
Tiếp đó, ngày 20/9/1945, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 35/SL gồm 2 điều, nhấn mạnh, “đền, chùa, lăng tẩm, nhà thờ, tất cả các nơi có tính cách tôn giáo bất cứ tôn giáo nào, nhân dân đều phải tôn trọng không được xâm phạm”.
Điều này, được quy định và thể hiện ngay trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 - trước khi luật pháp quốc tế được Liên hợp quốc thông qua. Với việc tuyên bố tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân, đã tạo ra cơ sở pháp lý cao nhất cho việc thực hiện chính sách tín ngưỡng, tôn giáo trên phạm vi cả nước.
Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 và năm 1980 quy định rõ hơn. Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
Gần đây nhất, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Chính phủ đã ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo với mục tiêu cao nhất là phát huy quyền làm chủ, đáp ứng, giải quyết nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của người dân.
Phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo tại tỉnh Đắk Lắk. |
Đây là hành lang pháp lý quan trọng giúp Nhà nước ta nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đạt được những thành tựu vượt bậc, được các tổ chức tôn giáo, đông đảo tín đồ và Nhân dân đồng tình, ủng hộ; được cộng đồng quốc tế đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật phù hợp với luật quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.
Các tổ chức tôn giáo luôn đồng hành và tham gia tích cực vào đời sống chính trị - xã hội đất nước
Qua thống kê cho thấy, nếu như năm 2003, cả nước có 15 tổ chức thuộc 6 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, với khoảng 17 triệu tín đồ thì đến năm 2022, có đến 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, với khoảng 27 triệu tín đồ (tăng 2,86 lần về tổ chức; 2,66 lần về số tôn giáo và hơn 1,5 lần về số tín đồ so với năm 2003). Các tôn giáo ở Việt Nam phát triển nhanh cả về tổ chức và số lượng tín đồ, thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và chính sách nhất quán của Nhà nước trong bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tham gia tích cực vào đời sống chính trị - xã hội và phong trào xã hội, từ thiện xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đời sống văn hóa ở khu dân cư, đóng góp thiết thực vào sự phát triển đất nước, như: Quốc hội khóa XV, có 5 đại biểu là chức sắc; Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021 – 2026, có hơn 6 nghìn đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo...
Các tôn giáo đều xây dựng đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc như: “Đạo pháp – Dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo; “kính Chúa yêu nước”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” của Công giáo; “sống phúc âm, phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc và dân tộc” của đạo Tin Lành; hoặc “Nước vinh đạo sáng” của đạo Cao Đài... Những đường hướng này phù hợp với giáo lý, với truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc, Vesak 2019 tại Việt Nam. |
Như vậy, có thể khẳng định, những thành tựu vượt bậc về thực hiện chính sách, pháp luật cũng như thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo là căn cứ xác thực giúp bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, đánh giá thiếu khách quan, sai lệch về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam.
Cùng chuyên mục
Ba Vì (Hà Nội): Huấn luyện về PCCC và CNCH cho hơn 150 cán bộ, nhân viên Trại giam Suối Hai
07:54 | 06/11/2024 Tin tức
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Trác, người chiến sĩ cộng sản kiên trung của quê hương Quảng Nam
07:51 | 06/11/2024 Tin tức
Quảng Nam có tân Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông
07:45 | 06/11/2024 Tin tức
Bất ngờ nhận được thông báo nợ thuế trên eTax Mobile, Cục Thuế Quảng Nam nói gì?
07:41 | 06/11/2024 Tin tức
Điều kiện hưởng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
06:45 | 06/11/2024 Tin tức
Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương là Người phát ngôn của Bộ Thông tin và Truyền thông
20:45 | 05/11/2024 Tin tức
Các tin khác
Các nước Đông Nam Á chia sẻ kinh nghiệm về kiểm soát thuốc lá
15:48 | 05/11/2024 Tin tức
Đà Nẵng vận hành hệ thống Kiosk y tế thông minh
15:47 | 05/11/2024 Tin tức
TPHCM bổ sung thêm nhóm đối tượng tiêm chủng vaccine sởi
15:47 | 05/11/2024 Tin tức
Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm y học cổ truyền
11:21 | 05/11/2024 Tin tức
Tạm dừng bán, lưu thông, sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khoẻ Babistar ZinC
11:21 | 05/11/2024 Tin tức
"Đại tiệc sale" với nhiều ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng của Ford trong tháng 11/2024
11:03 | 05/11/2024 Tin tức
Hà Nội: Phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện
09:44 | 05/11/2024 Tin tức
Điều động, bổ nhiệm phó giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hoà
21:19 | 04/11/2024 Tin tức
Năng lượng tích cực lan tỏa tới cộng đồng
20:39 | 04/11/2024 Dấu ấn Việt Nam
Kiểm soát hoạt động mua, bán sữa mẹ trái phép
20:21 | 04/11/2024 Tin tức
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
30-09-2024 18:58 Tin tức