TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam: Người nâng tầm, phát triển nền Y học cổ truyền nước nhà

TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam - Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương là một trong những thầy thuốc y đức, nhà giáo, nhà khoa học tâm huyết người đi đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển nền y học cổ truyền. Cống hiến hơn 30 năm qua của ông đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển và đổi mới của nền Y học cổ truyền Việt Nam.

Sinh ra và lớn lên tại quê hương Kinh Bắc, nơi có bề dày văn hóa và truyền thống, TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam đã bộc lộ niềm đam mê với nghề y từ rất sớm. Năm 1982, ông nhập học tại Trường Đại học Y Hà Nội, mở đầu cho một hành trình học tập và nghiên cứu đáng tự hào.

Sau khi tốt nghiệp, ông không ngừng phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn. Cuối năm 1986, ông theo học chuyên khoa và trúng tuyển vào lớp Bác sĩ Nội trú khóa 15 chuyên ngành Y học cổ truyền. Đến năm 1991, ông vinh dự tốt nghiệp bác sĩ nội trú với thành tích xuất sắc. Bước ngoặt quan trọng đã đến khi ông bắt tay vào nghiên cứu luận án Tiến sĩ với công trình: “Nghiên cứu tác dụng của Chè dây trong điều trị loét dạ dày – hành tá tràng trên lâm sàng, nội soi và giải phẫu bệnh”. Tháng 1/1996, ông bảo vệ xuất sắc luận án này, trở thành Tiến sĩ Y học ở độ tuổi trẻ nhất trong ngành.

Sau khi bảo vệ thành công luận án, tháng 10/1996, TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam gia nhập Khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền. Từ một bác sĩ điều trị, ông từng bước thăng tiến lên các vị trí như Trưởng khoa Thăm dò chức năng, kiêm phụ trách nghiên cứu khoa học, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và Thăm dò chức năng đến Phó Giám đốc bệnh viện, ông luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được lãnh đạo bệnh viện giao phó. Đến năm 2017, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam: Người nâng tầm, phát triển nền Y học cổ truyền nước nhà
TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam - Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

Dưới sự lãnh đạo của ông, bệnh viện đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Ông đã tiến hành cải cách mô hình làm việc, đầu tư vào cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, đồng thời tạo ra một đội ngũ y bác sĩ được đào tạo đi sâu nghiên cứu, vận dụng những ưu điểm, những thành tựu của hai nền y học trong mọi lĩnh vực hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và khám chữa bệnh; Cải tiến và rút ngắn quy trình khám chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh tiếp cận các dịch vụ y tế. Mục tiêu mà ông hướng đến không chỉ là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế mà còn đảm bảo sự hài lòng tối đa cho bệnh nhân.

Theo đó, bệnh viện đã kết hợp được tinh hoa của hai nền y học cổ truyền và hiện đại, tạo nên một mô hình chăm sóc sức khỏe hoàn chỉnh, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thành công này đã giúp bệnh viện trở thành một trong những địa chỉ khám chữa bệnh hàng đầu tại Việt Nam, với tỷ lệ bệnh nhân chữa khỏi và thuyên giảm bệnh đạt trên 90%. Bệnh viện đảm nhiệm tốt vai trò là Bệnh viện đa khoa hạng I YHCT đầu ngành, tuyến cao nhất khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền. Bệnh viện không chỉ phục vụ bệnh nhân trong nước mà còn là điểm đến đáng tin cậy cho người bệnh quốc tế, góp phần hiện thực hóa khát vọng hội nhập y tế toàn cầu.

TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam: Người nâng tầm, phát triển nền Y học cổ truyền nước nhà
Chủ Tịch Quốc hội Lào tới tham quan Bệnh viện và chụp ảnh kỷ niệm

Bên cạnh việc khẳng định vị thế trong nước, TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam còn mở rộng hợp tác quốc tế, giúp Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương hội nhập sâu sắc vào đại gia đình y học cổ truyền thế giới. Ông không ngừng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại trong công tác chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân.

Trong vai trò là bệnh viện đầu ngành về y học cổ truyền tại Việt Nam, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương đã khẳng định được vị thế vững chắc của mình trong việc khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học. Tại đây, các bệnh nhân không chỉ được tiếp nhận các phương pháp điều trị theo y học cổ truyền mà còn được áp dụng những tiến bộ mới nhất của y học hiện đại, tạo nên sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nền y học để phục vụ sức khoẻ cộng đồng.

Một trong những lĩnh vực tiên phong của bệnh viện là Khoa Kiểm soát và Điều trị ung bướu, là khoa duy nhất trong cả nước áp dụng y học cổ truyền vào điều trị và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư. Đây là minh chứng cho cam kết của bệnh viện trong việc nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Ngoài ra, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương còn là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam triển khai các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị rối loạn chức năng sàn chậu, áp dụng phương pháp phẫu thuật mổ trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler. Các chuyên khoa mới như Khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa Thận tiết niệu và Nam học cũng đã được thành lập để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực y tế.

TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam: Người nâng tầm, phát triển nền Y học cổ truyền nước nhà
TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam tập huấn tư vấn chuyên sâu cai nghiện thuốc lá cho cán bộ y tế của các Bệnh viện y học cổ truyền tuyến tỉnh miền nam

Bệnh viện không chỉ là nơi khám chữa bệnh mà còn là trung tâm nghiên cứu và giảng dạy lớn nhất cả nước về y học cổ truyền. Với sự lãnh đạo của TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam, bệnh viện đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu giá trị, đánh giá tính an toàn và hiệu lực của thuốc y học cổ truyền, đồng thời xây dựng quy trình bào chế và tiêu chuẩn hóa thuốc. Những nghiên cứu này không chỉ mang lại giá trị cho nền y học trong nước mà còn được ghi nhận tại nhiều hội nghị y học cổ truyền quốc tế.

Bên cạnh công tác NCKH, PGS.TS.BSCC Vũ Nam cũng không ngừng tham gia công tác đào tạo thế hệ trẻ trong lĩnh vực y học cổ truyền. Trên cương vị là Chủ nhiệm Bộ môn Y lý Y học cổ truyền Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, thành viên Hội đồng Trường - Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, phó Trưởng khoa Y học cổ truyền, trường ĐH Y Hà Nội, ông còn kiêm chủ nhiệm Bộ môn Y học cổ truyền trường ĐH Y Dược - ĐHQG Hà Nội. Ông đã tham gia hướng dẫn lâm sàng tại Bệnh viện và giảng dạy lý luận YCT chuyên sâu cho sinh viên chuyên khoa và các học viên sau ĐH của ĐH Y Hà Nội, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam, ĐH Y Dược - ĐHQG Hà Nội.

Ngoài ra, TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam còn tham gia giảng dạy và đào tạo sau ĐH về lý luận chuyên sâu y học cổ truyền cho các đối tượng như : CK I tập trung, BS nội trú, Học viên Cao học, CK II và NCS chuyên ngành y học cổ truyền của ĐH Y Hà Nội. TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam cũng đã tham gia hướng dẫn nhiều BS nội trú, học viện Cao học thực hiện nghiên cứu và bảo vệ thành công đề tài luận văn tốt nghiệp với kết quả cao. Từ năm 2013, ông đã tham gia hướng dẫn cho các NCS chuyên ngành của trường ĐH Y Hà Nội, giúp họ phát triển khả năng nghiên cứu và khẳng định mình trong lĩnh vực y học cổ truyền.

TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam: Người nâng tầm, phát triển nền Y học cổ truyền nước nhà
TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam được trao tặng Huân chương Lao động hạng 3.

Tâm huyết với những cuốn sách, tài liệu YHCT, TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam đã làm thư ký và trợ lý của cố GS.Trần Thúy tham gia biên soạn 20 cuốn SGK, sách chuyên đề và sách tham khảo được Hội đồng thẩm định trường ĐH Y Hà Nội thông qua và xác nhận. Trong đó, TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam đóng vai trò đồng tác giả với 15 quyển, và một mình biên soạn 5 quyển. Những cuốn sách này không chỉ đơn thuần là tài liệu học tập mà còn chứa đựng nhiều giá trị kiến thức quý báu, phục vụ cho việc giảng dạy tại đại học và sau đại học cho các sinh viên cũng như các thầy thuốc chuyên khoa YHCT trong ngành y tế.

Một trong những dấu ấn đặc biệt trong sự nghiệp của TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam là việc xuất bản cuốn sách “Kinh dịch ứng dụng trong YHCT” vào năm 2010. Đây là kết quả của 20 năm phấn đấu trong việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy về Kinh dịch cho học viên sau đại học tại Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội. Cuốn sách không chỉ là một tài liệu học thuật có giá trị, mà còn phản ánh tâm huyết của tác giả trong việc kết hợp tri thức cổ truyền vào thực tiễn y học hiện đại.

Việc biên soạn các tài liệu học thuật giúp cung cấp kiến thức cho sinh viên và các bác sĩ trẻ và góp phần duy trì và phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam. Những cuốn sách do TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam thực hiện ra đời không chỉ mang tính lý thuyết mà còn có tính ứng dụng cao, nơi mà những giá trị của y học cổ truyền được ghi nhận và áp dụng thực tiễn.

TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam: Người nâng tầm, phát triển nền Y học cổ truyền nước nhà
Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính trao bằng khen cho TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam đã có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống dịch Covid 19.

Trong hành trình cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam đã để lại những dấu ấn sâu sắc và đáng tự hào. Với y đức và lòng tận tâm, ông không chỉ hoàn thành tốt mọi công việc của mình mà còn góp phần nâng cao uy tín của y học cổ truyền Việt Nam. Những nỗ lực không ngừng nghỉ của ông đã được ghi nhận và tri ân bằng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý từ Đảng, Nhà nước, cùng với sự tôn vinh từ các cơ quan, ban ngành trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý như:

Huân chương Lao động hạng Ba 2019; Danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân 2020; Danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú 2012; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 1997và 2021; Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ năm 2013, 2016, 2019; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế về thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác y tế năm 1997, 2016, 2018; Bằng khen của Ban chấp hành Công đoàn Y tế Việt Nam về thi đua lao động giỏi năm 2016, 2017, 2018; Giải thưởng “Hải Thượng Lãn Ông” vì đã có nhiều thành tích trong công tác kế thừa, bảo tồn và phát triển y dược cổ truyền 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế…

Sự đam mê, tận tâm và y đức của ông sẽ tiếp tục lan tỏa, giúp nâng cao nhận thức và yêu thích y học cổ truyền cho thế hệ trẻ, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho tương lai của nền y học này. Chặng đường mà TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam đã đi qua và những cống hiến của ông sẽ là nguồn động lực lớn cho nhiều thế hệ mai sau trong ước mơ phục vụ sức khỏe nhân dân./.

Ngọc Anh (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Dự báo thời tiết ngày 5/4/2025: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, mưa nhỏ rải rác

Dự báo thời tiết ngày 5/4/2025: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, mưa nhỏ rải rác

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày 5/4/2025.
Thông tin về các ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Thông tin về các ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Theo Bộ Y tế, các bệnh nhân có xét nghiệm âm tính với COVID-19 và cúm, chưa xác định tác nhân gây bệnh mới. Một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma, gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Dự báo thời tiết ngày 4/4/2025: Hà Nội không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ

Dự báo thời tiết ngày 4/4/2025: Hà Nội không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày 4/4/2025.
Bình luận

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu công dụng và các bài thuốc từ cây tầm bóp

Tìm hiểu công dụng và các bài thuốc từ cây tầm bóp

Tầm bóp là một loài cây dại phổ biến ở vùng quê Việt Nam và từ lâu đã được coi là một loại dược liệu trong Đông y. Cùng tìm hiểu về công dụng và cách chữa bệnh từ cây tầm bóp.
Y học cổ truyền là di sản văn hóa quý cần được bảo tồn và phát triển

Y học cổ truyền là di sản văn hóa quý cần được bảo tồn và phát triển

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, y học cổ truyền không chỉ là phương pháp chữa bệnh mà còn là biểu tượng của trí tuệ và tinh thần tự cường dân tộc. Việc bảo tồn, phát triển y học cổ truyền vừa là trách nhiệm vừa là sứ mệnh gìn giữ văn hóa và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
Tổng hợp các loại dược liệu quý tại Việt Nam

Tổng hợp các loại dược liệu quý tại Việt Nam

Những loại dược liệu này đều rất quý và có giá trị cao trong y học cổ truyền Việt Nam.
Công dụng của cây Anh thảo SaPa

Công dụng của cây Anh thảo SaPa

Cây Anh thảo SaPa, thường được gọi là "cây báo xuân," thuộc họ Anh thảo (Primulaceae) và mang tên khoa học là Primula chapaensis Gagnep. Đây là một loại thảo mộc quý giá, được ưa chuộng không chỉ bởi vẻ đẹp tự nhiên mà còn vì những lợi ích sức khỏe.
Tác dụng trị bệnh của cây bún thiêu

Tác dụng trị bệnh của cây bún thiêu

Cây bún thiêu còn có tên tên gọi khác bún lợ... lá bún thiêu có vị hơi đắng, có tác dụng gây sung huyết da; vỏ nóng và đắng lúc đầu, sau vị ngọt có tác dụng kiện vị, làm ăn ngon, tiêu thực, bài sỏi. Chiết xuất cây bún thiêu được sử dụng nhiều nhất trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến hệ tiết niệu và tuyến tiền liệt, mang đến nhiều giá trị trong y học cổ truyền và hiện đại.
Cỏ tháp bút: Vị thuốc dân gian giúp thanh nhiệt, trị cảm mạo, chữa bệnh về mắt

Cỏ tháp bút: Vị thuốc dân gian giúp thanh nhiệt, trị cảm mạo, chữa bệnh về mắt

Cỏ tháp bút vị ngọt đắng, tính bình, quy kinh Phế Can Đởm. Sơ phong thoái ế (tức giải cảm, làm tan mộng thịt ở mắt), thu liễm chỉ huyết, lợi tiểu, ra mồ hôi, tiêu viêm. Chủ trị mắt sinh mây màng, ra gió chảy nước mắt, trường phong hạ huyết, huyết lỵ, sốt rét, họng đau, nhọt sưng.

Các tin khác

Những thảo dược giúp giảm stress hiệu quả

Những thảo dược giúp giảm stress hiệu quả

Trong thời đại ngày nay, căng thẳng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người, bắt nguồn từ áp lực công việc, lối sống bận rộn, lo âu về tài chính và những xung đột cá nhân. Để điều trị chứng stress này, ngày càng nhiều người lựa chọn liệu pháp thiên nhiên, đặc biệt là từ những thảo dược có công dụng giảm stress đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và chứng minh hiệu quả.
Cây A tràng dạng kén có công dụng gì?

Cây A tràng dạng kén có công dụng gì?

A tràng dạng kén là cây thân gỗ nhỏ được phân bố rộng rãi tại nhiều khu vực Lạng Sơn, Hà Nội, Ninh Bình, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Dương và Đồng Nai. A tràng dạng kén được áp dụng như một loại thuốc trừ sâu hiệu quả, có khả năng tiêu diệt sâu bọ có hại và chuột.
Cây anh đào có công dụng gì?

Cây anh đào có công dụng gì?

Anh đào còn được biết đến với tên gọi Mai Anh Đào, có tên khoa học là Prunus cerasoides D. Don, thuộc họ hoa hồng - Rosaceae có vị đắng ngọt, có tác dụng nhuận trí hoạt tràng, hạ khí lợi thủy được biết đến khá phổ biến với công dụng trị sỏi, sỏi thận và nguyên liệu chế biến rượu.
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ quả thanh trà

Lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ quả thanh trà

Thanh trà hay còn được gọi là sơn trà, chanh trà... Thanh trà có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hoá nên có tác dụng hiệu quả trong việc bảo vệ tim mạch. Theo các nhà khoa học, các chất dinh dưỡng trái thanh trà giúp điều chỉnh huyết áp và các hoạt động bình thường của động mạch.
Tác dụng chữa bệnh của dược liệu bán hạ nam

Tác dụng chữa bệnh của dược liệu bán hạ nam

Bán hạ nam còn được gọi là củ chóc, cây chóc chuột hay lá ha chìa... bán hạ nam chứa các thành phần sterol, saponin, coumarin, alcaloid, a xít hữu cơ, a xít amin. Theo YHCT, bán hạ có tác dụng giáng nghịch, chỉ ho, trừ đờm, chống nôn. Dùng trị các chứng bệnh ho có nhiều đờm, hoặc ho do viêm phế quản mạn tính, nôn do trướng khí.
Tác dụng chữa bệnh của cây a kê

Tác dụng chữa bệnh của cây a kê

Cây A kê còn gọi Akee thuộc họ bồ hòn. Nhiều bộ phận khác nhau của cây A kê được dùng để làm thuốc có tác dụng giảm đau, chống nôn, chống độc, tuy nhiên, nhiều bộ phận cũng được voi là chất độc và chất kích thích. Thường được dùng làm thuốc trị phù thũng, viêm kết mạc, đau mắt, đau nửa đầu, viêm tinh hoàn, lở, bệnh phó dậu, loét, sốt vàng da, ghẻ cóc.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây bầu đất

Bài thuốc chữa bệnh từ cây bầu đất

Cây bầu đất có nhiều tên gọi khác như rau lúi, dây chua lè, kim thất, thiên hắc địa hồng,... có vị cay, ngọt, thơm, hơi đắng, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ tiêu thũng, chỉ khái. Cây bầu đất dùng trị viêm họng, viêm khí quản mạn, phong tê thấp khớp, xương đau nhức, chấn thương sưng đau, ho gió, ho gà, ho lao, ngã thương, sưng vú, nhọt độc, ngứa loét...
Công dụng của cây ké hoa vàng trong y học

Công dụng của cây ké hoa vàng trong y học

Ké hoa vàng còn có tên khác là chổi đực, bái nhọn, khắt bó lương (Thái), xi phú (Kho), cây ro, khắt lót (Tày)... vị thuốc có tính mát, vị cay ngọt, tác dụng làm ra mồ hôi nhẹ, phong nhiệt, giải cảm, làm tan máu ứ, tiêu sung. Trong y học cổ truyền, ké hoa vàng được dùng trong các bài thuốc chữa mụn nhọt, tiểu tiện nóng đỏ hay vàng đậm, sốt, lỵ.
Cây ké hoa đào chữa bệnh gì?

Cây ké hoa đào chữa bệnh gì?

Ké hoa đào còn có tên khác là ké hoa đỏ, thổ đỗ trọng, dã mai hoa, dã đào hoa... là vị thuốc có tính mát, vị ngọt, có tác dụng trừ phong, lợi thấp, thanh nhiệt, giải độc. Trong dân gian dùng ké hoa đào để chữa đau nhức, phong thấp, thủy thũng, tiểu tiện khó, khí hư, tiêu hóa kém, bướu giáp.
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây tầm ma

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây tầm ma

Cây tầm ma còn có tên gọi khác là cây lá gai, trữ ma, gai tuyết... Theo y học cổ truyền, cây tầm ma có vị đắng, tính bình. Cây tầm ma có tác dụng giúp giảm viêm, cải thiện triệu chứng dị ứng theo mùa, hỗ trợ hạ huyết áp và ổn định đường huyết, cùng nhiều lợi ích sức khỏe khác. Ngoài ra cây còn được người dân sử dụng làm bánh gai, bánh ít, lấy sợi dệt lưới đánh cá.
Xem thêm
Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác

SKV - ngày 29/03/2025, Chi Hội Nam Y TP. HCM cùng các đơn vị đồng hành đã tổ chức chương trình khám chữa bệnh và tặng quà cho bà con tại chùa Chánh Giác Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chương trình, gần 200 người, bao gồm người khiếm thị, bà con nghèo và tăng ni Phật tử, đã được khám chữa bệnh miễn phí. Đồng thời, gần 300 phần quà thiết thực đã được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện này thể hiện vai trò tiên phong của Hội Nam Y TP. HCM trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng và lan tỏa tinh thần nhân ái.
Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền

Chiều 26/3, tại Khu du lịch sinh thái Tuần Châu (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra lễ ký kết hợp tác chiến lược toàn diện giữa Hội Nam y Việt Nam và Tập đoàn Đông y dược Việt Nam.
Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ

Sáng 25/3/2025, tại Ao Vua, Ba Vì (TP Hà Nội), đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ”.
Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như

SKV - Ngày 23/03, Chi hội Nam y Sóc Trăng phối hợp cùng các mạnh thường quân tổ chức chương trình trao quà cho bà con khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như (TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng).
Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên

Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên

SKV - Ngày 23/3, tại Thiền Viện Pháp Sơn (xã Nam Cát Tiên, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), đã diễn ra chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng". Chương trình do Chi hội Nam y tỉnh Sóc Trăng phối hợp tổ chức cùng Trường Trung cấp Quốc tế Khôi Việt, HTX sản xuất Dược liệu Thanh Ngon Hưng Phú, với sự hỗ trợ của Chủ tịch UBND xã Nam Cát Tiên và Ni sư Hằng Liên - Trụ trì Thiền viện Pháp Sơn.
Phiên bản di động