Một 'ông trùm' bất động sản Tam Đảo có quỹ đất khủng sắp làm khu du lịch 68ha với 75% vốn vay từ ngân hàng

Tháng 2/2024, CTCP Nam Tam Đảo của đại gia Lê Xuân Trường sẽ triển khai Khu du lịch sinh thái số 2 tại huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, nằm trong phạm vi Vườn quốc gia Tam Đảo. Ông Lê Xuân Trường được biết đến là chủ của CTCP Đầu tư Lạc Hồng - "ông trùm" bất động sản tại Tam Đảo với quỹ đất rộng lớn trải dài từ Bắc vào Nam.

Đại gia Lê Xuân Trường làm khu du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo với 75% huy động vốn từ ngân hàng

CTCP Nam Tam Đảo vừa lập một báo cáo liên quan đến Khu du lịch sinh thái số 2 tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Dự án này nằm trong đề án du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, giải trí Vườn quốc gia Tam Đảo giai đoạn 2021 - 2030, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt vào tháng 4/2021.

Tháng 1/2022, Nam Tam Đảo đã ký hợp đồng với Vườn quốc gia Tam Đảo để thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, giải trí. Đến tháng 11 cùng năm, Tổng cục Lâm nghiệp đã chấp thuận nội dung thuê môi trường rừng của Công ty Nam Tam Đảo.

Khu du lịch sinh thái số 2 có tổng diện tích 68 ha, thuộc phân khu Dịch vụ - hành chính của Vườn quốc gia Tam Đảo. Phía bắc, đông, tây dự án giáp đất lâm nghiệp; phía nam giáp Khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo. Dự án được chia thành hai giai đoạn thực hiện, trong đó giai đoạn 1 xây dựng trên 60,16 ha, giai đoạn 2 là 7,84 ha.

Một 'ông trùm' bất động sản Tam Đảo có quỹ đất khủng sắp làm khu du lịch 68ha với 75% vốn vay từ ngân hàng

Phối cảnh Khu du lịch sinh thái số 2.

Dự kiến đến hết tháng 12/2023, dự án sẽ hoàn thành thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, hoàn thiện các thủ tục pháp lý. Chủ đầu tư sẽ có 1 tháng để chuẩn bị thi công. Giai đoạn tháng 2/2024 - tháng 5/2026 sẽ thi công hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục công trình. Quý I - quý II/2026 sẽ hoàn trả mặt bằng, kết thúc thi công. Từ quý II/2026 bàn giao, đưa toàn bộ dự án đi vào hoạt động.

Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 731 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của chủ đầu tư là 181 tỷ đồng, 550 tỷ đồng còn lại là vốn huy động từ ngân hàng.

Về hiện trạng, khu vực dự án hiện chủ yếu là đất lâm nghiệp (57,57 ha); suối vũng tự nhiên (2,27 ha); đường giao thông (0,14 ha) và còn lại 8,02 ha đất do các hộ dân trồng cây lâu năm trồng keo, bạch đàn, đất vườn, canh tác...

Cũng theo báo cáo của CTCP Nam Tam Đảo, giai đoạn đầu tư, công suất thiết kế của dự án khoảng 175.000 khách/năm, số lượng nhân viên phục vụ khoảng 220 người.

Trong cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 1, dự án sẽ bố trí hơn 2,3 ha làm khu dừng chân nghỉ ngơi; 0,5 ha đất nhà hàng - dịch vụ; 9,2 ha đất cây xanh dịch vụ; 1,8 ha đất dịch vụ - sinh hoạt cộng đồng; 0,3 ha đất quảng trường, sân lễ hội; 4 ha đất cây xanh cảnh quan; 3,2 ha đất hạ tầng kỹ thuật; 3,5 ha đất mặt nước và còn lại 35,2 ha sẽ là đất cây xanh lâm nghiệp.

Dự án được kỳ vọng với mục tiêu là khu du lịch sinh thái khai thác các tiềm tăng tự nhiên về cảnh quan, môi trường và hệ sinh thái rừng; phát triển các loại hình sản phẩm du lịch phục vụ việc nghỉ ngơi, giải trí, tham quan; thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tam Đảo…

Giai đoạn đầu tư, công suất thiết kế của dự án khoảng 175.000 khách/năm, số lượng nhân viên phục vụ khoảng 220 người.

Theo thông tin được ghi nhận, dự án Khu du lịch sinh thái số 2 do CTCP Nam Tam Đảo làm chủ đầu tư nằm trong đề án Du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, giải trí Vườn quốc gia Tam Đảo giai đoạn 2021 - 2030, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt vào tháng 4/2021.

CTCP Nam Tam Đảo là công ty con của CTCP Đầu tư Lạc Hồng được thành lập vào năm 2004, có trụ sở tại huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Tính đến tháng 11/2021, Nam Tam Đảo có vốn điều lệ 888 tỷ đồng. Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật là ông Lê Xuân Trường. CTCP Nam Tam Đảo được biết đến là chủ đầu tư dự án Sân gôn Thanh Lanh quy mô 73,2ha, tổng vốn đầu tư hơn 655,5 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc.

Hé lộ chuỗi dự án bất động sản khủng của đại gia Lê Xuân Trường

Ông Lê Xuân Trường được biết đến là chủ của CTCP Đầu tư Lạc Hồng - "ông trùm" bất động sản tại Tam Đảo với quỹ đất rộng lớn. Doanh nghiệp này được thành lập năm 2003 (trụ sở số 85 Lê Văn Lương, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội), đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng nhà để ở. Trước đây doanh nghiệp từng là thành viên Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp).

Tới cuối tháng 3/2015, Lạc Hồng có vốn điều lệ 81 tỷ đồng, trong đó, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Lê Xuân Trường (SN 1970) sở hữu 41,56% vốn điều lệ. Hai cổ đông lớn khác cùng nắm giữ 10% vốn của Lạc Hồng là Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp) và ông Trần Văn Nghĩa - Thành viên HĐQT.

Đến tháng 5/2015, Hancorp quyết định bán đấu giá toàn bộ 810.000 cổ phần, triệt thoái vốn khỏi Lạc Hồng. Thương vụ đấu giá thu hút sự tham gia của 2 nhà đầu tư cá nhân, với khối lượng đặt mua lần lượt là 648.000 cổ phần và 162.000 cổ phần. Giá đấu thành công bình quân là 10.000 đồng/cổ phần - bằng mức giá khởi điểm mà Hancorp đưa ra.

Một 'ông trùm' bất động sản Tam Đảo có quỹ đất khủng sắp làm khu du lịch 68ha với 75% vốn vay từ ngân hàng

Ông Lê Xuân Trường - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Lạc Hồng (Nguồn: Lạc Hồng).

Trong lĩnh vực bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, đầu tiên phải kể tới dự án Khu du lịch Tam Đảo tại thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo với tổng vốn đầu tư khoảng 900 tỷ đồng do Lạc Hồng làm chủ đầu tư. Dự án bao gồm 4 tiểu dự án là Khách sạn Lâu đài, Khách sạn Venus, Khu ẩm thực và Khu nhà dịch vụ. Trong đó, công trình khách sạn Lâu đài Tam Đảo có tổng vốn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng, Khách sạn Venus có tổng vốn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng.

Tại khu 2, thị trấn Tam Đảo, Lạc Hồng là chủ đầu tư của Khu nghỉ dưỡng sinh thái Belvedere Resort rộng 28 ha, tổng mức đầu tư 270 tỷ đồng. Doanh nghiệp cũng đầu tư Dự án cáp treo Tây Thiên (260 tỷ đồng) và Khu đô thị Chùa Hà Tiên (TP Vĩnh Yên) gần 60 ha, tổng vốn khoảng 300 tỷ đồng.

Tại Hòa Bình, Lạc Hồng của đại gia Lê Xuân Trường còn là chủ đầu tư Khu nghỉ dưỡng khoáng nóng Serena Resort Kim Bôi Hòa Bình (30 ha, gần 300 tỷ đồng); Khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái hồ Hòa Bình tại xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc (hơn 161 ha, 800 tỷ đồng).

Một 'ông trùm' bất động sản Tam Đảo có quỹ đất khủng sắp làm khu du lịch 68ha với 75% vốn vay từ ngân hàng

Dự án Serena Resort Kim Bôi của Lạc Hồng. (Ảnh: Đầu tư Lạc Hồng)

Đối với bất động sản nhà ở, Lạc Hồng là chủ đầu tư một số dự án chung cư tại Hà Nội như: Lạc Hồng Lotus - N01.T1, Lạc Hồng Lotus - N01.T5 tại khu Ngoại giao đoàn; Lạc Hồng West Lake (5.000 m2; Khu đô thị Nam Thăng Long, quận Tây Hồ); Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho người có thu nhập thấp, dịch vụ công cộng, văn phòng cho thuê kết hợp nhà ở để bán tại quận Nam Từ Liêm…

Trong đó, dự án Lạc Hồng Lotus - N01.T5 vốn do Hancorp làm chủ đầu tư. Vào năm 2011, Hancorp từng chuyển nhượng quyền phát triển dự án trên cho CTCP Đầu tư và xây dựng số 4 (Icon4). Tuy nhiên, tháng 4/2015, Hancorp đã chấm dứt giao dịch liên quan đến Icon4. Đồng thời, Hancorp chuyển nhượng quyền phát triển dự án cho Lạc Hồng.

Tại các tỉnh thành khác cũng đều ghi dấu chân của Lạc Hồng như chủ đầu tư dự án Khu đô thị - Công viên - Trung tâm hành chính mới (khu vực 1, hơn 9 ha) - tên thương mại là biệt thự đảo Hoa Sen tại Nha Trang. Tại Quảng Ninh, doanh nghiệp này là chủ đầu tư dự án Hạ Long Bay View. Khách sạn 4 sao tại thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai…

Lạc Hồng còn là chủ đầu tư dự án Khu thương mại dịch vụ và Du lịch sinh thái Lạc Hồng tại tỉnh Khánh Hoà. Cụ thể, vào tháng 2/2017, CTCP Du lịch Oải Hương – công ty tách ra từ Lạc Hồng, đã được UBND tỉnh Khánh Hoà cho phép thuê 128.615,7 m2 đất để thực hiện dự án Khu Thương mại và Dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng Oải Hương toạ lạc tại Lô TT2a, TT2b, TT2c, TT2d và X3a thuộc Khu du lịch Bắc bán đảm Cam Ranh, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm. Dự án còn có tên thương mại là Lavender Resort Cam Ranh.

Ngoài ra, Lạc Hồng của đại gia Lê Xuân Trường từng tham gia xây dựng nhiều công trình lớn như: Phòng họp chính - Tòa nhà Quốc hội; Trụ sở Bộ Công an, Bộ Ngoại giao; Trung tâm Thông tấn xã Việt Nam; Chung cư Viglacera Tower; Trụ sở Công ty Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex); Tòa nhà Viettel Vĩnh Phúc; Tòa nhà Geleximco; Chung cư cao cấp đô thị Nam Thăng Long (Ciputra);…

"Ông trùm" bất động sản từng vướng loạt lùm xùm

Năm 2018, tờ Dân Việt từng đưa tin với nội dung "Cư dân chung cư Lạc Hồng Lotus tố chủ đầu tư "ăn" bớt cửa thang máy" đã gây xôn xao dư luận thời điểm đó. Sự việc này cũng được nhiều cơ quan báo chí đưa tin.

Một 'ông trùm' bất động sản Tam Đảo có quỹ đất khủng sắp làm khu du lịch 68ha với 75% vốn vay từ ngân hàng

Chung cư cao cấp Lạc Hồng Lotus – N01T5 Ngoại giao đoàn.

Cụ thể, theo hợp đồng mua bán (HĐMB) ký kết giữa chủ đầu tư và khách hàng thời gian bàn giao căn hộ dự án vào tháng 3/2018. Việc bàn giao này có thể sớm hơn hoặc muộn hơn so với thời gian trên không được muộn quá 90 ngày (tức không muộn quá tháng 6.2018). Tuy nhiên phải đến tháng 9/2018, khách hàng mới nhận được thông báo về việc bàn giao căn hộ.

Bên cạnh việc chậm tiến độ bàn giao, nhiều cư dân còn phản ánh chủ đầu tư đã vi phạm HĐMB. Cụ thể, tại phụ lục 1 mục 8 hạng mục thang máy trong HĐMB ghi rõ: Gói hoàn thiện đầy đủ 5 thang khách, 1 thang hàng Mitsubishi. Nội thất thang máy được trang bị, thiết kế hiện đại, theo tiêu chuẩn dành cho cao ốc, khách sạn cao cấp. Bản vẽ thiết kế mặt bằng điển hình tầng 6 đến 32 được các cơ quan chức năng đã phê duyệt mỗi tầng có đủ 5 thang khách và 1 thang hàng.

Tuy nhiên, khi khách hàng tới dự án chuẩn bị nhận bàn giao căn hộ hạng mục thang máy lại không như hợp đồng đã ký kết. Tại dự án, từ tầng 6 – 23 thì cứ 3 tầng mới có 1 tầng có đủ 6 cửa ra thang máy còn các tầng còn lại chỉ có 4 cửa, các căn hộ từ tầng 23 – 35 chỉ có 3 (2 cửa ra thang khách và 1 cửa ra thang hàng).

Sau đó, đại diện lãnh đạo CTCP Đầu tư Lạc Hồng khẳng định: Theo hợp đồng là 6 thang máy công ty vẫn làm đủ 6 thang máy có điều là chúng tôi thực hiện phân luồng, giải pháp này mang tính ưu việt…

Phía cư dân hoàn toàn không đồng tình với giải thích này từ chủ đầu tư và yêu cầu phải thực hiện theo đúng nội dung HĐMB giữa 2 bên.

Một 'ông trùm' bất động sản Tam Đảo có quỹ đất khủng sắp làm khu du lịch 68ha với 75% vốn vay từ ngân hàng

Công trình khách sạn Lâu đài Tam Đảo của Lạc Hồng. (Ảnh: Báo Vĩnh Phúc).

Đáng lưu ý, năm 2019, nhiều cơ quan báo chí có đưa tin loạt dự án của Lạc Hồng nằm trong kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng.

Cụ thể, ngày 24/10/2018, Bộ Xây dựng có Quyết định số 1369/QĐ-BXD ban hành kế hoạch thanh tra năm 2019. Theo đó, Lạc Hồng là một trong những doanh nghiệp sẽ bị thanh tra chuyên ngành về hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản và thực hiện các quy định của pháp luật về nhà ở.

Các dự án rơi vào “tầm ngắm” của Thanh tra Bộ Xây dựng gồm: Tổ hợp chung cư cao cấp N01 T5, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; Chung cư phục vụ cán bộ viên chức quận Tây Hồ và các cơ quan của thành phố, quận Tây Hồ, Hà Nội; Khu nghỉ dưỡng Kim Bôi, Hòa Bình; Chung cư Quảng Ninh, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh; Khu ẩm thực tại trung tâm thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc; Khu tổ hợp dịch vụ cao cấp, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc; Khu nhà ở dịch vụ hai bên đường trục chính khu trung tâm lễ hội Tây Thiên, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc; Khu đô thị mới chùa Hà Tiên giai đoạn 2, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.

Hoàng Trang

Cùng chuyên mục

Dự án 500 triệu USD của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động

Dự án 500 triệu USD của liên doanh Vinamilk - Sojitz đi vào hoạt động

Liên doanh Công ty TNHH Chăn nuôi Việt Nhật (JVL) vừa cho biết Nhà máy chế biến thịt bò Vinabeef tại Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã chính thức đi vào hoạt động.
HABECO đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao vị thế thương hiệu trên trường quốc tế

HABECO đẩy mạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao vị thế thương hiệu trên trường quốc tế

Trong số các thị trường nước ngoài, Nhật Bản cũng là một thị trường rất khắt khe mà HABECO luôn đặt mục tiêu phát triển, gia tăng thị phần, đẩy mạnh hình ảnh sản phẩm.
Vượt kế hoạch lợi nhuận năm, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức

Vượt kế hoạch lợi nhuận năm, Nhựa Tiền Phong (NTP) chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức

Nhựa Tiền Phong (mã cổ phiếu NTP) ghi nhận 624 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế sau 3 quý đầu năm nay, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ưu nhược điểm của tủ tài liệu nhựa văn phòng: Có bền và đáng mua không?

Ưu nhược điểm của tủ tài liệu nhựa văn phòng: Có bền và đáng mua không?

Tủ tài liệu nhựa văn phòng ngày càng được ưa chuộng nhờ thiết kế gọn nhẹ, giá thành hợp lý và tính tiện dụng cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về ưu nhược điểm của tủ tài liệu nhựa văn phòng: Có bền và đáng mua không?
PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu

PVOIL được Forbes Việt Nam xác định giá trị 105 triệu USD, vào top 25 thương hiệu dẫn đầu

Theo danh sách công bố và xếp hạng từ Forbes Việt Nam, Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOILl) được vinh danh trong top 25 Thương hiệu dẫn đầu năm 2024.
Những quy định pháp lý ngày càng nghiêm ngặt: Thách thức hay cơ hội cho doanh nghiệp?

Những quy định pháp lý ngày càng nghiêm ngặt: Thách thức hay cơ hội cho doanh nghiệp?

Trong những năm gần đây, các quốc gia và tổ chức quốc tế đã đồng loạt áp dụng các tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) khắt khe hơn, buộc doanh nghiệp phải thích nghi nếu muốn tồn tại và phát triển. Từ việc giảm thiểu phát thải khí carbon trong sản xuất, đảm bảo quyền lợi lao động, đến việc minh bạch trong quản trị, ESG đã trở thành tiêu chí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các tin khác

Thiếu nhận thức về ESG – Rào cản lớn cho doanh nghiệp Việt trong thời đại bền vững

Thiếu nhận thức về ESG – Rào cản lớn cho doanh nghiệp Việt trong thời đại bền vững

Trong kỷ nguyên mà ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) đã trở thành tiêu chuẩn vàng để đánh giá một doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang bị bỏ lại phía sau. Một trong những nguyên nhân lớn nhất là thiếu nhận thức đầy đủ về ESG – từ ý nghĩa, lợi ích cho đến cách triển khai. Thay vì nhìn nhận ESG như một cơ hội để nâng cao giá trị và phát triển bền vững, nhiều doanh nghiệp vẫn coi ESG là một gánh nặng chi phí, hoặc thậm chí là khái niệm quá xa vời với thực tế kinh doanh.
Cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt – Làm sao doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp?

Cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt – Làm sao doanh nghiệp Việt Nam bắt kịp?

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động, việc tham gia vào chuỗi cung ứng quốc tế đã trở thành “giấc mơ lớn” của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để sở hữu “chiếc vé” này, các doanh nghiệp không chỉ cần sản phẩm đạt chất lượng cao mà còn phải đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn mới. Một trong những rào cản lớn nhất chính là ESG (Environmental, Social, Governance) – bộ tiêu chuẩn toàn diện về môi trường, xã hội và quản trị mà các tập đoàn quốc tế đang ngày càng khắt khe áp dụng.
Tiêu chuẩn ESG: Xu hướng toàn cầu và áp lực không thể né tránh

Tiêu chuẩn ESG: Xu hướng toàn cầu và áp lực không thể né tránh

Trên khắp thế giới, ESG đã trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu, thay đổi cách các doanh nghiệp vận hành và tạo giá trị. Ở châu Âu, các quy định như "Green Deal" hay luật cắt giảm khí thải carbon đã khiến ESG trở thành điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp tham gia thị trường. Tại Mỹ, các quỹ đầu tư lớn như BlackRock đã ng khai rằng ESG là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định đầu tư.ng khai rằng ESG là một trong những yếu tố hàng đầu
Hapro sẵn sàng 1.000 tỷ đồng giá trị hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Hapro sẵn sàng 1.000 tỷ đồng giá trị hàng hóa phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết, tổng lượng hàng hóa dự trữ ước đạt xấp xỉ 1000 tỷ đồng, trong đó đã bao gồm lượng hàng hóa các đơn vị tham gia chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP. Hà Nội.
Nhựa Tiền Phong – 65 năm vững vị thế cánh chim đầu đàn ngành nhựa

Nhựa Tiền Phong – 65 năm vững vị thế cánh chim đầu đàn ngành nhựa

Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong là đơn vị sản xuất nhựa đầu tiên ở Việt Nam. Tiền thân công ty là một cơ sở sản xuất nhỏ sản xuất dép và đồ chơi nhựa. Đến năm 1989 – 1990, do yêu cầu đổi mới, công ty chuyển sang sản xuất ống nhựa, đánh dấu sự phát triển mới của Nhựa Tiền Phong.
5 giá trị đột phá từ ESG giúp doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên mới

5 giá trị đột phá từ ESG giúp doanh nghiệp bứt phá trong kỷ nguyên mới

Trong thời đại mà các tiêu chuẩn phát triển bền vững đang dẫn dắt xu hướng toàn cầu, ESG (Environmental, Social, Governance) đã trở thành một yêu cầu tất yếu đối với doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), việc áp dụng ESG có thể mang lại những lợi ích thiết thực và lâu dài, giúp họ vươn lên trong thị trường cạnh tranh. Bài viết này sẽ phân tích sâu 5 lợi ích lớn mà doanh nghiệp của bạn có thể đạt được khi áp dụng tiêu chuẩn ESG.
Doanh nghiệp bền vững – Bí mật thu hút nhà đầu tư và khách hàng trong kỷ nguyên mới

Doanh nghiệp bền vững – Bí mật thu hút nhà đầu tư và khách hàng trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và các vấn đề xã hội như bất bình đẳng ngày càng được quan tâm, thế giới đã chứng kiến một sự chuyển dịch rõ ràng trong cách thức doanh nghiệp hoạt động. Yếu tố bền vững thể hiện qua tiêu chuẩn ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị), đã không còn là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc.
Báo cáo ESG: Làm thế nào để nhà đầu tư hiểu rõ giá trị bền vững của doanh nghiệp bạn?

Báo cáo ESG: Làm thế nào để nhà đầu tư hiểu rõ giá trị bền vững của doanh nghiệp bạn?

Thế giới kinh doanh đang bước vào kỷ nguyên mới, nơi mà thành ng không chỉ được đo lường bằng lợi nhuận mà còn bằng những giá trị bền vững doanh nghiệp tạo ra cho môi trường và xã hội. Đặc biệt, trong bối cảnh 2025, khi ESG (Environmental – Môi trường, Social – Xã hội, Governance – Quản trị) đã trở thành một tiêu chuẩn toàn cầu, các doanh nghiệp không thể bỏ qua việc xây dựng báo cáo ESG như một ng cụ để thể hiện tầm nhìn bền vững.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Yếu tố sống còn của doanh nghiệp

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Yếu tố sống còn của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế hiện đại, tài sản trí tuệ không chỉ là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp mà còn là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh. Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) bao gồm các sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp, và bí mật kinh doanh, tạo nên lợi thế độc quyền và bảo vệ doanh nghiệp trước sự xâm phạm từ bên ngoài.
Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia

Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia

Sau 28 năm triển khai, có 332 doanh nghiệp đạt Giải Vàng, 139 doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Tính riêng trong 03 năm (2021-2023), có 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Công ty CP Nhựa Tiền Phong liên tiếp 03 lần đạt Giải Vàng - Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, đồng thời đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương.
Xem thêm
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam)  tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Chiều ngày 18/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với chủ đề “Định hướng công tác chuyển đổi số tại Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời gian tới”.
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Sáng 7/12, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Sáng 01/12/2024, Tại nhà thờ cố Lương Y Nguyễn Kiều, xã Phượng Dc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày mất của cố Lương Y Nguyễn Kiều.
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Phiên bản di động