Một số khuyến cáo về tình hình bùng phát dịch sốt xuất huyết năm nay
Theo số liêụ thống kê của Bộ Y tế, tính đến 6 tháng đầu năm 2022, dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh ở nhiều tỉnh, thành, trong đó có nhiều trường hợp tử vong với số ca mắc tăng đến 97% so với cùng kỳ. Nhiều chuyên gia cũng đã đưa ra ý kién về cách phòng chống và điều trị căn bệnh nay.
6 tháng đầu năm 2022 đã có gần 73 ngàn ca mắc sốt xuất huyết trong cả nước (hình minh hoạ)
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 62.955 trường hợp mắc sốt xuất huyết trong đó có 29 trường hợp tử vong, 47.821 trường hợp nhập viện điều trị. So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc tăng 97%, số tử vong tăng 24 trường hợp. Tỉ lệ tử vong/số ca mắc hiện là 0,046% so với chỉ tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia là 0,09%.
Có thể thấy, số ca mắc sốt xuất huyết trên cả nước đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phía Nam với số mắc và tử vong liên tục tăng cao. Dự báo thời gian tới sẽ bước vào những tháng cao điểm do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho đàn muỗi truyền bệnh phát triển.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn dự báo, chu kỳ dịch sốt xuất huyết sẽ rơi vào năm nay. Nguy cơ sốt xuất huyết vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, lây lan trong cộng đồng và gây bệnh là rất lớn.
Đánh giá về nguyên nhân sốt xuất huyết bùng phát mạnh trong năm nay, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh cho biết sốt xuất huyết xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt là vào mùa hè. Lý do là mùa hè thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho loăng quăng, bọ gậy phát triển.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, thông thường số ca sốt xuất huyết sẽ tăng cao theo chu kỳ 3-5 năm. Tình trạng sốt xuất huyết năm nay tăng cao là do 3 yếu tố:
Thứ nhất, nươc ta đang bước vào giai đoạn bình thường hóa sau dịch Covid-19, số người đi lại giữa các vùng miền tăng cao, tiếp xúc nhiều, từ đó tạo điều kiện để sốt xuất huyết lây nhiễm;
Thứ hai, sau vài năm giãn cách xã hội do Covid-19, hệ miễn dịch của người dân cũng dần suy giảm;
Thứ ba, tình hình biến đổi khí hậu năm nay tương đối phức tạp, mưa nắng thất thường, là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh trưởng.
Một số điều cần biết trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết (đồ hoạ Vietnamnet)
Về công tác phòng chống sốt xuất huyết tại nước ta hiện nay, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đánh giá cao công tác phòng, chữa bệnh sốt xuất huyết của Việt Nam. Tuy nhiên chuyên gia của tổ chức này cũng cho hay trong bối cảnh Covid-19 chưa chấm dứt người dân đôi khi còn nhầm lẫn giữa các triệu chứng của sốt xuất huyết, Covid-19 và các bệnh lí khác.
“Sốt xuất huyết trong bối cảnh Covid-19 khiến nhiều người nhầm lẫn và có tâm lí chủ quan, không đến cơ sở khám chữa bệnh ngay mà tự theo dõi. Khi đến cơ sở khám chữa bệnh thì bệnh đã chuyển nặng, gây khó khăn trong công tác điều trị”, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam nói và khuyến nghị truyền thông cần nói về nguy cơ, cung cấp cho người dân kiến thức nhận biết sốt xuất huyết, điều trị kịp thời…
Về công tác điều trị sốt xuất huyết theo phác đồ hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, một số triệu chứng sau cần phải đưa người bệnh mắc sốt xuất huyết tới ngay cơ sở y tế gồm: chảy máu (các chấm hay đốm màu đỏ trên da; chảy máu mũi, lợi; nôn ra máu; đi ngoài phân đen; kinh nguyệt ra nhiều/chảy máu âm đạo); nôn liên tục; đau bụng dữ dội; lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật; xanh tím, tay và chân lạnh âm; khó thở.
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết
Tại buổi tập huấn toàn quốc về tăng cường công tác điều trị sốt xuất huyết do Bộ Y tế vừa tổ chức, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh cho biết việc chẩn đoán và phân loại sốt xuất huyết ban đầu rất quan trọng. Từ thực tế điều trị, chuyên gia nhấn mạnh cán bộ y tế cần chẩn đoán phân biệt Covid-19 cấp tính, sốt phát ban, viêm não, sốc nhiễm khuẩn, phải luôn nghĩ tới bệnh nhân mắc sốt xuất huyết khi bệnh nhân có triệu chứng sốt, để không bỏ qua thời gian điều trị sớm.
Sốt xuất huyết có biểu hiện như chấm xuất huyết dưới da, nôn ra máu, tiểu ra máu… Chỉ định nhập viện với trường hợp sốc, có dấu hiệu cảnh báo, tiểu cầu giảm nhanh <100k/microL, trẻ thừa cân béo phì, phụ nữ có thai, bệnh lí nền… Đối với trường hợp điều trị ngoại trú, đối vơi trẻ sốt trên 38,5 độ C, dùng paracetamol 10-15 mg/kg/lần, sử dụng 3-4 lần/ngày, lau mát bằng nước ấm khi sốt cao. Bên cạnh đó, người bệnh uống nhiều nước, thức ăn lỏng dễ tiêu và tránh thức ăn màu đỏ, đen nâu (để tránh nhầm lẫn với xuất huyết). Bác sĩ hướng dẫn chăm sóc trẻ tại nhà, dặn dò tái khám khi trẻ có triệu chứng.
“Hiện nay có tình trạng bệnh nhân nhập viện muộn gây tử vong. Vào ngày thứ 4-5 (tính từ ngày sốt) là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết. Chính vì vậy, việc chẩn đoán đúng bệnh sớm rất quan trọng vì không phải bệnh nhân nào sốt xuất huyết cũng có những dấu hiệu như phát ban. Các bậc cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ gặp các biểu hiện trên, cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra, kịp thời chẩn đoán và điều trị” – bác sĩ Tiến khuyến cáo.
PGS Lương Ngọc Khuê cũng lưu ý bệnh nhân mắc sốt xuất huyết không được truyền dịch khi chưa có chỉ định. Các cơ sở y tế phải tuân thủ chỉ định chuyển từ dung dịch cao phân tử sang dung dịch điện giải theo hướng dẫn, khi người bệnh sốc. Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh cần củng cố và duy trì hoạt động của “Nhóm điều trị sốt xuất huyết” và “Đường dây điện thoại nóng phòng, chống dịch sốt xuất huyết” tại các đơn vị khám, chữa bệnh để có thể thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết./.
Phạm Sinh (TH)
Cùng chuyên mục
Những lời chúc mừng năm mới Tết Dương lịch 2025 hay và ý nghĩa
08:35 | 01/01/2025 Giải trí
Mãn nhãn màn pháo hoa chào năm mới 2025 đầu tiên trên thế giới
23:01 | 31/12/2024 Giải trí
Đêm nhạc Acoustic "Đóa xuân ngời": Trải nghiệm âm nhạc và văn hóa Việt Nam độc đáo
18:22 | 31/12/2024 Giải trí
Gala "Nữ hoàng Giọng nói 2024": Tôn vinh những giọng nói truyền cảm hứng cho cộng đồng
11:23 | 31/12/2024 Giải trí
Triển lãm tranh nghệ thuật của nghệ sĩ Hàn Quốc Won Chang Lee Ju Reem tại TP.HCM
16:49 | 30/12/2024 Giải trí
Vẻ đẹp thiên nhiên và con người Huế trong bài thơ “Huế thương”
10:58 | 24/12/2024 Du lịch & Sức khỏe
Các tin khác
TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”
16:47 | 19/12/2024 Giải trí
Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội kỷ niệm 44 năm ngày thành lập
08:45 | 18/12/2024 Giải trí
Nhạc kịch “Cô gái và chiếc xe máy”: Đồng cảm với ước mơ khởi nghiệp của người trẻ
17:08 | 16/12/2024 Giải trí
Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị
11:43 | 13/12/2024 Du lịch
Cuộc thi ảnh và video “Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”
16:32 | 11/12/2024 Giải trí
Sôi động tuần lễ Du lịch TP.HCM lần thứ 4 năm 2024
14:26 | 10/12/2024 Du lịch & Sức khỏe
Khám phá tọa độ vàng: Những điểm du Xuân lý tưởng tại Đà Lạt
15:28 | 08/12/2024 Du lịch
TP.HCM: Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" quận 8 dịp Tết Ất Tỵ sẽ được làm mới
09:52 | 03/12/2024 Giải trí
Dự án MV “Hiệu triệu”: Hàng triệu trái tim thổn thức với tình yêu quê hương đất nước
00:00 | 03/12/2024 Dấu ấn Việt Nam
Thú vị với robot nấu phở Hà thành tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
20:07 | 26/11/2024 Giải trí
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025
3 ngày trước Hoạt động hội
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân
6 ngày trước Hoạt động hội
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
18-12-2024 20:34 Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội