Một số triệu chứng cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thức ăn, trong đó có thể do nguyên liệu làm thức ăn, bao gồm vật nuôi làm thức ăn, trái cây tươi, củ quả, rau xanh… chứa vi khuẩn và ngay cả thủy hải sản nhiễm vi khuẩn, vi khuẩn, virus từ nguồn nước bị ô nhiễm.
Chính vì vậy, lý do đầu tiên làm thức ăn bị nhiễm vi sinh vật là do dùng nguyên liệu nhiễm trùng, nguyên liệu sống, rau xanh, trái cây sử dụng phân hữu cơ khi nuôi trồng. Loại thực phẩm tồn trữ, bảo quản, chế biến, vận chuyển không đúng cách cũng sẽ dễ bị lây nhiễm vi sinh vật và lan tỏa độc tố.
Ngoài ra, ô nhiễm thực phẩm có thể xảy ra khi chúng chạm vào nguồn thức ăn bị nhiễm khác hoặc tiếp xúc với dụng cụ chế biến thực phẩm bị ô nhiễm như kệ đựng thức ăn, dao, thớt… cũng là lý do gây ngộ độc thực phẩm.
Dấu hiệu và thời gian của các triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm có thể khác nhau tùy theo vi trùng gây bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể biết các dấu hiệu đầu tiên phổ biến khi bị ngộ độc thực phẩm để kịp thời chăm sóc bản thân, nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Nhận biết sớm các triệu chứng cảnh báo bị ngộ độc thực phẩm giúp điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe |
Đau bụng
Người bị ngộ độc thực phẩm ban đầu thường có dấu hiệu đau bụng. Những tác nhân gây ngộ độc có thể gây viêm đường tiêu hóa, ảnh hưởng hệ thần kinh nên tạo ra phản ứng kích thích gây tăng nhu động ruột để tăng tốc độ đào thải chất độc hại và từ đó khiến cho người bị bệnh đau bụng từng cơn. Tuy nhiên, dấu hiệu đau bụng có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau như các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hoá, tiết niệu nên dễ nhầm lẫn, người bệnh cần căn cứ nhiều yếu tố khác để xác định có phải ngộ độc hay không.
Tiêu chảy
Tình trạng đi ngoài ra nước và phân lỏng xảy ra trong khoảng 24 giờ khi bị ngộ độc thực phẩm. Triệu chứng tiêu chảy thường kèm với cảm giác muốn đi vệ sinh gấp, đầy bụng hoặc đau quặn bụng. Tuy nhiên, tiêu chảy xảy ra có thể do tình trạng viêm nhiễm khiến ruột hấp thu kém nước và các chất lỏng.
Nếu bạn đi đại tiện phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày thì khả năng các chất độc đã gây ra tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa làm giảm khả năng tái hấp thu nước. Trong trường hợp nhẹ, tiêu chảy thường diễn ra trong 3 ngày nhưng nếu kéo dài hơn có thể là một dấu hiệu nguy hiểm.
Buồn nôn, nôn
Buồn nôn và nôn là phản ứng phổ biến xảy ra khi cơ thể cố gắng đẩy các vi sinh vật, các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Nhiều người ngộ độc thực phẩm có thể bị nôn liên tục trong vài ngày. Bạn nên bổ sung điện giải, nước hoa quả để tránh mất nước khi bị ngộ độc.
Nhức đầu
Nhức đầu cũng là một triệu chứng khá phổ biến khi ngộ độc thực phẩm. Nhức đầu có thể do căng thẳng, do uống rượu, mất nước hay mệt mỏi nhưng cũng có thể do ngộ độc thực phẩm. Người bị ngộ độc thực phẩm nếu bị nôn và tiêu chảy cũng làm tăng nguy cơ nhức đầu do mất nước.
Những người bị ngộ độc thực phẩm nôn và tiêu chảy nhiều lần có thể gây tình trạng mất nước. Lúc này cần cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Nếu trẻ bị nôn, hãy cho trẻ uống nước từng ngụm nhỏ để bù nước.
Nếu người bệnh có kèm theo tiêu chảy hoặc chỉ bị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là cố gắng thay thế chất lỏng và lượng muối đã mất. Lúc này, có thể sử dụng dung dịch nước bù điện giải. Trường hợp, ngộ độc tập thể xảy ra, cần chia dung dịch oresol riêng cho từng người, không uống chung để tránh người bị ngộ độc nhẹ có thể chuyển biến nghiêm trọng hơn.
Cần gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị phù hợp. Đặc biệt, những trường hợp ngộ độc thực phẩm là trẻ nhỏ thì nguy cơ bị nặng sẽ cao hơn người lớn. Hoặc trong các trường hợp người bệnh xuất hiện biểu hiện rầm rộ, triệu chứng nặng như sốt cao, li bì, hôn mê, tiêu chảy nhiều lần... thì cần ngay lập tức tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị. Lưu ý không nên cho người bệnh uống thuốc cầm tiêu chảy vì đây là một phản ứng giúp đào thải độc tố.
Cùng chuyên mục
[Infographic] 8 quy tắc vàng phòng chống đột quỵ
06:50 | 14/12/2024 Sức khỏe
Bệnh viện Tâm Anh cùng các nhà khoa học Mỹ thử nghiệm thuốc mới điều trị ung thư giai đoạn cuối
20:50 | 12/12/2024 Khỏe - Đẹp
TP.HCM tăng cường công tác phòng, chống bệnh viêm phổi nặng do virus
09:55 | 12/12/2024 Sức khỏe
Chuyên gia khuyến cáo sử dụng các thực phẩm giảm đường
07:00 | 11/12/2024 Sức khỏe
Top thực phẩm nên ăn nhiều vào mùa đông
07:00 | 10/12/2024 Y tế 24h
Nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
14:04 | 09/12/2024 Sức khỏe tinh thần
Các tin khác
Manulife mang hơn 3.000 suất khám sức khỏe miễn phí đến Hà Nội
11:31 | 09/12/2024 Sức khỏe
Cùng Morinaga Nutritional Foods Việt Nam tìm hiểu lợi ích của việc bổ sung lợi khuẩn chủ động thông qua thực phẩm bổ sung
10:58 | 09/12/2024 Sức khỏe
[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của cà rốt với sức khỏe
09:12 | 08/12/2024 SKV- Mag
Phương pháp tự nhiên giảm đường huyết hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường
11:00 | 07/12/2024 Khỏe - Đẹp
HLV Yoga Vũ Thị Hồng: “Càng tập luyện, càng cuốn hút và đam mê”
06:35 | 06/12/2024 Khỏe - Đẹp
TP.HCM: Hướng tới chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030
11:15 | 04/12/2024 Sức khỏe
TP.HCM: Số ca mắc sởi tiếp tục gia tăng trong nhóm tuổi 10-14 và 6-9 tháng tuổi
11:15 | 04/12/2024 Sức khỏe
[Infographic] Lợi ích khi dùng mật ong vào buổi sáng
07:00 | 04/12/2024 Y tế 24h
Kon Tum: Tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng sâm Ngọc Linh
11:18 | 03/12/2024 Sức khỏe
Hiểu về đường dextrose: Công dụng và tác động đối với sức khỏe
09:58 | 03/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội