Mới nhất Đọc nhiều

Nghịch lý “thuốc rẻ” tại thị trường dược Việt Nam: Cuộc chơi nhiều thách thức

Suốt nhiều năm, các ông lớn thuốc gốc chỉ phải đối đầu với nhóm generic - đa phần là các công ty nội địa - ở thời điểm thuốc generic chưa tạo dựng được nền tảng và danh tiếng cho các bệnh nhân và cả chuyên gia y tế. Bấy lâu nay, thuốc generic thường được gắn với nhãn “của rẻ là của ôi”.

*Bài viết thể hiện quan điểm của Andriy Samoylovych – Giám đốc điều hành tại Stada Việt Nam, một trong những nhà sản xuất dược phẩm có trụ sở tại Đức .

Hệ sinh thái của ngành dược phẩm suốt nhiều năm qua có thể được xác định như sau: Các công ty nghiên cứu, sáng chế ra các loại thuốc biệt dược (còn gọi là thuốc gốc) với giá cao. Sau đó, các công ty “generic” sẽ tiếp cận, sản xuất ra các loại thuốc tương tự về chất lượng nhưng ở mức giá mềm hơn, dễ tiếp cận hơn cho người tiêu dùng.

Nhìn chung, dòng thuốc generic chiếm một vai trò rất lớn đối với mọi hệ thống y tế trên thế giới, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế suy thoái, khi người dân cần thắt lưng buộc bụng.

Trong lĩnh vực dược, thuốc được chia làm hai loại: thuốc Gốc (Original, hay biệt dược) và thuốc Generic (thuốc bản sao). Thuốc gốc là các loại thuốc mới được phát triển, được nhà sản xuất đặt tên nhằm chỉ ra hoạt chất trong thuốc. Trong khi đó, thuốc Generic do các nhà sản xuất khác tạo ra với thành phần hoạt chất và hiệu quả điều trị tương tự, và thường có giá rẻ hơn.

Dù chưa bao giờ thực sự rõ ràng, nhưng cơ chế thì đúng ở hầu hết các thị trường. Đó là, các công ty dược tạo ra một loại thuốc mới, bán ra thị trường trong 15-20 năm ở mức giá cao (để bù lại chi phí nghiên cứu) với sự bảo hộ của bằng sáng chế. Sau đó, làn sóng thuốc generic tràn đến, tạo ra các loại thuốc có giá thấp hơn nhiều lần, tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận thuốc và giảm gánh nặng cho dịch vụ công. Các công ty “thuốc gốc” lúc này tiếp tục nghiên cứu để tạo ra loại thuốc mới, hình thành một vòng lặp liên tục, nơi tất cả đều có vai trò riêng.

Thị trường Việt Nam có khác biệt?

Nhiều người có thể cho rằng những “người chơi” mạnh nhất trên thị trường mới nổi như Việt Nam sẽ là các công ty thuốc generic. Nhưng thực chất, 4 trên 5 công ty dược phẩm lớn nhất Việt Nam là các doanh nghiệp làm thuốc gốc.

Đi sâu hơn, có thể thấy các “ông lớn” này vẫn đang chủ yếu dựa vào các sản phẩm dược nền tảng từ cách đây 20-40 năm, với những hoạt chất từ lâu đã được nhóm generic tiếp quản. Ít nhất, phân nửa số nhà dược phẩm gốc tại Việt Nam đang bán các sản phẩm như vậy. Nếu không tính vaccine (loại sản phẩm có thị trường khác biệt), tỷ lệ có thể lên tới hơn 70%.

Các sản phẩm này đa số nằm trong lĩnh vực thiết yếu như thuốc kháng sinh, tiểu đường, tim mạch, thường được bán ở mức giá từ 3-5 lần so với nhóm generic. Vậy mà, nó chiếm khoảng 50% thị phần.

Có ý kiến cho rằng đây là câu chuyện thuần về cạnh tranh và chẳng có gì phải lo lắng. Nhưng có thật là như vậy không?

Thuốc rẻ chiếm ít thị phần, tại sao?

Không có câu trả lời đồng nhất cho vấn đề này. Tuy nhiên, điều rõ ràng nhất là nhiều “ông lớn” thuốc gốc đã tạo lập vị trí của mình từ 20-25 năm trước, định vị bản thân ở phân khúc thuốc cao cấp. Họ chỉ phải đối đầu với nhóm generic - đa phần là các công ty nội địa - ở thời điểm thuốc generic chưa tạo dựng được nền tảng và danh tiếng cho các bệnh nhân và cả chuyên gia y tế. Suốt nhiều năm trời, thuốc generic thường được gắn với nhãn “của rẻ là của ôi”.

Những năm sau này, khi các nhà sản xuất thuốc generic đã tiến bộ hơn cả về chất và lượng, bệnh nhân vẫn thường nhận được câu hỏi lựa chọn từ dược sĩ: “thuốc ngoại hay thuốc nội?”. “Ngoại” ở đây là các sản phẩm gốc có giá cao, còn “nội” là nhóm thuốc rẻ hơn từ các công ty generic nội địa.

Dĩ nhiên, bệnh nhân sẽ chọn thứ họ cho là tốt hơn, miễn là đủ khả năng chi trả.

Nghịch lý “thuốc rẻ” tại thị trường dược Việt Nam: Cuộc chơi nhiều thách thức

Có nghĩa, các bệnh nhân tại Việt Nam vẫn đang trả mức giá cao hơn nhiều lần để nhận được loại thuốc được tin là chất lượng tốt hơn, dù thực tế các thuốc generic nội địa có thể cho hiệu quả tương đương. Điều này cũng áp dụng cho nhóm bệnh nhân thuộc tầng lớp đang bị tổn thương vì nền kinh tế phục hồi chậm chạp hậu đại dịch, nơi số tiền họ bỏ ra để mua thuốc có thể đáp ứng nhiều nhu cầu thiết yếu khác.

Không chỉ vậy, câu chuyện này cũng tạo ra gánh nặng cho hệ thống y tế công, khi phải chi nhiều tiền cho “thuốc gốc” vốn ra đời từ rất lâu và đã có nhóm generic thay thế.

Vấn đề cũng không dừng lại ở chi phí. Khi các công ty thuốc gốc tiếp tục tập trung, quảng bá và bảo vệ thị phần cho loại thuốc quá lâu năm, họ không còn thời gian, nguồn lực để mang đến các loại thuốc mới cho thị trường. Hệ quả mà hệ thống phải gánh chịu là gấp đôi, khi bệnh nhân và dịch vụ công đều phải trả nhiều tiền hơn mà không có thuốc mới để sử dụng.

Giải pháp là gì?

Để tạo ra giải pháp cho vấn đề này là phức tạp. Nhưng rõ ràng, ngành công nghiệp thuốc generic cần phải có bước đột phá lớn để “quảng bá” bản thân cho bệnh nhân và các chuyên gia y tế, tạo dựng danh tiếng về chất lượng, và xây dựng niềm tin.

Mặt khác, các ông lớn thuốc gốc cần phải trở lại đúng giá trị và mục tiêu của mình, là tiếp tục nâng cấp thuốc, tập trung mang đến các đột phá về dược phẩm cho Việt nam.

Trong một hệ thống y tế, cả hai bên đều cần nỗ lực và thời gian, nhưng kết quả sau cùng sẽ mang lại lợi ích cho cả hai và toàn xã hội.

Câu hỏi còn đọng lại là “liệu làm vậy có đủ”? Dưới góc nhìn của các học giả, tác động từ thị trường có thể là lý tưởng. Nhưng nếu muốn có thay đổi nhanh chóng và hiệu quả, cần sự tác động từ hệ thống y tế công để quảng bá thuốc generic, với tư cách là sản phẩm dễ tiếp cận và hiệu quả về chi phí.

Nguồn: Nghịch lý “thuốc rẻ” tại thị trường dược Việt Nam: Cuộc chơi nhiều thách thức

Châu An
fili.vn

Tin liên quan

Bệnh ho gà lan rộng ở các nước châu Âu

Bệnh ho gà lan rộng ở các nước châu Âu

Tại châu Âu, trong 3 tháng đầu năm 2024, số ca mắc bệnh ho gà đã bằng mức trung bình của một năm trong thời gian từ 2012 - 2019.
Trung Quốc: Cơ chế bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột do béo phì

Trung Quốc: Cơ chế bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột do béo phì

Chế độ ăn nhiều chất béo (HFD) được coi là yếu tố nguy cơ đối với sự tiến triển của một số căn bệnh ung thư, phần lớn là do những tác động gây phá vỡ của chất béo đối với hệ vi sinh vật đường ruột.
Lần đầu tiên Việt Nam ghép tạng thành công cho bệnh nhân suy gan tối cấp

Lần đầu tiên Việt Nam ghép tạng thành công cho bệnh nhân suy gan tối cấp

Nữ bệnh nhân hôn mê do suy gan tối cấp, phổi và não đều tổn thương rất nặng, rối loạn đông máu trầm trọng vừa được các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiến hành ghép gan cấp cứu, mang lại cuộc đời mới cho người bệnh.

Cùng chuyên mục

Nam A Bank lãi lớn trong quý I/2024, sắp tăng vốn điều lệ

Nam A Bank lãi lớn trong quý I/2024, sắp tăng vốn điều lệ

Mặc dù ghi nhận lợi nhuận cao trong quý I/2024 nhưng dòng tiền thuần trong kỳ tại Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - Mã NAB) lại âm tới hơn 2.570 tỷ đồng.
ABBank đạt hơn 150 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2024

ABBank đạt hơn 150 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2024

Quý I/2024, các mảng kinh doanh chính đều sụt giảm trong khi chi phí dự phòng rủi ro tăng đã khiến lợi nhuận tại ABBank giảm mạnh, nhưng vẫn đạt hơn 150 tỷ đồng. Tốc độ gia tăng nợ xấu cũng có dấu hiệu chậm lại.
HDBank tăng trưởng mạnh quý đầu năm, kế hoạch tăng vốn lên hơn 35.000 tỷ đồng

HDBank tăng trưởng mạnh quý đầu năm, kế hoạch tăng vốn lên hơn 35.000 tỷ đồng

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank, mã: HDB) thu về 4.028 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 47% so với cùng kỳ. Năm 2024, HDBank lên kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm hơn 6.025 tỷ đồng, lên 35.101 tỷ đồng thông qua phát hành trả cổ tức tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu.
3 kịch bản điều hành giá

3 kịch bản điều hành giá

Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá Quý I và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024.
NHNN đề nghị các bộ ngành phối hợp quản lý hiệu quả thị trường vàng

NHNN đề nghị các bộ ngành phối hợp quản lý hiệu quả thị trường vàng

Lãnh đạo NHNN vừa ký loạt văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng.
Loạt ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, cổ đông chuẩn bị đón tin vui

Loạt ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, cổ đông chuẩn bị đón tin vui

Năm 2024, tổng số tiền mà các ngân hàng dự kiến dùng để chi trả cổ tức tiền mặt lên tới khoảng 26.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn có số ít ngân hàng không có kế hoạch chia cổ tức tiền mặt lẫn cổ phiếu.

Các tin khác

Thủ tướng: Cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng

Thủ tướng: Cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP ngày 11/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.
Hơn 2.300 tỷ đồng trái phiếu "chảy về" MB chỉ trong hai tuần

Hơn 2.300 tỷ đồng trái phiếu "chảy về" MB chỉ trong hai tuần

Từ ngày 27/3 đến 8/4/2024, ngân hàng MB đã phát hành 6 lô trái phiếu, huy động thành công 2.350 tỷ đồng. Trước đó, trong năm 2023, MB phát hành tới 12 lô trái phiếu, huy động 3.449 tỷ đồng.
Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt 3,8% quý 2/2024

Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt 3,8% quý 2/2024

Khảo sát cho thấy, các TCTD kỳ vọng dư nợ tín dụng toàn hệ thống sẽ tăng 3,8% trong quý II/2024 và tăng 13,6% trong năm 2024, điều chỉnh giảm 0,6 điểm phần trăm so với mức dự báo 14,2% tại kỳ điều tra trước.
Hưởng lợi thế từ các cổ đông, thị phần và lợi nhuận tại Mcredit đều tăng trưởng

Hưởng lợi thế từ các cổ đông, thị phần và lợi nhuận tại Mcredit đều tăng trưởng

Gia nhập thị trường tài chính tiêu dùng từ năm 2016, sau hơn 7 năm hoạt động, Mcredit đã có sự bứt phá về thị phần và lợi nhuận. Tuy nhiên, năm 2023 kết quả kinh doanh không mấy khả quan do tình trạng khó khăn chung của thị trường.
Chính phủ yêu cầu xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế

Chính phủ yêu cầu xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Bổ sung đối tượng được phép mua bán tín phiếu với Ngân hàng Nhà nước

Bổ sung đối tượng được phép mua bán tín phiếu với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang xây dựng dự thảo thông tư sửa đổi Điều 2 Thông tư số 16/2019/TT-NHNN quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trong đó bổ sung một số đối tượng áp dụng để phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng.
Tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, vượt kịch bản đề ra

Tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, vượt kịch bản đề ra

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương cho thấy, tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, vượt kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2020.
Triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng

Triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 257/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Phát huy vai trò nòng cốt, mở đường của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

Phát huy vai trò nòng cốt, mở đường của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 127/TB-VPCP ngày 23/3/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị gặp mặt đầu xuân với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên toàn quốc.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động