Nhật Bản đối mặt với đợt bùng phát liên cầu khuẩn nguy hiểm
Khuyến cáo cộng đồng phòng chống bệnh Whitmore Hàn Quốc ghi nhận ca tử vong đầu tiên do vi khuẩn “ăn thịt người” |
![]() |
Vi khuẩn nhóm A Streptococcus. (Ảnh: New Scientist) |
Tính từ đầu năm 2024 đến ngày 9/6, Nhật Bản đã ghi nhận 1.019 ca mắc STSS, một con số cao vượt trội so với những năm trước.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm, số ca mắc đã gần gấp đôi so với cả năm 2023, khi tổng số ca nhiễm là 941. Tokyo, thủ đô của Nhật Bản, là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 145 ca nhiễm, chủ yếu ở độ tuổi trên 30.
Tỷ lệ tử vong của bệnh có thể lên tới 30%, và bệnh nhân có thể tử vong chỉ trong vòng 48 giờ sau khi có triệu chứng ban đầu như sốt, ớn lạnh, đau cơ, chóng mặt và ói mửa.Các bác sĩ khuyến cáo rằng bất kỳ ai có triệu chứng sốt cao kèm theo mê sảng hoặc vết thương tấy đỏ cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Điều trị kịp thời và khẩn cấp là yếu tố quyết định trong việc cứu sống bệnh nhân STSS. Ngoài ra, các bệnh nhân thường cần phải trải qua phẫu thuật để loại bỏ mô nhiễm khuẩn. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những người có vết thương mở hoặc những bệnh nhân gần đây đã trải qua phẫu thuật hoặc bị nhiễm trùng như bệnh thủy đậu. Do đó, việc vệ sinh và chăm sóc vết thương đúng cách là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Giới chức y tế Nhật Bản đang kêu gọi công chúng nâng cao nhận thức về các triệu chứng của STSS và nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế khi cần thiết. Đồng thời, các bệnh viện và cơ sở y tế đang được tăng cường năng lực để đối phó với số lượng bệnh nhân ngày càng tăng.
Trước tình hình trên, Cục Kiểm soát Dịch bệnh (DDC) thuộc Bộ Y tế Thái Lan đã cảnh báo công dân nước này đến thăm Nhật Bản nâng cao cảnh giác và tự bảo vệ mình trước đợt bùng phát hội chứng STSS đang diễn ra ở đất nước Mặt Trời mọc.
Khuyến cáo trên trang web của DDC nêu rõ người dân Thái Lan đi du lịch Nhật Bản nên đảm bảo duy trì khoảng cách an toàn với những người bị nhiễm bệnh, luôn đeo khẩu trang phòng cúm và mang theo cồn để rửa tay thường xuyên.
STSS là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng do vi khuẩn streptococcus nhóm A (strep) gây ra. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hoặc thậm chí là đau họng. Vi khuẩn có thể lây nhiễm chỉ qua chạm vào nước bọt, chất nhầy hoặc chất dịch khác từ người bị nhiễm bệnh hoặc chạm vào vết thương bị nhiễm trùng. Vi khuẩn tạo ra độc tố có thể lây lan khắp cơ thể và gây ra phản ứng viêm nặng, làm tổn thương các mô và có khả năng dẫn đến suy nội tạng. |
Tin liên quan

Thông tin về các ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
13:56 | 04/04/2025 Thế giới

Dự báo thời tiết ngày 4/4/2025: Hà Nội không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ
05:05 | 04/04/2025 Môi trường xanh

Viên uống bổ tinh trùng được tin dùng để cải thiện khả năng sinh sản nam giới
15:54 | 03/04/2025 Tin tức
Cùng chuyên mục

Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
09:35 | 01/04/2025 Thế giới

L'Oreal thu hồi sản phẩm trị mụn do chứa chất gây ung thư
22:09 | 12/03/2025 Thế giới

WHO kêu gọi dán nhãn cảnh báo ung thư trên đồ uống có cồn
20:31 | 15/02/2025 Thế giới

Bộ Y tế thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản
20:21 | 05/02/2025 Sức khỏe

Căn bệnh khiến nữ diễn viên Từ Hy Viên tử vong nguy hiểm thế nào?
10:49 | 04/02/2025 Thế giới

Phát hiện cây hương nhu chứa chất ức chế sự phát triển của virus SARS-CoV-2
22:08 | 23/12/2024 Thế giới
Các tin khác

WHO kêu gọi nâng cao cảnh giác với dịch H5N1
10:26 | 29/11/2024 Thế giới

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
11:30 | 20/11/2024 Thế giới

Canada phê duyệt vaccine phòng ngừa virus hợp bào hô hấp cho người cao tuổi
10:35 | 12/11/2024 Thế giới

WHO phân bổ vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho 9 quốc gia châu Phi
22:30 | 07/11/2024 Thế giới

Hành tây có thể là nguyên nhân gây bùng phát vi khuẩn E.coli tại Mỹ
11:22 | 31/10/2024 Thế giới

Thuốc điều trị tiểu đường dạng uống giúp giảm 14% nguy cơ liên quan đến tim mạch
14:23 | 29/10/2024 Thế giới

Nga thử nghiệm giai đoạn đầu thuốc chống ung thư vú
16:50 | 25/10/2024 Thế giới

Mỹ khuyến nghị tăng mũi vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm dễ bị tổn thương
11:06 | 25/10/2024 Thế giới

Dịch bệnh đậu mùa khỉ bùng phát ở 15 nước châu Phi
20:50 | 13/10/2024 Thế giới

Anh nghiên cứu, phát triển vaccine phòng ung thư buồng trứng
22:01 | 08/10/2024 Thế giới

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
5 ngày trước Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như
25-03-2025 15:59 Hoạt động hội

Đồng Nai: Chương trình "Thầy thuốc quê hương một tấm lòng" tư vấn sức khỏe, khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân tại xã Nam Cát Tiên
25-03-2025 15:14 Hoạt động hội