Những cách xử lý nước sinh hoạt trong mùa mưa lũ

Để có nguồn nước sinh hoạt an toàn sau mưa lũ, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra, người dân cần lưu ý các biện pháp làm sạch nước.
Phòng, chống bệnh dịch sau bão

Sau mưa lũ, tại những vùng bị thiên tai lũ lụt, nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác động vật chết… lẫn vào nước nước sông, suối, ao hồ. Tại các khu vực bị ngập nước, các nguồn nước, công trình cấp, thoát nước, công trình vệ sinh bị phá hủy khiến tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt càng trở nên nghiêm trọng.

Nguồn nước nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát, dẫn đến lan truyền mầm bệnh. Các bệnh dễ mắc phải như bệnh về da (mẩn ngứa, mụn nhọt, nấm chân tay, nước ăn chân, ghẻ lở, viêm da, viêm nang lông…), các bệnh về đường ruột và đường tiêu hóa (tiêu chảy, tả, thương hàn), các bệnh về mắt (đau mắt đỏ, mắt hột), bệnh phụ khoa do tắm nước bẩn… Để có nguồn nước sinh hoạt an toàn sau mưa lũ, bảo đảm sức khỏe và phòng tránh các dịch bệnh xảy ra có thể sử dụng các biện pháp làm sạch nước dưới đây.

Những cách xử lý nước sinh hoạt trong mùa mưa lũ
Sau mưa lũ, tình trạng thiếu nước sạch càng trở nên nghiêm trọng. Ảnh minh họa.

Xử lý nước sinh hoạt trong mùa mưa lũ

Bước 1: Làm trong nước

Có nhiều cách làm trong nước, đơn giản nhất là dùng phèn chua hoặc lọc bằng vải sạch.

- Làm trong bằng phèn chua: Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua (một miếng bằng khoảng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước. Múc một gáo nước, hoà lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong cho tan hết, cho vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.

- Nếu không có phèn chua thì có thể dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong (chú ý vải lọc bằng cốt tông để lọc nước đi qua được, cần thay vải khi thấy cặn trên vải lọc nhiều).

Lưu ý: Trong trường hợp phải sử dụng nguồn nước bề mặt quá đục hoặc nhiều phù sa cần lọc bỏ bớt phù sa bằng các lớp vải màn trước khi làm trong nước.

Bước 2: Khử trùng nước

Sau khi nước đã được làm trong cần tiến hành khử trùng nước. Có thể khử trùng nước bằng hóa chất hoặc đun sôi.

a) Khử trùng nước bằng hóa chất:

- Đối với hộ gia đình: Thường khử trùng nước bằng Cloramin B. Cloramin B được đóng gói dưới dạng viên với nhiều hàm lượng khác nhau. Hiện nay phổ biến nhất là viên Cloramin B 0,25g hoặc viên Aquatabs 67mg rất tiện lợi cho khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ. Một viên Cloramin B 0,25g có thể khử trùng được 25 lít nước, một viên Aquatabs 67mg có thể khử trùng được 20 lít nước trong.

- Đối với nguồn nước cấp cho tập thể hoặc nhiều hộ gia đình sử dụng: Khử trùng bằng hoá chất bột (thường là Cloramin B loại 27% clo hoạt tính, Clorua vôi) và phải do cán bộ y tế chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.

Cách khử trùng:

- Viên Cloramine B 0,25g:

Cho 1 viên Cloramin B 0,25g vào thùng đựng 25 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp, chờ 30 phút sau có thể sử dụng làm nước sinh hoạt được.

- Viên Aquatab 67mg:

Cho 1 viên Aquatabs 67mg vào thùng đựng 20 lít nước đã được làm trong, khuấy đều, đậy nắp chờ 30 phút có thể sử dụng được.

- Khử trùng bằng hóa chất bột: Thường được sử dụng khử trùng lượng nước cấp lớn. Lượng bột cần dùng được tính toán trên cơ sở nồng độ yêu cầu là 10mg Cloramine hoạt tính trong l lít nước.

Đối với bột Cloramine B 27%, để khử trùng khoảng 300 lít nước cần tiến hành như sau: Hòa tan 3g bột Cloramine B 27% (tương đương 1/3 thìa canh) vào một gáo nước rồi đổ vào bể hoặc thùng chứa 300 lít nước đã được làm trong, trộn đều, đậy nắp chờ 30 phút là có thể dùng được.

Lưu ý:

- Nước đã được khử trùng có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tuy nhiên nước này vẫn phải đun sôi rồi mới uống trực tiếp được.

- Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn làm mất tác dụng khử trùng của Clo.

- Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.

- Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì mở nắp, chờ thêm nửa giờ hoặc một giờ nữa cho bớt mùi nồng.

b) Đun sôi nước

- Chỉ sử dụng nước để uống trực tiếp sau khi đã đun sôi.

- Nước sau khi đun sôi không được để quá lâu, nên thường xuyên đun nước mới hàng ngày để uống.

- Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ ăn uống nước đã đun sôi kỹ, không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.

c) Sử dụng các thiết bị lọc nước

Ngoài các biện pháp xử lý nước như trên, hộ gia đình có thể sử dụng thêm thiết bị lọc để xử lý nước. Hiệu quả lọc nước của thiết bị phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, công nghệ lọc, tình trạng và chất lượng của thiết bị lọc, thời gian sử dụng… Hiện nay có nhiều loại thiết bị lọc nước của nhiều hãng với các loại công nghệ khác nhau. Nên sử dụng những thiết bị đã được kiểm định, cấp phép của các cơ quan chức năng, đồng thời tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả lọc nước.

Lưu ý: Nước đầu vào của các thiết bị lọc nước phải là nước đã được làm trong, không dùng trực tiếp nước bề mặt từ ao hồ, sông suối, kênh rạch… để tránh bít tắc thiết bị lọc.

Những cách xử lý nước sinh hoạt trong mùa mưa lũ
Xử lý, làm sạch nước sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe, phòng chống bệnh truyền nhiễm. Ảnh minh họa.

Xử lý nguồn nước sau lũ lụt

a) Đối với giếng khơi: Tiến hành theo 3 bước:

Bước 1: Thau rửa giếng

- Làm vệ sinh thành và nền giếng, khơi thông nước ngập lụt quanh giếng.

- Trước khi làm trong và khử trùng nước, phải thau vét giếng, lấy hết bùn, rửa thành giếng.

Bước 2: Biện pháp làm trong nước

- Dùng phèn chua liều lượng 50gam/1m3 nước, nếu độ đục nhiều thì tăng lượng phèn chua nhưng tối đa 100gam/1m3.

- Tán nhỏ, hoà tan hết phèn chua trong chậu.

- Cho nước phèn chua vào gàu múc nước thả mạnh xuống giếng rồi kéo gàu lên xuống khoảng 10 lần và đợi 30 phút sau mới thực hiện bước khử trùng nước.

Bước 3: Khử trùng nước giếng

- Ước lượng nước trong giếng khoảng bao nhiêu m3 (1 bi tương đương 1m3) cứ 1m3 hoà tan 10 - 20gam Chloramine B tương đương 1 đến 2 thìa canh (tuỳ thuộc vào độ đục của nước).

- Múc một gàu nước.

- Hoà lượng hoá chất nói trên vào nước, phải khuấy đều cho tan hết hoá chất.

- Thả mạnh gàu xuống giếng, kéo gàu lên xuống khoảng 10 lần.

- Sau 30 phút múc nước lên ngửi có mùi Clo là dùng được. Nếu không ngửi thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột Chloramine B quấy đều rồi cho vào giếng đến khi nào nước có mùi Chlo mới đảm bảo.

- Dùng nước giếng này tưới lên thành giếng để khử trùng

- Sau 30 phút mới sử dụng nước (để phải đảm bảo lượng Clo dư (0,3 - 0,5mg/lít)).

(Nếu lỡ cho quá nhiều choloramine B thì đợi đến khi nào bay hết mùi clo mới sử dụng).

Lưu ý:

- Không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn.

- Sau khi khử trùng nếu ngửi có mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.

- Nước sau khi đã làm trong, khử trùng vẫn phải đun sôi mới uống được.

b) Đối với giếng khoan

- Tháo dây cao su và ni lông bịt miệng giếng khoan.

- Cọ rửa vòi, cần và nền giếng khoan.

- Khơi thông cống rãnh quanh giếng.

- Bơm hết nước đục, sau đó bơm liên tiếp 15 phút nữa bỏ nước đi sau đó mới sử dụng.

L.A
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Quảng Bình: Nhiều trẻ em gái tự tin phát triển bản thân hơn nhờ dự án “Thế hệ trẻ làm chủ tương lai”

Quảng Bình: Nhiều trẻ em gái tự tin phát triển bản thân hơn nhờ dự án “Thế hệ trẻ làm chủ tương lai”

Dự án “Thế hệ trẻ làm chủ tương lai” do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình (Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ Trẻ em quốc tế (Save the Children International - SCI) đã được khởi động từ tháng 8/2024 với đối tượng trọng tâm là trẻ em gái. Dự án đã giúp các em nâng cao nhận thức, tự tin hơn trong việc phát triển bản thân, làm chủ tương lai.
Khai trương Phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến tại Bắc Ninh

Khai trương Phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến tại Bắc Ninh

Bệnh viện Da liễu tỉnh Bắc Ninh vừa tổ chức lễ khai trương Phòng khám chuyên đề bệnh vảy nến nhằm nâng cao hiệu quả khám và điều trị căn bệnh đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây.
Hà Nội: Khánh thành Bệnh viện Nhi quy mô 200 giường bệnh

Hà Nội: Khánh thành Bệnh viện Nhi quy mô 200 giường bệnh

Ngày 9/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ khánh thành và gắn biển công trình Bệnh viện Nhi Hà Nội chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Cùng chuyên mục

Thị xã Buôn Hồ ghi nhận ổ dịch thuỷ đậu tại trường Mẫu giáo trên địa bàn.

Thị xã Buôn Hồ ghi nhận ổ dịch thuỷ đậu tại trường Mẫu giáo trên địa bàn.

SKV- Ngày 9/10, theo báo cáo của Trung tâm Y tế thị xã Buôn Hồ, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một ổ dịch thủy đậu tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.
Thực hiện thành công 2 ca ghép tủy đồng loại cho bệnh nhi

Thực hiện thành công 2 ca ghép tủy đồng loại cho bệnh nhi

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại cho bệnh nhân tan máu bẩm sinh đầu tiên ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Trung tâm Y tế thành phố Buôn Ma Thuột: Triển khai đồng loạt tiêm vắc xin Sởi – Rubella cho trẻ.

Trung tâm Y tế thành phố Buôn Ma Thuột: Triển khai đồng loạt tiêm vắc xin Sởi – Rubella cho trẻ.

SKV- Nhằm tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh Sởi - Rubella trong cộng đồng, từ ngày 1 đến ngày 4/10 vừa qua, Trung tâm Y tế thành phố Buôn Ma Thuột triển khai đồng loạt tiêm tiêm vắc xin Sởi- Rubella tại 21 xã, phường cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi chưa tiêm đủ 2 liều vắc xin Sởi, Sởi-Rubella và nhân viên y tế, cộng tác viên y tế có nguy cơ cao tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh nhân Sởi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin. Qua đợt triển khai tiêm vắc xin ngành y tế nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía người dân.
Thực hiện thành công ca ghép đồng thời tim - gan lần đầu tiên tại Việt Nam

Thực hiện thành công ca ghép đồng thời tim - gan lần đầu tiên tại Việt Nam

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa thực hiện thành công ca ghép đồng thời tim - gan cho cùng một bệnh nhân. Đây là ca ghép đồng thời tim-gan lần đầu tiên được thực hiện thành công tại Việt Nam.
TP HCM: Tình hình bệnh hô hấp ở trẻ em vẫn trong tầm kiểm soát

TP HCM: Tình hình bệnh hô hấp ở trẻ em vẫn trong tầm kiểm soát

Theo thông tin từ Sở Y tế TP HCM, tình hình gia tăng số ca bệnh hô hấp ở trẻ em trong thời điểm hiện nay không phải là một “bệnh hô hấp mới”. Nguyên nhân chính là các siêu vi thông thường như Rhinovirus, virus hợp bào hô ghấp (RSV), Adeno, cúm mùa… thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa.
Kon Tum: Nâng cao hiệu quả kết nối các cơ sở cung ứng thuốc

Kon Tum: Nâng cao hiệu quả kết nối các cơ sở cung ứng thuốc

SKV - Bà Y Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum vừa ký Công văn số 3565/UBND-KGVX gửi Sở Y tế và UBND các huyện, thành phố về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 23/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về kết nối cơ sở cung ứng thuốc.

Các tin khác

Gia đình tự ý cho uống 11 loại thuốc để chữa ho, trẻ bị sốc phản vệ

Gia đình tự ý cho uống 11 loại thuốc để chữa ho, trẻ bị sốc phản vệ

Trẻ được chẩn đoán phản vệ độ 2 nghi do dị ứng thuốc, trong đó có thuốc kháng sinh, long đờm, chống viêm, chống dị ứng và một số thuốc viên không có tem mác.
Những thức uống giúp tăng cường hệ miễn dịch thời điểm giao mùa

Những thức uống giúp tăng cường hệ miễn dịch thời điểm giao mùa

Thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường làm tiêu hao năng lượng nhanh và giảm khả năng thích nghi của con người với môi trường sống. Để nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, hãy lưu ý bổ sung các loại vitamin và thực phẩm bổ dưỡng và tham khảo một số loại đồ uống sau đây.
[Infographic] 6 lợi ích của việc uống trà mỗi ngày

[Infographic] 6 lợi ích của việc uống trà mỗi ngày

Uống trà điều độ và đúng cách sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Dưới đây là những tác dụng của việc uống trà đối với sức khỏe.
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị giao ban công tác xây dựng Đảng 9 tháng đầu năm 2024.

Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị giao ban công tác xây dựng Đảng 9 tháng đầu năm 2024.

SKV - Chiều ngày 03/10/2024 vừa qua, Đảng ủy Sở Y tế (Cụm trưởng cụm số II) đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác xây dựng Đảng 9 tháng đầu năm 2024, nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý IV năm 2024 của các tổ chức cơ sở Đảng cụm số II.
Nghiện mạng xã hội gây các tác động tiêu cực tới sức khỏe tâm thần

Nghiện mạng xã hội gây các tác động tiêu cực tới sức khỏe tâm thần

Mới đây, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng (Trường đại học Y Hà Nội) phối hợp Sáng kiến Z&Alpha tổ chức hội thảo với chủ đề: "Mạng xã hội và tới sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên tại Việt Nam".
Những lưu ý khi ăn quả hồng

Những lưu ý khi ăn quả hồng

Hồng là một loại quả đặc trưng của mùa thu. Quả hồng chín thơm ngon giàu vitamin, có nhiều lợi ích với sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều khi ăn loại quả này để tránh những tác hại với cơ thể.
[E-Magazine] Quả lựu - "Kho dinh dưỡng" tuyệt vời từ thiên nhiên

[E-Magazine] Quả lựu - "Kho dinh dưỡng" tuyệt vời từ thiên nhiên

Quả lựu có vị ngọt, thơm và chứa nhiều hợp chất từ thực vật rất tốt cho sức khỏe. Chúng có nhiều lợi ích khác nhau và có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, ung thư, viêm khớp...
Cảnh báo bệnh xoắn khuẩn vàng da sau mưa lũ

Cảnh báo bệnh xoắn khuẩn vàng da sau mưa lũ

Sau đợt mưa lũ lịch sử do bão Yagi gây ra tại các tỉnh miền Bắc, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nhiều ca mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da.
TP HCM: Tỷ lệ bao phủ 2 mũi tiêm vaccine sởi đạt mức an toàn

TP HCM: Tỷ lệ bao phủ 2 mũi tiêm vaccine sởi đạt mức an toàn

Ngày 30/9/2024, TP HCM đã cơ bản hoàn thành mục tiêu của chiến dịch tiêm vaccine sởi.
Ngày Dinh dưỡng Cộng đồng Việt Nam: Cung cấp những kiến thức cần thiết về dinh dưỡng

Ngày Dinh dưỡng Cộng đồng Việt Nam: Cung cấp những kiến thức cần thiết về dinh dưỡng

Sự kiện hướng đến mục tiêu cung cấp cho người tham gia những kiến thức cần thiết về dinh dưỡng và vai trò quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe và hạnh phúc, đồng thời khuyến khích mọi người thực hành các thói quen sống năng động lành mạnh.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Sáng ngày 29/09, Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức kỳ họp thứ VI nhằm thảo luận và triển khai các kế hoạch quan trọng về công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn trong lĩnh vực y tế và tổ chức biểu dương thầy thuốc nam tiêu biểu lần thứ 2. Cuộc họp diễn ra với sự tham dự của các ủy viên thường vụ Hội hướng đến nâng cao chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái

Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái

Trong thời gian qua, miền Bắc Việt Nam đã phải đối mặt với cơn bão YAGI lịch sử để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người dân, đặc biệt là tại tỉnh Yên Bái. Cơn bão số 3 không chỉ mang đến những thiệt hại nặng nề về người và tài sản, mà còn đánh thức lòng trắc ẩn và tinh thần tương thân, tương ái của mỗi người trong chúng ta. Hàng triệu trái tim từ mọi miền đất nước đã cùng chung nhịp đập hướng về miền Bắc, cảm thông và sẻ chia với những khó khăn, đau thương mà người dân nơi đây đã và đang phải trải qua.
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024

Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024

SKV - Nhân dịp Tết Trung thu, Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ phối hợp cùng Ban Thường vụ Huyện Đoàn Tân Trụ (tỉnh Long An) tặng 1000 phần quà Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029

Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029

SKV - Sáng 10/9, tại TP Biên Hoà (Đồng Nai), Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029.
Phiên bản di động