Phát hiện mới: Vi khuẩn khoang miệng có thể tiêu diệt khối u ung thư

Các nhà khoa học đã phát hiện một loại vi khuẩn phổ biến trong khoang miệng có thể tiêu diệt một số loại ung thư.
Australia phát triển mô hình AI giúp điều trị ung thư Mỹ: Tìm ra công tắc khiến tế bào ung thư tự hủy diệt

Các nhà nghiên cứu tại Đại học King’s College London (Anh) cho biết họ đã phát hiện vi khuẩn fusobacterium - thường tồn tại trong khoang miệng con người - dường như có khả năng tiêu diệt một số loại ung thư.

Theo nghiên cứu, những người mắc bệnh ung thư đầu và cổ có loại vi khuẩn này đã đạt kết quả điều trị tốt hơn nhiều.

Các nhà nghiên cứu hiện đang tìm hiểu cơ chế sinh học chính xác đằng sau mối liên hệ này.

Phát hiện mới: Vi khuẩn khoang miệng có thể tiêu diệt khối u ung thư
Những người mắc bệnh ung thư đầu và cổ có loại vi khuẩn fusobacterium đã đạt kết quả điều trị tốt hơn nhiều. Ảnh: Metro. https://suckhoeviet.org.vn/

Ông Miguel Reis Ferreira, tác giả của nghiên cứu, chia sẻ: "Chúng tôi thấy rằng ở các bệnh nhân ung thư đầu và cổ có những loại vi khuẩn này, họ có kết quả điều trị tốt hơn nhiều. Một điều khác mà chúng tôi phát hiện ra là trong nuôi cấy tế bào, loại vi khuẩn này có khả năng tiêu diệt khối u".

Các nhà khoa học đã sử dụng mô hình để giúp xác định loại vi khuẩn nào có thể được quan tâm để nghiên cứu thêm. Sau đó, họ xem xét tác động của vi khuẩn lên các tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm và tiến hành phân tích dữ liệu trên 155 bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ để có thông tin về khối u và gửi đến cơ sở dữ liệu Cancer Genome Atlas.

Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đưa một lượng vi khuẩn vào đĩa petri và để chúng ở đó vài ngày. Khi quay lại để kiểm tra tác động của vi khuẩn đối với bệnh ung thư, họ thấy rằng bệnh ung thư đã gần như biến mất. Họ phát hiện thấy có tỷ lệ giảm 70 - 99% số lượng tế bào ung thư vùng đầu cổ sau khi bị nhiễm vi khuẩn fusobacterium.

Phân tích dữ liệu bệnh nhân cho thấy những người có vi khuẩn fusobacterium trong bệnh ung thư đầu cổ có tỷ lệ sống sót cao hơn so với những người không có vi khuẩn này.

Ung thư vùng đầu cổ thường bắt nguồn từ lớp phủ trên bề mặt bên trong của vùng đầu cổ. Thuật ngữ chuyên môn gọi là niêm mạc vùng miệng, mũi, hầu, họng và thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào gai. Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện này có thể giúp xây dựng phác đồ điều trị cho những bệnh nhân ung thư đầu cổ, bao gồm ung thư miệng, họng, thanh quản, mũi và xoang…

Các chuyên gia cho biết đã có rất ít tiến bộ trong điều trị ung thư vùng đầu cổ trong 20 năm qua, vì vậy họ hy vọng phát hiện này có thể đưa đến các phương pháp điều trị mới trong tương lai.

L.Anh (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

La Nina sắp xuất hiện, mưa lũ sẽ diễn biến phức tạp hơn

La Nina sắp xuất hiện, mưa lũ sẽ diễn biến phức tạp hơn

Hiện tượng La Nina dự báo sẽ xuất hiện vào mùa thu, gây ra mưa lũ, bão nhiều hơn cho Việt Nam trong các tháng cuối năm 2024.
Doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

Doanh nghiệp bán lẻ chung tay tiêu thụ sản phẩm OCOP

Tiếp theo chuỗi hoạt động diễn ra tại Hà Nội, mới đây, tại Thái Bình, Chương trình Hành trình OCOP đã tổ chức sự kiện xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị tại Hà Nội.
Bắc Giang: Xử phạt hai cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp

Bắc Giang: Xử phạt hai cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp

Mới đây, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Sở Y tế tỉnh kiểm tra và xử phạt hai cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

Cùng chuyên mục

Ca cấy ghép "trái tim bằng titan" đầu tiên trên thế giới

Ca cấy ghép "trái tim bằng titan" đầu tiên trên thế giới

Một bệnh nhân tại Mỹ mắc bệnh suy tim giai đoạn cuối đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được cấy tim nhân tạo làm bằng vật liệu titan.

Các tin khác

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh Alzheimer chính xác hơn

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh Alzheimer chính xác hơn

Một nghiên cứu công bố hôm qua trên tạp chí y học JAMA (Mỹ) cho thấy, xét nghiệm máu có thể chẩn đoán chính xác bệnh Alzheimer lên tới 90%.
WHO hỗ trợ phát triển vaccine phòng bệnh cúm gia cầm ở người

WHO hỗ trợ phát triển vaccine phòng bệnh cúm gia cầm ở người

Ngày 29/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dự án đẩy nhanh quá trình phát triển vaccine sử dụng công nghệ tiên tiến mRNA trong phòng bệnh cúm gia cầm ở người.
Các bệnh viện tại Anh khan hiếm máu dự trữ

Các bệnh viện tại Anh khan hiếm máu dự trữ

Nhiều bệnh viện lớn tại London (Anh) đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn máu dự trữ.
Singapore: Số ca sốt xuất huyết tăng vọt

Singapore: Số ca sốt xuất huyết tăng vọt

Theo số liệu từ Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (NEA), quốc đảo này đã ghi nhận 267 ca mắc sốt xuất huyết từ ngày 14 - 22/7.
Ấn Độ: Nhiều người tử vong do virus viêm não hiếm gặp

Ấn Độ: Nhiều người tử vong do virus viêm não hiếm gặp

Ít nhất 16 trường hợp tử vong do virus Chandipura hiếm gặp đã được ghi nhận ở bang Gujarat, phía Tây Ấn Độ.
Singapore phê duyệt sử dụng vaccine phòng RSV

Singapore phê duyệt sử dụng vaccine phòng RSV

Người dân Singapore từ 60 tuổi trở lên hiện có thể tiêm vaccine phòng virus hợp bào hô hấp (RSV) gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Thêm hy vọng về khả năng chữa khỏi bệnh HIV/AIDS

Thêm hy vọng về khả năng chữa khỏi bệnh HIV/AIDS

Các nhà nghiên cứu cho biết gần 6 năm sau, virus HIV không còn tồn tại trong máu của bệnh nhân và cũng không còn dấu hiệu của bệnh bạch cầu.
Uống cà phê giúp giảm nguy cơ tử vong do ít vận động

Uống cà phê giúp giảm nguy cơ tử vong do ít vận động

Nghiên cứu mới được công bố gần đây trên tạp chí BMC Public Health gợi ý rằng uống cà phê có thể giúp loại bỏ một số tác hại của lối sống ít vận động.
Số ca COVID-19 trên thế giới tăng trở lại

Số ca COVID-19 trên thế giới tăng trở lại

Các ca nhiễm COVID-19 đang tiếp tục tăng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ và Australia, đồng thời xuất hiện nhiều biến thể mới của virus Corona.
Belarus phê duyệt vaccine điều trị ung thư phổi của Cuba

Belarus phê duyệt vaccine điều trị ung thư phổi của Cuba

Ngày 14/7, Bộ Y tế Belarus đã chính thức cấp giấy phép cho vaccine Cimavax của Cuba. Đây là vaccine chữa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới được cấp bằng sáng chế và đăng ký chính thức.
Xem thêm
Chi hội Nam y Tiền Giang sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024

Chi hội Nam y Tiền Giang sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng phát triển 6 tháng cuối năm 2024

Ngày 28/7, Chi Hội Nam y Tiền Giang đã tổ chức buổi họp sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm 2024.
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Phiên bản di động