Phòng chống bệnh bạch hầu như thế nào?

Theo chuyên gia y tế, với bệnh bạch hầu có thể dự phòng bằng vaccine, bảo vệ tránh lây nhiễm bằng việc cách ly cá nhân, tăng cường tiêm chủng vaccine.
[Infographic] Những điều cần biết về bệnh bạch hầu Chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Thời gian ủ bệnh bạch hầu thường từ 2 đến 5 ngày hoặc có thể lâu hơn. Thời kỳ lây truyền bệnh thường không cố định, có thể kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít nhất là trên 4 tuần.

Phòng chống bệnh bạch hầu như thế nào?
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Ảnh: IT/ https://suckhoeviet.org.vn/

Tình hình bệnh bạch hầu ở Việt Nam

Bệnh bạch hầu là bệnh có vaccine phòng bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Những năm gần đây, số ca mắc bệnh bạch hầu ở nước ta giảm nhiều lần so với trước khi bắt đầu triển khai tiêm chủng mở rộng, từ gần 3.500 trường hợp mắc năm 1983 xuống còn khoảng từ 10 đến 50 trường hợp mắc/năm (trong vòng 15 năm trong giai đoạn từ 2004-2019).

Bệnh bạch hầu đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vaccine phòng bệnh và thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, không tiêm đủ mũi hoặc không được tiêm nhắc lại.

Năm 2020, số ca mắc bệnh bạch hầu có gia tăng ở nước ta, ghi nhận 226 trường hợp mắc, chủ yếu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi và Quảng Trị) và giảm trong các năm 2021 (có 6 trường hợp mắc) và năm 2022 (có 2 trường hợp mắc).

Năm 2023, cả nước ghi nhận 57 trường hợp mắc bệnh bạch hầu (có kết quả xét nghiệm PCR dương tính và nuôi cấy) tại 3 tỉnh: Hà Giang, Điện Biên và Thái Nguyên. Số mắc tập trung vào 5 tháng cuối năm (55 trường hợp mắc), trong đó 7 trường hợp tử vong.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 5 trường hợp mắc, trong đó 1 trường hợp tử vong.

Cụ thể, tỉnh Hà Giang ghi nhận 3 trường hợp mắc bệnh bạch hầu trong các tháng 1, 2 và 4/2024, tại các ổ dịch cũ (tại các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh).

Tỉnh Nghệ An ghi nhận 1 trường hợp mắc và tử vong (tháng 6/2024) tại huyện Kỳ Sơn.

Tỉnh Bắc Giang ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh (tháng 7/2024) tại huyện Hiệp Hòa, có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong của tỉnh Nghệ An.

Lý giải về việc gần đây Việt Nam lẻ tẻ ghi nhận các ổ dịch bạch hầu sau thời gian dài ít xuất hiện, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng: “Bệnh bạch hầu vẫn có mầm bệnh trong cộng đồng, nhưng do những năm trước kia, tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh cao, kể cả khu vực miền núi. Tuy nhiên mấy năm gần đây, nhất là giai đoạn dịch COVID-19, giai đoạn thiếu hụt vaccine phòng bệnh khiến tỷ lệ giảm xuống, người dân cũng không đi tiêm chủng được trong giai đoạn dịch bệnh… Đặc biệt, gần đây, nhiều gia đình cũng lơ là việc tiêm chủng cho trẻ, thậm chí có những xu hướng không tiêm chủng cho trẻ; vì vậy mầm bệnh lây ra sẽ dễ bùng phát. Vì vậy đã có những ổ dịch xảy ra như vừa qua, rải rác tại các địa phương”.

Phòng chống bệnh bạch hầu như thế nào?
Vaccine phòng bạch hầu được khuyến cáo tiêm ngừa cho tất cả trẻ nhỏ. https://suckhoeviet.org.vn/

Phòng bệnh bằng vaccine, cách ly

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần đưa trẻ đi tiêm các vaccine đầy đủ, đúng lịch, để đảm bảo miễn dịch phòng bệnh cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng. Trong trường hợp hoãn tiêm thì cần tham gia tiêm chủng sau đó sớm nhất có thể.

Đặc biệt, vaccine phòng bệnh bạch hầu có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể tránh nhiễm bệnh và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong quần thể dân số nói chung. Do đó, trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ vaccine (Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván, DPT) theo chương trình tiêm chủng. Người lớn nên tiêm nhắc lại vaccine bạch hầu mỗi 10 năm để củng cố khả năng miễn dịch của cơ thể.

Người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Đồng thời đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Ở những nơi có ca bệnh, tất cả người bệnh nghi bạch hầu cần phải được vào viện để cách ly, theo dõi, chẩn đoán và điều trị. Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của người bệnh phải được tẩy uế và sát khuẩn. Thực hiện rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Với người tiếp xúc với bệnh nhân bạch hầu cần được sử dụng kháng sinh dự phòng.

L.Anh (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Khoai lang - Loại thực phẩm quen thuộc với nhiều lợi ích sức khỏe

Khoai lang - Loại thực phẩm quen thuộc với nhiều lợi ích sức khỏe

Khoai lang là thực phẩm quen thuộc của người Việt. Từ khoai lang có thể chế biến rất nhiều món ăn bổ dưỡng, thơm ngon. Bên cạnh đó, khoai lang còn có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Cùng chuyên mục

[Infographic] 6 nhóm thực phẩm chứa nhiều Kali

[Infographic] 6 nhóm thực phẩm chứa nhiều Kali

Kali là một trong những loại khoáng chất chiếm tỉ lệ lớn trong cơ thể người. Để hạn chế tình trạng thiếu hụt Kali, ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể bổ sung loại khoáng chất này thông qua một số nhóm thực phẩm sau.
Đắk Lắk: Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè

Đắk Lắk: Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè

SKV - Bà H`Yim Kđoh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ký Công văn số 6226/UBND-KGVX gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2024.
Cảnh báo tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ

Cảnh báo tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ

Ghi nhận tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai, trong mấy tháng qua, mỗi tuần, số bệnh nhân nhi ở lứa tuổi trung học cơ sở và chuyển lên phổ thông trung học nhập viện vì xuất huyết dạ dày ngày một tăng.
Một số lưu ý trong chế độ ăn cho người bệnh gout

Một số lưu ý trong chế độ ăn cho người bệnh gout

Để đảm bảo hạn chế được tối đa biến chứng do bệnh gout gây ra thì chế độ ăn cho người bị gout cần có đủ năng lượng, đồng thời có các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh.
[E-Magazine] Bạc hà - Thảo mộc "đa năng"

[E-Magazine] Bạc hà - Thảo mộc "đa năng"

Bạc hà là loại thảo mộc được sử dụng rất nhiều để làm rau sống, gia vị trong món ăn và đồ uống. Với hương vị thanh mát, cay nhẹ và mùi hương dễ chịu, bạc hà được rất nhiều người ưa thích. Không những vậy, bạc hà còn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Top thực phẩm giúp đẩy lùi căng thẳng, lo âu

Top thực phẩm giúp đẩy lùi căng thẳng, lo âu

Trong cuộc sống hiện tại nhiều lo toan bộn bề, hầu hết chúng ta ai cũng từng đối mặt với stress. Có nhiều cách khác nhau để giảm stress hiệu quả, trong đó sử dụng một số loại thực phẩm bổ dưỡng là phương pháp hiệu quả, lại có thêm những lợi ích khác với sức khỏe.

Các tin khác

Phòng và kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà trong cơ sở khám, chữa bệnh

Phòng và kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà trong cơ sở khám, chữa bệnh

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trung ương, y tế các ngành cùng các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế và trường đại học tăng cường phòng, kiểm soát lây nhiễm sởi, ho gà trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tìm hiểu những lợi ích sức khỏe của hồng trà

Tìm hiểu những lợi ích sức khỏe của hồng trà

Hồng trà rất giàu chất chống oxy hóa có thể cung cấp các lợi ích bao gồm cải thiện sức khỏe tim và ruột, giảm cholesterol LDL có hại, huyết áp và lượng đường trong máu... Hồng trà là một trong những thức uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới chỉ sau nước lọc.
Lâm Đồng: Chủ động phòng chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh

Lâm Đồng: Chủ động phòng chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh

SKV - Ngày 11/7/2024, ông Trịnh Văn Quyết - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng đã ký Công văn số 2102/SYT-NVY gửi các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc ngành Y tế; Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng về việc chủ động phòng chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh.
Giải pháp cải thiện sức khoẻ cho bệnh nhân ung thư

Giải pháp cải thiện sức khoẻ cho bệnh nhân ung thư

Nhằm giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về vai trò của khoa học trong việc cải thiện sức khỏe, nhóm các nhà khoa học của Viện Ung thư quốc gia (Bệnh viện K) đã xây dựng đề án nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu bào chế thực phẩm chức năng Fucolen hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư” và ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu khoa học qua sản phẩm bảo vệ sức khỏe K1Fucoidan.
Bộ Y tế: Khẩn trương tập huấn nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu

Bộ Y tế: Khẩn trương tập huấn nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu

Trước tình hình bệnh dịch bạch hầu diễn biến phức tạp, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) yêu cầu các đơn vị khẩn trương tập huấn nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu nhằm phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ để cách ly, điều trị sớm.
Các loại thực phẩm là "món ăn yêu thích" của tế bào ung thư

Các loại thực phẩm là "món ăn yêu thích" của tế bào ung thư

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 30% các loại bệnh ung thư đến từ chế độ dinh dưỡng, lối sống thiếu khoa học, trong đó có thói quen ăn uống các thực phẩm không lành mạnh.
Nhóm người dễ mắc bệnh bạch hầu, nên tiêm vaccine càng sớm càng tốt

Nhóm người dễ mắc bệnh bạch hầu, nên tiêm vaccine càng sớm càng tốt

Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc bạch hầu. Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
Chế độ ăn uống phù hợp cho bệnh nhân bạch hầu

Chế độ ăn uống phù hợp cho bệnh nhân bạch hầu

Một chế độ ăn uống phù hợp, đủ dinh dưỡng là rất cần thiết, giúp nâng cao chất lượng điều trị và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân bạch hầu.
[E-Magazine] Khám phá tác dụng của cây thiên lý

[E-Magazine] Khám phá tác dụng của cây thiên lý

Thiên lý là một loại cây leo có khá nhiều công dụng. Không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng, ngon miệng, thiên lý còn là một vị thuốc tự nhiên, lành tính.
Chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu

Chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu

Ngày 8/7, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) có văn bản gửi Sở Y tế Nghệ An và Sở Y tế Bắc Giang về việc chủ động tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Thành lập và Đại hội Chi hội Nam Y Dưỡng Sinh Viện: Bước khởi đầu trong nhiệm kỳ 2024-2029

Thành lập và Đại hội Chi hội Nam Y Dưỡng Sinh Viện: Bước khởi đầu trong nhiệm kỳ 2024-2029

Sáng ngày 28/06, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố quyết định thành lập Chi hội Nam Y Dưỡng Sinh Viện và Đại hội Chi hội lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029.
Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 5: Bàn và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 5: Bàn và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Ngày 20/5, tại Hà Nội, Ban Thường vụ Hội Nam y Việt Nam, nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ 5 để kiểm điểm đánh giá việc thực hiện chương trình hoạt động của Hội...
Chi hội Nam y An Giang tặng nước uống miễn phí cho bà con tỉnh Bến Tre

Chi hội Nam y An Giang tặng nước uống miễn phí cho bà con tỉnh Bến Tre

SKV - Ngày 18/5, Chi hội Nam y An Giang đã phối hợp với UBND xã Quới Điền (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) cùng các mạnh thường quân tặng nước uống miễn phí cho các hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn xã Quới Điền.
Phiên bản di động