Phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm A
Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa, do các chủng virus cúm phổ biến như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên.
Thời gian gần đây, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) ghi nhận bệnh nhân mắc cúm A tăng cao tại Hà Nội. Cụ thể, trong 2 tuần gần đây, các bệnh viện trên địa bàn Hà Nội tiếp nhận nhiều bệnh nhân đủ mọi lứa tuổi đến khám, được xét nghiệm và chẩn đoán mắc bệnh cúm A. Đây là một loại cúm mùa có biểu hiện giống với các loại cúm thông thường nhưng có biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách.
Nhiễm cúm loại A có thể nghiêm trọng và gây ra đại dịch bệnh trên diện rộng vì virus cúm A có khả năng thay đổi, phân nhóm nhanh tạo ra các chủng mới từ mùa cúm này sang mùa cúm khác. Việc tiêm phòng cúm trong quá khứ sẽ không ngăn ngừa nhiễm trùng từ một chủng mới. Một số trường hợp nhẹ hơn, cúm có thể tự khỏi mà không có triệu chứng đáng kể, các trường hợp nghiêm trọng của cúm loại A có thể đe dọa đến tính mạng.
Theo chuyên gia y tế, virus cúm A có thể lây truyền trực tiếp trong không khí thông qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt bắn kèm theo virus thoát ra ngoài có thể tiếp cận người khác và lây truyền bệnh bằng việc hít phải hoặc chạm phải đồ vật có virus.
Ngoài ra, một người có thể bị nhiễm cúm A khi sử dụng chung vật dụng sinh hoạt với người bị nhiễm bệnh hoặc vô tình tiếp xúc với các đồ dùng trong nhà sau đó đưa lên mũi, miệng; tiếp xúc với động vật có nhiễm cúm như lợn, ngựa, gia cầm; tập trung nơi đông người như trường học, công viên, nơi công sở… Các chủng virus cúm A có khả năng tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài, có thể sống lên đến 48 giờ trên các bề mặt như tay nắm cửa, bản, ghế, tủ… Virus có khả năng tồn tại trong quần áo lên đến 12 giờ, duy trì 5 phút trong lòng bàn tay.
Triệu chứng khi mắc cúm A
Bệnh cúm A ở người có triệu chứng từ nhẹ đến nặng, khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người. Các triệu chứng khi nhiễm virus cúm A có một số điểm tương đồng với khi nhiễm chủng virus cúm thường.
Nếu không được điều trị đúng cách, một số đối tượng như người già, trẻ em, người có hệ miễn dịch suy yếu sẽ dễ dàng mắc thêm các bệnh khác hoặc gặp các biến chứng nặng dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng. Biến chứng nặng nhất khi mắc bệnh cúm A là suy hô hấp, với triệu chứng khó thở, thở gấp, đờm có lẫn máu… dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy và thậm chí là tử vong.
Do đó, khi thấy sốt, đau họng, chảy mũi nước, nhất là đang ở trong vùng có dịch cúm hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán kịp thời. Theo thường quy khi nghi bị cúm A, tại phòng khám bệnh viện, người bệnh sẽ được lấy bệnh phẩm là chất ngoáy họng, nếu có điều kiện sẽ nuôi cấy xác định virus cúm, song song sẽ lấy máu người bệnh để xét nghiệm huyết thanh nhanh nhằm phát hiện kháng nguyên của virus cúm, đặc biệt là tiến hành thực hiện phản ứng sinh học phân tử như PCR hoặc RT-PCR hoặc miễn dịch huỳnh quang. Đây là những phương pháp khá chuẩn xác để xác định và phân loại virus cúm
Nguyên tắc điều trị cúm A
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho bệnh cúm A. Đa số các loại cúm A có thể khỏi sau 7 - 10 ngày nếu điều trị đúng cách. Tùy theo mức độ bệnh, bác sỹ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị cúm A tại nhà hay cần tới cơ sở y tế.
Khi điều trị tại nhà, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều nhất có thể; uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sỹ; uống nhiều nước, , uống thêm các nước hoa quả như canh, cam, dưa hấu... Ăn uống chế độ hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đồ ăn dễ tiêu hóa, hạn chế uống nước lạnh. Tắm nước ấm, mặc quần áo nhẹ, thông thoáng để giảm nhiệt độ cơ thể. Trong thời gian này, người bệnh nên hạn chế ra ngoài những nơi công cộng hoặc tiếp xúc với nhiều người, nếu có thì phải mang khẩu trang y tế.
Nếu trường hợp sau 7 ngày các triệu chứng vẫn chưa thuyên giảm, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa cúm A
Để phòng ngừa cúm A nói riêng và cúm nói chung, người dân nên thường xuyên rửa tay bằng dung dịch cồn hoặc xà bông tiệt trùng sau khi cầm nắm đồ vật hoặc đến nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc người nghi mắc cúm, tránh tập trung nơi đông người trong mùa dịch. Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc với dung dịch sát khuẩn, mở cửa sổ thông thoáng. Tăng cường sức đề kháng bằng việc tập luyện thể dục, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
Tiêm vaccine cúm đầy đủ, đúng lịch, nhất là các đối tượng có nguy cơ nhiễm cúm cao cần được tiêm phòng trước mùa dịch.
Bộ Y tế khuyến cáo, khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc cúm, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.
Tin liên quan
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 chuẩn bị diễn ra tại Hà Nội
11:29 | 10/12/2024 Tin tức
Gala Feeling flow 2024 – Nối vòng tay lớn, lan tỏa đam mê
14:28 | 10/12/2024 Tin tức
Sắp diễn ra sự kiện biểu dương tài năng, kỹ năng CNTT dành cho sinh viên quy mô quốc tế
20:48 | 09/12/2024 Tin tức
Cùng chuyên mục
Top thực phẩm nên ăn nhiều vào mùa đông
07:00 | 10/12/2024 Y tế 24h
Nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
14:04 | 09/12/2024 Sức khỏe tinh thần
Manulife mang hơn 3.000 suất khám sức khỏe miễn phí đến Hà Nội
11:31 | 09/12/2024 Sức khỏe
Cùng Morinaga Nutritional Foods Việt Nam tìm hiểu lợi ích của việc bổ sung lợi khuẩn chủ động thông qua thực phẩm bổ sung
10:58 | 09/12/2024 Sức khỏe
[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của cà rốt với sức khỏe
09:12 | 08/12/2024 SKV- Mag
Phương pháp tự nhiên giảm đường huyết hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường
11:00 | 07/12/2024 Khỏe - Đẹp
Các tin khác
HLV Yoga Vũ Thị Hồng: “Càng tập luyện, càng cuốn hút và đam mê”
06:35 | 06/12/2024 Khỏe - Đẹp
TP.HCM: Hướng tới chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030
11:15 | 04/12/2024 Sức khỏe
TP.HCM: Số ca mắc sởi tiếp tục gia tăng trong nhóm tuổi 10-14 và 6-9 tháng tuổi
11:15 | 04/12/2024 Sức khỏe
[Infographic] Lợi ích khi dùng mật ong vào buổi sáng
07:00 | 04/12/2024 Y tế 24h
Kon Tum: Tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng sâm Ngọc Linh
11:18 | 03/12/2024 Sức khỏe
Hiểu về đường dextrose: Công dụng và tác động đối với sức khỏe
09:58 | 03/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
TP.HCM có 52.695 người nhiễm HIV được quản lý
09:52 | 03/12/2024 Sức khỏe
Bác sĩ Lê Đình Hùng: Người nặng tình với Đông y Việt Nam
07:04 | 03/12/2024 Sức khỏe
5 mẹo tiết kiệm thời gian khi đi khám sức khỏe
22:08 | 02/12/2024 Sức khỏe
Bộ Y tế ban hành “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030”
15:40 | 02/12/2024 Sức khỏe
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
3 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội