Phòng và điều trị cảm lạnh theo Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, cảm lạnh thuộc chứng thương phong, các trường hợp nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày, nặng thì cần điều trị, nếu không điều trị kịp thời có thể gây chuyển biến xấu và phức tạp. Nguyên nhân gây cảm lạnh là do cơ thể suy yếu khiến phong hàn, phong nhiệt xâm nhập gây bệnh.
Trị lạnh tay, chân theo phương pháp Y học cổ truyền Trị lạnh tay, chân theo phương pháp Y học cổ truyền
Trúc nhự - Dược liệu hỗ trợ và điều trị viêm đại tràng, viêm thanh quản Trúc nhự - Dược liệu hỗ trợ và điều trị viêm đại tràng, viêm thanh quản

Cảm lạnh là gì?

Theo Y học cổ truyền

Cảm lạnh thuộc chứng Thương phong theo Y học cổ truyền. Với trường hợp cảm lạnh nhẹ thì đa số người bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên trong thực tế có không ít các trường hợp cảm lạnh nặng không được điều trị kịp thời và đúng cách dễ chuyển nặng và diến biến phức tạp.

Cúm theo y học hiện đại đặc trưng bởi các tổn thương trên hệ thống hô hấp do virus và dễ gây thành dịch thậm chí nhiều đợt dịch cúm có thể có tỷ lệ tử vong cao. Y học cổ truyền xếp cảm cúm vào chứng “thời hành cảm mạo” thuộc phạm trù của Ôn bệnh.

Theo quan niệm của Y học cổ truyền thì nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh – cúm là do cơ thể suy yếu khiến phong hàn, phong nhiệt thừa cơ xâm nhập vào phế gây bệnh.

Biểu hiện của cảm lạnh – cảm phong hàn: Sợ gió, sợ lạnh, sốt, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi dịch trong và loãng, hắt hơi. Có thể có ho, đau rát họng. Rêu lưỡi trắng mỏng.

Biểu hiện của cúm – cảm phong nhiệt: Sốt, đau nặng đầu, đau mỏi toàn thân, hắt hơi sổ mũi, dịch mũi đặc, miệng khô. Có thể có ho, nếu có đờm thì đờm thường vàng đặc. rêu lưỡi vàng.

Phòng và điều trị cảm lạnh theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, cảm lạnh thuộc chứng thương phong. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Theo y học hiện đại

Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Trẻ nhỏ, người già và những người có sức đề kháng kém là những đối tượng dễ mắc cảm lạnh nhất. Trung bình trẻ nhỏ dưới 6 tuổi có thể mắc bệnh cảm lạnh 6 – 8 lần mỗi năm.

Bệnh cảm lạnh gây ra nhiều triệu chứng phiền toái, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt hằng của của người bệnh. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có cách phòng ngừa bệnh cảm lạnh một cách tuyệt đối. Các biện pháp phòng ngừa hiện có đều hướng đến tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, xây dựng lối sống khoa học, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh.

Nguyên nhân gây ra cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh được gây ra bởi sự xâm nhập của virus, thường gặp nhất là Rhinovirus. Tuy nhiên, thực tế có hơn 200 chủng virus có thể gây bệnh cảm lạnh. Do đó, người bệnh có thể tái nhiễm nhiều lần.

Virus cảm lạnh chủ yếu lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt bắn có chứa virus gây bệnh được phát tán ra ngoài không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hay giao tiếp. Ngoài ra, virus gây bệnh có thể tồn tại khá lâu ở môi trường bên ngoài, do đó, trẻ vẫn có khả năng mắc bệnh khi chạm vào các bề mặt có chứa virus rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh gồm:

Cơ thể suy nhược, không được nghỉ ngơi đầy đủ, thường xuyên lao tâm, lao lực.

Thường xuyên ăn uống thức ăn quá lạnh, nhất là uống nước đá vào buổi tối.

Tinh thần đi xuống, suy nhược thần kinh, bỏ bữa khiến sức đề kháng suy giảm.

Triệu chứng cảm lạnh

Sau khoảng 3 – 5 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh, trẻ sẽ bắt đầu phát bệnh. Các triệu chứng thường gặp của cảm lạnh gồm: nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ, sốt nhẹ, hắt hơi nhiều, nghẹt mũi, chảy nước mũi, có cảm giác ớn lạnh, chân tay lạnh.

Một số trường hợp, trẻ có thể đột ngột sốt cao kèm rét run kéo dài 3 – 5 ngày. Sau khi thân nhiệt hạ xuống, một loạt các triệu chứng của cảm lạnh bắt đầu xuất hiện. Trẻ có thể có các triệu chứng da khô nóng, mắt đỏ, chói mắt, đau rát họng, có đờm, chảy máu cam, đắng miệng, biếng ăn, buồn nôn,…

Các triệu chứng này có xu hướng giảm dần sau 5 – 7 ngày khi được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần được theo dõi chặt chẽ nhằm đề phòng biến chứng nguy hiểm như viêm phổi gây khó thở, viêm xoang, viêm tai, hen…

Phòng và điều trị cảm lạnh theo Y học cổ truyền
Các triệu chứng thường gặp của cảm lạnh gồm: nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ, sốt nhẹ, hắt hơi nhiều.... Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Điều trị cảm lạnh theo Y học cổ truyền

Pháp chung dùng trong điều trị cảm lạnh là dùng các bài thuốc tân ôn giải biểu để phát tán phong hàn.

Các phương pháp điều trị cảm lạnh theo Y học cổ truyền như:

Xông hơi

Xông hơi là cách chữa bệnh đưa thuốc và nhiệt vào cơ thể dưới dạng hơi nước ấm qua đường hô hấp, đường qua da. Dược liệu xông thường cay ấm có tinh dầu, mùi thơm có tính dược tân ôn giải biểu (tác dụng làm cho ra mồ hôi), trị ngoại cảm phong hàn với triệu chứng như: Ho, hắt hơi, xổ mũi, nghẹt mũi, sốt nhẹ, không ra mồ hôi, người ớn lạnh, sợ nước, sợ gió, đau mỏi người.

Ai bị cảm lạnh với những triệu chứng trên thì nên xông hơi, để lâu cảm phong hàn ăn sâu vào cơ thể, khó điều trị, ảnh hưởng sức khỏe.

Dược liệu để xông hơi

Xông hơi giải cảm tùy theo dược liệu ở nhà có, chọn lấy vài ba loại hoặc một số dược liệu có tinh dầu cay ấm, có công dụng sát trùng đường hô hấp như: Bạc hà, kinh giới, tía tô, hương nhu, sả, lá chanh, lá bưởi, vỏ quít.. mỗi thứ một nắm, lá tươi hay khô cũng được.

Nên gia giảm dược liệu theo triệu chứng nhu cầu mỗi người như người sợ lạnh, sợ gió gia thêm quế chi, gừng; người nhức mỏi gia thêm lá ngũ trảo, lá lốt, ngải cứu; viêm mũi gia cây cứt lợn; hạ nhiệt gia thêm lá tre, lá cúc tần...

Cách xông hơi

Xông hơi giải cảm đơn giản, dễ sử dụng. Nếu xông ở nhà chỉ cần cho dược liệu vào nồi đổ từ 3-5 lít nước, đậy kín đun sôi khoảng 5-7 phút, nhấc nồi ra ngồi lên chiếu trùm mền kín để xông. Ở những cơ sở y học dân tộc, chuyên xông hơi thường cho dược liệu vào nồi áp suất nấu sôi đưa hơi thuốc vào phòng ngồi trên ghế để xông.

Khi xông nên mở hơi thuốc ra từ từ, nên xông toàn thân khi mồ hôi ra đều, ấm, thấy nhẹ người, lấy khăn lau khô là được. Chủ yếu xông nửa người trên và hít hơi nước ấm tinh dầu qua hơi thở làm cho thông mũi họng đường hô hấp trên.

Hơi nước ấm và tinh dầu có tác dụng sát trùng trị cảm cúm. Xông hơi ấm làm lưu thông mạch máu ngoại vi, giãn nở lỗ chân lông xuất mồ hôi đưa thủy tà, hàn thấp (tác nhân gây bệnh) ra ngoài, điều hòa thân nhiệt, làm ấm cơ thể. Nếu đi mưa, lội nước lâu, chân lạnh, nhức mỏi ngồi trên ghế phủ kín 2 chân xông thêm cho ấm chân càng tốt. Khi xông chân, để cái rổ lên nồi xông để chân lên, cẩn thận không dễ bị bỏng.

Những lưu ý khi điều trị

Khi xông thời gian nhiều hay ít tùy theo mỗi người. Nếu cảm do đi mưa nhiễm nước lạnh nhiều, người mập còn khỏe nên xông thời gian lâu có thể 30-40 phút.

Người cao tuổi, người gầy yếu, da khô, huyết áp thấp, dễ ra mồ hôi xông nhanh 5-10 phút. Nếu xông lâu mất nhiều mồ hôi, làm tổn thương đến âm huyết ảnh hưởng dương khí, dễ làm người mệt thêm. Xông giải cảm chỉ nên xông một lần cho ra mồ hôi là được.

Những người có thai, trường hợp đang tiêu chảy, nôn ói, mất máu, cảm ôn bệnh sốt cao, bệnh lâu ngày mất nước không nên xông hơi.

Phòng và điều trị cảm lạnh theo Y học cổ truyền
Xông hơi giúp điều hòa thân nhiệt, làm ấm cơ thể. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Ăn cháo giải cảm

Câu chuyện về bát cháo hành Thị Nở chắc hẳn ai cũng biết. Sự thực thì ăn cháo giải cảm là cách chữa nhanh và hiệu quả mà nhiều thế hệ người Việt Nam đã áp dụng.

Cháo giải cảm thường là cháo trắng cho hành lá, tía tô và ăn lúc còn nóng. Sau ăn nằm đắp chăn để cho ra mồ hôi. Sử dụng cháo giải cảm rất tốt trong các trường hợp bị cảm không ra mồ hôi, sốt.

Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt

Có thể châm cứu, xoa bóp bấm huyệt các huyệt hợp cốc, phong trì. Nhức đầu day bấm huyệt Bách hội, Thái dương. Ho nhiều day bấm huyệt Xích trạch, Thái uyên. Ngạt mũi day bấm huyệt Nghinh hương.

Đối với các trường hợp cảm lạnh có thể dùng phương pháp cứu ngải. Hơ điếu ngải vào các huyệt kể trên để gia tăng tác dụng tán hàn.

Phòng và điều trị cảm lạnh theo Y học cổ truyền
Bấm huyệt chữa cảm lạnh là một liệu pháp trị bệnh an toàn được y học cổ truyền áp dụng từ lâu đời. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Phương pháp dùng thuốc

Y học cổ truyền có thể dùng các bài thuốc như Hương tô tán, Ma hoàng thang để điều trị chứng cảm lạnh. Tang cúc ẩm, Ngân kiều tán để trị chứng cảm phong nhiệt – cảm cúm…Tuy nhiên các bài thuốc này cần có các bác sỹ chuyên khoa Y học cổ truyền kê đơn.

Trong trường hợp điều trị tại nhà, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm có thành phần thuốc Y học cổ truyền bào chế sẵn như Cảm xuyên hương, siro ho, Viên nang mẫu đơn, Cảm cúm bốn mùa, Giải cảm Liên ngân…

Bên cạnh đó người bệnh có thể sử dụng các cách đơn giản hơn như uống trà gừng đối với các trường hợp cảm lạnh nhẹ hoặc mới cảm lạnh. Theo quan niệm Y học cổ truyền, trà gừng có tác dụng hoạt huyết, loại bỏ lạnh, giúp dạ dày ấm lên.

Bởi gừng có tính nóng giúp giữ ấm cho cơ thể, mật ong có đặc tính kháng khuẩn rất có lợi cho sức khỏe và trị ho hiệu quả vì thế trà gừng mật ong thường được dùng trong các trường hợp cảm cúm, cảm lạnh kèm ho.

Người bệnh có thể mua trà gừng ngoài hiệu thuốc hoặc tự pha chế trà gừng tại nhà.

Cách pha trà gừng:

Nguyên liệu: 2 cốc nước lọc, 2 thìa đường trắng hoặc 1 thìa mật ong, 2 thìa gừng tươi nạo nhỏ giã nát

Cách pha: Đổ nước vào một chiếc chảo nhỏ, đun sôi nước. Cho gừng tươi giã nát vào một chiếc cốc, đổ nước sôi vào và thêm đường hoặc mật ong vào khuấy đều và uống khi còn nóng.

Nên uống vào buổi sáng, khi vừa bị nhiễm lạnh…

Phòng và điều trị cảm lạnh theo Y học cổ truyền
Theo quan niệm Y học cổ truyền, trà gừng có tác dụng hoạt huyết, loại bỏ lạnh, giúp dạ dày ấm lên. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Chế độ chăm sóc, ăn uống

Trong điều trị cảm cúm, cảm lạnh, y học cổ truyền ngoài các bài thuốc Y học cổ truyền sử dụng sức mạnh của dược liệu cũng rất quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.

Theo quan niệm tây y với các trường hợp cảm lạnh cảm cúm sẽ không phải kiêng khem chặt chẽ. Tuy nhiên theo quan niệm Y học cổ truyền có nhiều điều cần phải lưu ý trong chế độ ăn uống và chăm sóc người bệnh

Khi bạn bị cảm lạnh, tốt nhất là không nên tiếp tục ăn thực phẩm lạnh, bao gồm cả đồ ăn và thức uống lạnh, đây là kiến thức cơ bản mà mỗi người cần phải biết.

Không nên ăn các loại thực phẩm có tính lạnh khi bị cảm lạnh như động vật dưới bùn (ốc, lươn, trạch…), các thực phẩm đông lạnh…

Nên ăn các món ăn dễ tiêu như cháo, súp

Ăn uống đủ chất, bổ sung hoa quả và rau xanh vào thực đơn.

Giấc ngủ là liều thuốc cảm tốt nhất. Mỗi ngày cần đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng. Nếu được, bạn nên tranh thủ nghỉ ngơi ở nhà 1-2 ngày để tránh lây bệnh cho người khác.

Theo dõi triệu chứng của bệnh, nếu bệnh chuyển nặng, xuất hiện khó thở đau ngực, ho nhiều… nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất.

Phòng và điều trị cảm lạnh theo Y học cổ truyền
Một chế độ ăn uống đầy đủ, bổ sung thêm các loại thực phẩm lành mạnh sẽ giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng bệnh tốt hơn để chống lại tình trạng cảm lạnh. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/

Phòng bệnh cảm lạnh

Hiện không có vaccine phòng bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung để làm chậm sự lây lan của virus cảm lạnh:

Hãy rửa tay thật sạch và thường xuyên bằng xà phòng và nước

Thường xuyên khử trùng đồ đạc và những vật dụng nhà bếp hay phòng tắm bằng chất khử trùng, đặc biệt khi trong gia đình bạn có người bị cảm lạnh.

Không dùng chung ly hoặc dụng cụ uống nước với các thành viên khác trong gia đình.

Tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai bị cảm lạnh.

Chăm sóc bản thân, ăn uống đầy đủ, tập thể dục, ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng có thể giúp bạn ngăn ngừa cảm lạnh.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Công dụng và bài thuốc từ cây nhội

Công dụng và bài thuốc từ cây nhội

Cây nhội được biết đến là vị thuốc giúp giải độc, tiêu thũng, hoạt huyết... rất có lợi cho sức khỏe.
Đề xuất sửa đổi quy định người được kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu

Đề xuất sửa đổi quy định người được kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và kê đơn kết hợp thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu với thuốc hóa dược.
Kết nối giao thương để phát triển thị trường sản phẩm dược liệu, y dược cổ truyền

Kết nối giao thương để phát triển thị trường sản phẩm dược liệu, y dược cổ truyền

Bộ Y tế sẽ tổ chức Hội chợ Dược liệu, Y dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lần thứ 2, năm 2024 – VIETRAMED EXPO 2024 từ ngày 21 - 23/11/2024 tại TPHCM.

Cùng chuyên mục

[E-Magazine] Hoa hồng - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

[E-Magazine] Hoa hồng - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Hoa hồng được mệnh danh là "nữ hoàng của các loài hoa" nhờ vẻ đẹp yêu kiều và đa dạng về màu sắc, hương thơm. Không những thế, hoa hồng còn có tác dụng chữa bệnh khá hiệu quả.
Điều trị các bệnh xương khớp ở người cao tuổi bằng phương pháp y học cổ truyền.

Điều trị các bệnh xương khớp ở người cao tuổi bằng phương pháp y học cổ truyền.

SKV - Đau nhức xương khớp là căn bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi, tuy nhiên bệnh thường xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi. Điều trị bệnh này bằng phương pháp y học cổ truyền mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.
[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của quả bí đao

[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của quả bí đao

Bí đao là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Không những vậy, bí đao còn có nhiều công dụng trong chữa bệnh và làm đẹp.
Núc nác - Dược liệu tự nhiên với nhiều công dụng

Núc nác - Dược liệu tự nhiên với nhiều công dụng

Núc nác là một loại cây mọc hoang ở nhiều vùng trên nước ta. Đây là dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng, chữa mẩn ngứa, mề đay...
Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ dưỡng sinh hiện đại

Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ dưỡng sinh hiện đại

Trong bối cảnh hiện đại, khi con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ dưỡng sinh hiện đại đang trở thành xu hướng nổi bật. Đây không chỉ là sự giao thoa giữa hai nền tảng y học cổ xưa và tiến bộ khoa học mà còn mở ra hướng đi mới cho việc chăm sóc sức khỏe toàn diện, dựa trên sự cân bằng giữa cơ thể và tâm hồn.
Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc

Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc

Theo thông tư 13/2024/TT-BYT, Bộ Y tế đã ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc.

Các tin khác

Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền

Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 14/2024/TT-BYT ngày 6/9/2024 hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền.
Cây phan tả diệp có tác dụng gì?

Cây phan tả diệp có tác dụng gì?

Phan tả diệp là một vị thuốc có ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa.
[E-Magazine] Lá trầu không: Vị thuốc quý trong vườn nhà

[E-Magazine] Lá trầu không: Vị thuốc quý trong vườn nhà

Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây). Ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm thuốc, có nhiều tác dụng như giảm đau khớp, giảm trầm cảm, chống ung thư...
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây sử quân tử?

Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây sử quân tử?

Sử quân tử là loài cây leo được trồng khá phổ biến nhờ nở hoa khá đẹp. Tuy nhiên, ít người biết rằng các bộ phận của cây sử quân tử đều có tác dụng chữa bệnh.
Mần tưới - Cây thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm nắng

Mần tưới - Cây thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm nắng

Mần tưới là một trong những loại cây trồng phổ biến ở nông thôn, miền núi. Người dân thường sử dụng làm rau gia vị. Bên cạnh đó, mần tưới còn có tác dụng chữa bệnh, chủ trị cảm nắng, mụn nhọt, tỳ vị hư yếu...
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc chữa bệnh từ quả na

[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc chữa bệnh từ quả na

Na còn có tên gọi khác là mãng cầu ta, sa lê, phan lệ chi… có vị ngọt, hơi chua, tính ẩm. Quả na không chỉ là loại trái cây thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, mà các bộ phận của cây na đều có tác dụng chữa rất nhiều bệnh.
Bài thuốc dân gian từ cây rau sam

Bài thuốc dân gian từ cây rau sam

Rau sam là loại rau dân dã quen thuộc với người Việt. Không chỉ chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, rau sam còn có đặc tính dược lý đa dạng giúp điều trị một số bệnh thường gặp…
Nỗ lực mang tới những sản phẩm dưỡng sinh bền vững cho cộng đồng

Nỗ lực mang tới những sản phẩm dưỡng sinh bền vững cho cộng đồng

Trong khuôn khổ lễ ký kết chuyển giao công nghệ dưỡng sinh trị liệu, Công ty CP TT-Green Việt Nam đã tổ chức buổi chia sẻ đặc biệt với Ths.Bs CKI Nguyễn Thái Biềng - Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Dược lý Học viện Quân Y - Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng y dược Phương Đông - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực dưỡng sinh.
Cách trị nhiệt miệng theo Đông y

Cách trị nhiệt miệng theo Đông y

Nhiệt miệng (hay loét miệng) là tình trạng thường gặp trong đời sống. Bệnh không nguy hiểm nhưng rất khó chịu, gây xót miệng, đau rát, ăn mất ngon, có thể dẫn tới mất ngủ, rối loạn tiêu hóa.
Cậu bé 14 tuổi mắc chứng tự kỷ nặng đạt 8 kỷ lục thế giới Guinness

Cậu bé 14 tuổi mắc chứng tự kỷ nặng đạt 8 kỷ lục thế giới Guinness

Mối liên kết đặc biệt giữa Nguyễn Khắc Hưng và Tiến sĩ Phan Quốc Việt đã tạo nên một sức mạnh không thể tưởng tượng. Sự kết hợp giữa trí tuệ, sự kiên nhẫn của thế hệ trước và năng lượng, tiềm năng của thế hệ trẻ đã tạo ra một câu chuyện đầy cảm hứng về sức mạnh con người.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Sáng ngày 29/09, Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức kỳ họp thứ VI nhằm thảo luận và triển khai các kế hoạch quan trọng về công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn trong lĩnh vực y tế và tổ chức biểu dương thầy thuốc nam tiêu biểu lần thứ 2. Cuộc họp diễn ra với sự tham dự của các ủy viên thường vụ Hội hướng đến nâng cao chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái

Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái

Trong thời gian qua, miền Bắc Việt Nam đã phải đối mặt với cơn bão YAGI lịch sử để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người dân, đặc biệt là tại tỉnh Yên Bái. Cơn bão số 3 không chỉ mang đến những thiệt hại nặng nề về người và tài sản, mà còn đánh thức lòng trắc ẩn và tinh thần tương thân, tương ái của mỗi người trong chúng ta. Hàng triệu trái tim từ mọi miền đất nước đã cùng chung nhịp đập hướng về miền Bắc, cảm thông và sẻ chia với những khó khăn, đau thương mà người dân nơi đây đã và đang phải trải qua.
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024

Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024

SKV - Nhân dịp Tết Trung thu, Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ phối hợp cùng Ban Thường vụ Huyện Đoàn Tân Trụ (tỉnh Long An) tặng 1000 phần quà Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029

Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029

SKV - Sáng 10/9, tại TP Biên Hoà (Đồng Nai), Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029.
Phiên bản di động