Trúc nhự - Dược liệu hỗ trợ và điều trị viêm đại tràng, viêm thanh quản
Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoàng liên |
Những thảo dược tốt cho tóc và lưu ý cách sử dụng |
Trúc nhự
Trúc nhự thực chất là một vị thuốc làm từ lớp màng dưới vỏ xanh của cây tre, cây vầu mọc hoang hoặc trồng ở nhiều địa phương trên khắp nước ta. Trúc nhự còn có tên khác là trúc nhị thanh, tinh cây tre hoặc đạm trúc nhự. Trúc nhự tên khoa học Caulis bambusae in Taeniam, thuộc họ Poaceae (Lúa).
Trúc nhự được lấy từ thân cây tre, cưa thành từng đoạn, bỏ đốt, cạo bỏ vỏ xanh, rồi lấy lớp ở dưới. Đây là phần nhị thanh trúc nhự có chất lượng tốt nhất, dù có thể cạo lớp trắng vàng thành dải nữa nhưng chất lượng kém hơn. Ta có thể thu hoạch trúc nhự quanh năm nhưng hái vào mùa thu đông là tốt hơn cả.
Ngoài trúc nhự, từ cây tre cây vầu còn cho vị thuốc trúc diệp (lá non, búp tre tươi hoặc sấy khô) và nước ép cật tre trúc (đốt tre trúc non bánh tẻ hơ nóng vắt ép lấy nước)
Cây tre mọc hoang và được trồng để lấy thân làm nhà, đan lát, lá dùng cho ngựa ăn hay làm thuốc.
Muốn có trúc nhự có thể lấy thân cây tre, cưa thành từng đoạn bỏ đốt, sau đó cạo bỏ vỏ xanh, rồi cạo lấy lớp ở dưới gọi là nhị thanh trúc nhự được coi là tốt nhất; sau lớp này có thể cạo lớp trắng vàng thành dải nữa nhưng người ta cho là chất lượng kém hơn. Có thể thu hoạch quanh năm, nhưng người ta cho hái vào thu đông tốt hơn cả.
Lá tre cũng dùng làm thuốc: Hái tươi quanh năm.
Trúc nhự hay còn được biết đến với cái tên cây trúc nhị thanh, cây trúc nhự, trúc lịch, tinh cây tre, trúc nhị thanh, đạm trúc nhự. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Công dụng trúc nhự
Trúc nhự là một vị thuốc được dùng trong nhân dân từ lâu đời. Nó được ghi trong bộ “Thần nông bản thảo” (bộ sách thuốc cổ nhất cùa Trung Quốc) và trong bộ Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh Việt Nam (thế kỷ 14).
Theo tính chất của trúc nhự ghi trong các sách cổ thì trúc nhự vị ngọt, tính hơi lạnh, vào 3 kinh phế, vị và can. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, trừ phiền, hết nôn, an thai. Dùng chữa vị nhiệt sinh nôn mửa, thượng tiêu phiền nhiệt, động thai. Thường dùng chữa sốt, buồn bực, nôn mửa, nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, thanh nhiệt, mát huyết.
Khi dùng thường tẩm nước gừng sao lên rồi mới dùng.
Ngày dùng 10 đến 20g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Trúc nhự có tác dụng trị chảy máu cam, băng huyết, trị ho, kinh phong ở trẻ nhỏ. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc từ trúc nhự
Trị viêm đại tràng mạn tính thể táo
Trúc nhự 8g, sài hồ 12g, đương quy 12g, nhân trần 12g, chi tử (sao) 12g, vỏ cây khế 12g, đảng sâm 12g, chỉ thực 12g, thương truật 12g, bạch thược 12g, táo nhân (sao đen) 12g, cúc hoa 8g, bạc hà 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng liên tục 5 ngày.
Chữa viêm thanh quản nói không ra tiếng
Trúc nhự 12g, lá tre 12g, tang bạch bì 12g, thổ bối mẫu 8g, thanh bì 8g, cát cánh 8g, nam tinh chế 6g, gừng 4g. Sắc uống. 10 ngày là một liệu trình.
Chữa cảm cúm, ho đờm vàng, người bứt rứt khó chịu
Trúc nhự 8g, sài hồ 8g, phục linh 12g, mạch môn 12g, sinh khương 10g, bán hạ 6g, hương phụ tử 8g, cát cánh 8g, trần bì 10g, hoàng liên 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang, dùng 3 - 5 ngày.
Trị ho do phế nhiệt, biểu hiện như ho có đờm dày màu vàng
Trúc nhự, hoàng cầm, qua lâu mỗi vị 12g sắc uống. 10 ngày là một liệu trình.
Trị nôn khi mang thai:
Trúc nhự 6g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, ý dĩ 12g, trần bì 8g, bán hạ chế 8g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống trong ngày. Dùng liên tục trong 5 ngày.
Chữa mất ngủ, tâm phiền, hồi hộp
Trúc nhự 16g, mạch môn 16g, sắc uống trong ngày. 10 ngày là một liệu trình.
Trị đờm nhiều do đởm hư, không ngủ được kinh sợ, miệng đắng chảy nước miếng ho có đơm vàng
Trúc nhự 8g, Chỉ thực 6g, Trần bì 6g, Phục linh 12g bán hạ 6g, sinh khương 12g, đại táo 3 quả. Tác dụng: thanh vị, trừ phiền, hóa đàm, chỉ ẩu (Ôn Đởm Thang- Bí Cấp Thiên Phương Yếu Phương).
Buồn nôn và nôn do nhiệt ở Vị
Trúc nhự 20g, Hoàng liên 12g, Trần bì 10g, Bán hạ 8g, Sinh khương 12g. Sắc uống ngày một thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian)
Chữa mất ngủ, tâm phiền, hồi hộp
Dùng trúc nhự 16g, mạch môn (củ cây tóc tiên) 16g, sắc nước uống trong ngày.(Kinh Nghiệm Dân Gian)
Chữa nấc (do nhiệt)
Dùng lá tre, tinh tre, gạo tẻ (rang vàng) đều 20g, thạch cao (nướng đỏ) 30g, bán hạ 8g, mạch môn (bỏ lõi) 16g, tai quả hồng 10 cái; nước 800ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Thuốc này có tác dụng thuận khí, giáng hỏa, thích hợp với chứng nấc do nhiệt - kèm theo các triệu chứng người bứt rứt, khát nước, miệng hôi, tiểu tiện đỏ sẻn, đại tiện táo kết, (kinh nghiệm dân gian)
Trúc nhự đã được sử dụng trong Y học cổ truyền từ rất lâu. Ảnh internet. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Món ăn chữa bệnh có trúc nhự
Cháo trúc nhự
Trúc nhự tươi 30g, gạo tẻ 50g. Trúc nhự nấu lấy nước, đem nước nấu cháo gạo (cháo loãng), cho ăn ít một dần dần. Dùng cho người viêm dạ dày ruột, nôn ói (vị nhiệt ẩu thổ).
Cháo trúc lịch
Trúc lịch 100ml, gạo tẻ 60g. Lấy đoạn non tre trúc ép lấy 100ml nước; gạo nấu cháo. Khi cháo chín, cho trúc lịch vào khuấy đều. Ngày làm 1 lần chia 2 lần ăn. Dùng cho bệnh viêm khí phế quản sốt nóng, ho đờm ít vàng dính, đau tức vùng ngực, mức độ nặng có lẫn tia máu trong đờm, khó thở.
Cháo trúc diệp thạch cao đậu xanh
Trúc diệp 12g, thạch cao sống 30g, đại hoàng 8g, gạo tẻ 50g, đậu xanh 60g. Đem trúc diệp và các dược liệu nói trên nấu lấy nước. Gạo và đậu xanh vo sạch nấu cháo, cháo được cho nước thuốc vào, thêm đường trắng khuấy đều. Ăn sáng và tối. Tác dụng thanh nhiệt lương huyết giải độc. Dùng cho người sốt siêu vi trùng, sốt xuất huyết, mụn nhọt sưng tấy gây sốt.
Quất nhự ẩm
Trúc nhự tươi 30g, quất bì tươi hoặc trần bì tươi 30g, mứt hồng 30g, chỉ xác 8g, gừng tươi 4g. Các dược liệu nấu lấy nước (bỏ bã), thêm đường uống. Dùng cho phụ nữ nôn do nhiễm độc thai nghén; hẹp môn vị sau phẫu thuật vùng bụng, có triệu chứng nôn, nôn ra thức ăn.
Trúc lịch thang
Trúc lịch 100ml, sắn dây tươi 60g, nước ép gừng tươi 20ml. Lấy đoạn non tre trúc hơ nóng, ép lấy nước; gừng ép lấy nước; sắn dây sắc lấy 100ml; trộn đều 3 nước. Cho uống dần hoặc bơm qua sonde. Ngày 1 lần. Dùng cho người trúng phong - tai biến mạch máu não hôn mê (đột nhiên hôn mê bất tỉnh, liệt mặt, liệt mắt, liệt cứng tay chân...).
Lưu ý khi dùng trúc nhự
Không do đờm gây nôn mà nôn do Vị bị hàn hoặc nôn do cảm hàn kèm thương thực: không nên dùng.
Hiện tại, hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược hay phòng khám Y học cổ truyền đều có bán vị thuốc trúc nhự. Song song đó, thực trạng thuốc kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng cũng xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và sức khỏe. Vì vậy, việc chọn những địa chỉ có uy tín, có giấy phép để mua được vị thuốc chất lượng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào là điều rất quan trọng./.
Tin liên quan
Phát triển dược liệu: Từ truy xuất nguồn gốc đến hình thành chuỗi giá trị
00:06 | 01/01/2024 Y học cổ truyền
Lễ vinh danh Vì sự phát triển dược liệu Việt
06:48 | 24/12/2023 Tin tức
Cùng chuyên mục
Công dụng và bài thuốc từ cây nhội
10:30 | 11/10/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Hoa hồng - Vị thuốc quý từ thiên nhiên
06:45 | 30/09/2024 SKV- Mag
Điều trị các bệnh xương khớp ở người cao tuổi bằng phương pháp y học cổ truyền.
16:47 | 28/09/2024 Y học cổ truyền
Đề xuất sửa đổi quy định người được kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu
19:59 | 23/09/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Những lợi ích tuyệt vời của quả bí đao
06:45 | 23/09/2024 Y học cổ truyền
Núc nác - Dược liệu tự nhiên với nhiều công dụng
11:12 | 20/09/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Thuốc nam trị bệnh ngoài da, hô hấp sau mưa lũ
07:00 | 16/09/2024 Y học cổ truyền
Sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ dưỡng sinh hiện đại
08:00 | 10/09/2024 Y học cổ truyền
Bộ Y tế ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc
10:55 | 09/09/2024 Y học cổ truyền
Bộ Y tế hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền
23:39 | 08/09/2024 Y học cổ truyền
Cây phan tả diệp có tác dụng gì?
14:49 | 03/09/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Lá trầu không: Vị thuốc quý trong vườn nhà
15:00 | 02/09/2024 SKV- Mag
Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của cây sử quân tử?
09:00 | 31/08/2024 Y học cổ truyền
Mần tưới - Cây thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt, chữa cảm nắng
07:00 | 28/08/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Lợi ích sức khỏe và bài thuốc chữa bệnh từ quả na
17:56 | 27/08/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc dân gian từ cây rau sam
08:00 | 26/08/2024 Y học cổ truyền
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
5 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền
30-09-2024 18:58 Tin tức
Hội Nam Y Việt Nam hỗ trợ người dân vùng bão lũ tại Yên Bái
29-09-2024 01:19 Hoạt động hội
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024
16-09-2024 19:40 Hoạt động hội
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029
11-09-2024 07:15 Hoạt động hội