Sốt xuất huyết vào mùa: Cảnh báo việc dùng sai thuốc điều trị

Sốt xuất huyết nếu không phát hiện và điều trị đúng, kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng….

Sốt xuất huyết thường xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa, vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Đây là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi, tạo điều kiện bùng phát dịch sốt xuất huyết Dengue.

Đặc biệt, các triệu chứng ban đầu của bệnh khá giống với COVID-19, cộng với tâm lý lo ngại đi bệnh viện của nhiều người dân, nên nguy cơ dịch chồng dịch là rất cao.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra.

1. Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Những dấu hiệu ban đầu của sốt xuất huyết khá tương đồng với cúm nên dễ gây nhầm lẫn, triệu chứng thường kéo dài khoảng 2-7 ngày sau một khoảng thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày do vết đốt của muỗi mang mầm bệnh.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phân loại bệnh thành 2 loại chính, bao gồm: Sốt xuất huyết (có/không có dấu hiệu cảnh báo) và sốt xuất huyết thể nặng.

Đa phần các trường hợp sốt xuất huyết đều có khả năng tự hồi phục sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, khoảng 5% bệnh nhân có nguy cơ tiến triển thành thể nặng, gây nguy hiểm tính mạng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Việc chia nhóm bệnh có và không có dấu hiệu cảnh báo giúp bác sĩ dễ dàng phân loại bệnh nhân nhập viện, đảm bảo theo dõi chặt chẽ và giảm nguy cơ phát triển bệnh nặng hơn.

2. Điều trị sốt xuất huyết như thế nào?

Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dành cho bệnh sốt xuất huyết, phương pháp chủ yếu sử dụng là điều trị triệu chứng.

– Dùng thuốc hạ sốt khi sốt xuất huyết

Thuốc giảm đau, hạ sốt thường được dùng để kiểm soát các triệu chứng đau nhức cơ và sốt cao (trên 38.5 độ C).

Lựa chọn tốt nhất để điều trị các triệu chứng này là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15 mg/kg/lần, tức là người 40kg uống 1 viên 500mg/lần còn người trên 70kg uống 2 viên/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ, tổng liều không vượt quá 60 mg/kg/24h.

Đồng thời, có thể kết hợp với các phương pháp hạ sốt vật lý như chườm mát ở vị trí nách, bẹn, các nếp gấp, còn lau toàn bộ cơ thể bằng nước ấm để hạ nhiệt. Khi toàn thân được lau bằng nước ấm thì nhiệt độ cơ thể tỏa ra sẽ nhanh hơn.

Uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ C.

Ngoài ra, cần chú ý cho bệnh nhân mặc quần áo thoáng, nghỉ ngơi tuyệt đối ở môi trường thoáng mát. Bởi khi người bệnh sốt cao, cơ thể có cảm giác ớn lạnh thì nhiều người không biết lại đắp chăn hoặc mặc nhiều quần áo, càng làm hạn chế quá trình tỏa nhiệt của cơ thể.

Lưu ý:

+ Không được sử dụng aspirin, ibuprofen để điều trị sốt xuất huyết do thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày, đe dọa đến tính mạng.

+ Sốt là phản ứng tốt của cơ thể chống lại virus. Nhưng nhiều bệnh nhân có biểu hiện sốt cao lại tìm mọi cách hạ sốt cấp tốc về nhiệt độ bình thường, đặc biệt là trẻ em. Do đó, tình trạng lạm dụng paracetamol, dùng quá liều thuốc liên tục sẽ dẫn tới ngộ độc gan và làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, kể cả khi dùng dạng thuốc đặt hậu môn ở trẻ em.

Lời khuyên là bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, dùng thuốc hạ thuốc đúng liều theo đơn, thường uống 4-5 lần/ngày, mỗi 4-6 giờ.

+ Ngoài ra, nhiều người cứ thấy sốt là tự ý mua thuốc kháng sinh sử dụng, nhưng đối với bệnh sốt do virus gây ra như sốt xuất huyết, dùng kháng sinh không có ý nghĩa và không giúp lành bệnh.

– Bù dịch đúng cách

Một nhầm lẫn mà nhiều người mắc phải đó là tư duy sốt xuất huyết Dengue gây ra mất nước. Tuy nhiên, sự thật là đa phần bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đủ hoặc thừa nước ngay từ lúc mới bắt đầu truyền dịch cấp cứu.

Vậy tại sao phải truyền dịch cấp cứu trong trường hợp sốc Dengue? Câu trả lời nằm ở chỗ sốt xuất huyết gây thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch, nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến tình trạnh sốc. Vì vậy, phải bù dịch ngay để tránh sự nguy hiểm có thể xảy ra cho người bệnh bằng đường uống và đường tĩnh mạch.

+ Đường uống:

Trong sốt xuất huyết Dengue thể nhẹ phải bù dịch sớm bằng đường uống, khuyến khích người bệnh uống nhiều dung dịch oresol hoặc nước sôi để nguội; nước trái cây như nước dừa, nước cam, nước chanh… hoặc nước cháo loãng pha với muối.

Khi uống oresol cần:

Đọc kỹ hướng dẫn cách pha oresol, tuân thủ liều lượng trên bao bì của nhà sản xuất. Do nhiều người vẫn nghĩ oresol là thuốc nên chỉ pha với một ít nước. Một số trường hợp trẻ em không chịu uống nên người lớn pha đặc với ít nước hơn. Tình trạng này dẫn đến rối loạn nước điện giải do hàm lượng muối vào máu tăng cao gây mất nước các tế bào có thể gây co giật, hôn mê, tổn tương não không hồi phục nếu không được xử trí kịp thời. Còn nếu pha quá loãng thì lượng muối được bù lại ít hơn so với nước, do đó không đạt được hiệu quả bù muối và dịch.

Dung dịch sau khi pha nên uống rải rác trong vòng 24 giờ, nếu không dùng hết sau 24h thì bỏ đi và pha gói mới, không bảo quản dung dịch trong tủ lạnh rồi uống tiếp.

Không được đun sôi dung dịch đã pha vì có thể làm bay hơi nước, tăng nồng độ thẩm thấu của dung dịch; không pha oresol với sữa, nước trái cây, nước ngọt… mà nên pha với nước lọc hoặc nước sôi để nguội.

+ Đường tĩnh mạch:

Đối với thể bệnh sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo nặng nên xem xét truyền dịch Ringer lactat, NaCl 0,9% nếu người bệnh không uống được, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước, lừ đừ, hematocrit tăng cao mặc dù huyết áp vẫn ổn định. Thời gian truyền dịch không quá 24 – 48 giờ.

Ngừng truyền dịch bằng đường tĩnh mạch khi bệnh nhân có huyết áp và mạch trở về bình thường, đi tiểu nhiều. Không cần thiết phải bù dịch nữa sau khi người bệnh hết sốc trong 24 giờ.

Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo nặng nên xem xét truyền dịch Ringer lactat…

Nhiều người lại có suy nghĩ cần phải truyền dung dịch muối hay truyền đạm tại nhà sau khi người bệnh ra viện để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, điều này là không nên vì trong giai đoạn này, cơ thể đang tái hấp thu dịch, nguy cơ thừa dịch là rất cao, có nguy cơ dẫn đến phù nề, phù phổi cấp, suy hô hấp, sốc dị ứng, nguy hiểm đến tính mạng.

3. Lưu ý trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết:

– Nên:

  • Ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng dạng lỏng như cháo, súp hoặc cơm nát, mỗi lần ăn một ít.
  • Tăng cường uống nhiều nước, bù điện giải bằng dung dịch oresol hằng ngày.

– Không nên:

  • Ăn những loại thức ăn có nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, đầy bụng.
  • Tránh các thức ăn, nước uống có màu đỏ sẫm: Huyết (heo, bò, gà…), củ dền, xá xị, socola… để hạn chế gây nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.
  • Không uống rượu bia, chất kích thích.

Chế độ nghỉ ngơi:

  • Nghỉ ngơi tại giường, tránh căng thẳng hay vận động mạnh.
  • Uống thuốc hạ sốt theo đơn, đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc họng sát khuẩn, không dùng bàn chải đánh răng cho đến khi có hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Báo cho nhân viên y tế khi có các dấu hiệu cháy máu như: Chảy máu mũi, chân răng, đi cầu phân đen, tri giác lơ mơ… để có hướng xử trí kịp thời.

4. Phòng ngừa sốt xuất huyết như thế nào?

Dengvaxia (CYD-TDV) là vaccine phòng chống sốt xuất huyết dengue đầu tiên được cấp phép vào tháng 12/2015 nhằm sử dụng cho người từ 9-45 tuổi sống trong vùng lưu hành dịch. Đây là vaccine dengue tứ giá sống, tái tổ hợp do Sanofi Pasteur (CYD-TDV) nghiên cứu và sản xuất, lịch tiêm 3 liều vào tháng 0, 6 và 12 hằng năm.

Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh rằng, vaccine tự thân nó không phải là công cụ hữu hiệu để giảm sốt xuất huyết ở những khu vực có dịch bệnh phổ biến. Phòng chống muỗi đốt và diệt muỗi vẫn là phương pháp chính để ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh.

Do đó, cần tránh muỗi đốt bằng cách:

  • Ngủ màn, bôi kem chống muỗi.
  • Bên cạnh đó cần diệt muỗi và loăng quăng: Dọn dẹp nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ, ngăn nắp.
  • Không để các dụng cụ chứa nước hoặc nếu có phải đậy nắp và thường xuyên thay rửa, loại bỏ các ổ nước đọng.
  • Đồng thời cần phối hợp với chính quyền trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch.

https://suckhoedoisong.vn/sot-xuat-huyet-vao-mua-canh-bao-viec-dung-sai-thuoc-dieu-tri-169211016135939214.htm

Đỗ Hương (Nguồn suckhoedoisong.vn)

Dẫn theo nguồn: https://soyte.hanoi.gov.vn/tin-tuc-su-kien/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/sot-xuat-huyet-vao-mua-canh-bao-viec-dung-sai-thuoc-ieu-t-1

Cùng chuyên mục

TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”

TS. Phạm Trí Thành: “Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra những nghệ sĩ toàn diện”

Chủ tịch Hội đồng trường trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đã có những chia sẻ đáng chú ý trong dịp kỷ niệm 44 năm ngày thành lập trường và 65 năm sự nghiệp đào tạo sân khấu - điện ảnh.
Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội kỷ niệm 44 năm ngày thành lập

Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội kỷ niệm 44 năm ngày thành lập

Sáng 17/12, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 44 năm ngày thành lập trường và 65 năm sự nghiệp đào tạo Sân khấu - Điện ảnh.
Nhạc kịch “Cô gái và chiếc xe máy”: Đồng cảm với ước mơ khởi nghiệp của người trẻ

Nhạc kịch “Cô gái và chiếc xe máy”: Đồng cảm với ước mơ khởi nghiệp của người trẻ

Nhân dịp kỷ niệm 32 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc, Nhà hát kịch Việt Nam và nhà hát kịch Acsan vừa tổ chức biểu diễn vở nhạc kịch “Cô gái và chiếc xe máy”, nhằm thúc đẩy giao lưu văn hoá, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa 2 nước.
Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị

Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 (Ngày hội) với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình” là một sự kiện văn hoá do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo thực hiện.
Cuộc thi ảnh và video “Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video “Việt Nam Hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”

Vào lúc 20h00 ngày 11/12/2024 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam sẽ tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024”. Sự kiện sẽ được truyền hình trực tiếp trên Kênh truyền hình đối ngoại VTV4 của Đài Truyền hình Việt Nam, được livestream trên kênh VTV Digital và trên Nền tảng quảng bá hình ảnh Việt Nam.
Sôi động tuần lễ Du lịch TP.HCM lần thứ 4 năm 2024

Sôi động tuần lễ Du lịch TP.HCM lần thứ 4 năm 2024

SKV - Ngày 9/12, tại khu vực Đường sách TP.HCM tiếp tục diễn ra các hoạt động của Tuần lễ Du lịch TP.HCM lần thứ 4 năm 2024.

Các tin khác

Khám phá tọa độ vàng: Những điểm du Xuân lý tưởng tại Đà Lạt

Khám phá tọa độ vàng: Những điểm du Xuân lý tưởng tại Đà Lạt

SKV - Đà Lạt, nơi sương mù ôm ấp từng rặng thông và hoa nở rực rỡ bốn mùa, từ lâu đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho những tâm hồn khao khát sự bình yên. Với khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, thành phố cao nguyên này không chỉ là nơi để trốn chạy cái xô bồ của phố thị mà còn là chốn tìm lại năng lượng và cảm hứng sống.
TP.HCM: Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" quận 8 dịp Tết Ất Tỵ sẽ được làm mới

TP.HCM: Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" quận 8 dịp Tết Ất Tỵ sẽ được làm mới

SKV - TP.HCM vừa công bố kế hoạch tổ chức chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" Tết Ất Tỵ 2025. Sự kiện là dịp để quận 8 quảng bá các sản phẩm văn hóa và dịch vụ du lịch đặc sắc đến với bạn bè trong và ngoài nước.
Dự án MV “Hiệu triệu”: Hàng triệu trái tim thổn thức với tình yêu quê hương đất nước

Dự án MV “Hiệu triệu”: Hàng triệu trái tim thổn thức với tình yêu quê hương đất nước

Sáng 2/12/2024, tại Hội quán Trúc Lâm (Hà Nội) đã diễn ra buổi gặp gỡ báo chí giới thiệu dự án MV âm nhạc "Hiệu triệu" - Nơi những tiếng lòng yêu nước.
Thú vị với robot nấu phở Hà thành tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024

Thú vị với robot nấu phở Hà thành tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024

SKV - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa chính thức công bố thông tin chi tiết về Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024. Với chủ đề ấn tượng "Hà Nội kết nối năm châu", lễ hội không chỉ là nơi hội tụ của tinh hoa ẩm thực mà còn là cầu nối văn hóa đặc sắc giữa Thủ đô với bạn bè quốc tế.
Hội thi pháo đất huyện Vĩnh Bảo – lưu giữ trò chơi truyền thống độc đáo của miền đất nhiều di sản văn hóa

Hội thi pháo đất huyện Vĩnh Bảo – lưu giữ trò chơi truyền thống độc đáo của miền đất nhiều di sản văn hóa

Ngày 23/11, Hội thi pháo đất huyện Vĩnh Bảo năm 2024 được tổ chức tại Nhà thi đấu thể dục thể thao huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng với sự tham gia đông đủ của những đội được tuyển chọn từ các xã, thị trấn trực thuộc huyện.
Quảng Nam đăng cai Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism

Quảng Nam đăng cai Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism

SKV – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn, diễn ra từ ngày 9 – 11/12 tại tỉnh Quảng Nam.
"Thư từ Roma": Bài 3 - Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”

"Thư từ Roma": Bài 3 - Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”

Bài 3 trong loạt bài "U50 đi du học" của tác giả Tô Phương Thủy – Phóng viên thường trú của Tạp chí Công dân và Khuyến học tại Châu Âu - Du học Ý: “Mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome”.
"Thư từ Roma": Bài 2 - Đi học tuổi 50

"Thư từ Roma": Bài 2 - Đi học tuổi 50

Bài 2 trong loạt bài "U50 đi du học" của tác giả Tô Phương Thủy – Phóng viên thường trú của Tạp chí Công dân và Khuyến học tại Châu Âu - Đi học tuổi 50: Nỗi sợ thay đổi và hành trình tìm lại niềm vui.
“Thư từ Roma”: Loạt bài Khủng hoảng “sắc tộc Ý”

“Thư từ Roma”: Loạt bài Khủng hoảng “sắc tộc Ý”

Tạp chí Công dân và Khuyến học xin giới thiệu loạt bài mới của "Thư từ Roma" do Phóng viên Tô Phương Thuỷ, thường trú tại Italia thực hiện: Khủng hoảng “sắc tộc Ý”.
Quảng Nam: Làng rau Trà Quế chính thức được UN Tourism công nhận “Làng Du lịch tốt nhất” năm 2024

Quảng Nam: Làng rau Trà Quế chính thức được UN Tourism công nhận “Làng Du lịch tốt nhất” năm 2024

SKV - Vượt qua 260 hồ sơ đăng ký từ 60 quốc gia, Làng rau Trà Quế ở Hội An được Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc vinh danh "Làng du lịch tốt nhất thế giới" năm 2024.
Xem thêm
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam)  tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Chiều ngày 18/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với chủ đề “Định hướng công tác chuyển đổi số tại Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời gian tới”.
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Sáng 7/12, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Sáng 01/12/2024, Tại nhà thờ cố Lương Y Nguyễn Kiều, xã Phượng Dc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày mất của cố Lương Y Nguyễn Kiều.
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Phiên bản di động