Tháo gỡ bất cập để người bệnh có cơ hội tiếp cận các thuốc mới sớm
WHO thử nghiệm lâm sàng ba loại thuốc mới trong điều trị Covid -1
|
Nhân viên y tế tại bệnh viện sắp thuốc để cấp cho bệnh nhân./suckhoeviet.org.vn |
Việc Quốc hội thông qua Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) trong những ngày đầu tiên của năm 2023 cùng với việc ban hành Nghị quyết số 80/2023/QH15 về gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, Nghị quyết số 30/NQ-CP về đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế là cơ sở pháp lý quan trọng giúp ngành y tế tháo gỡ những bất cập để bệnh viện hoạt động bình thường, cơ bản đảm bảo nguồn cung thuốc và vật tư y tế cho người bệnh được khám và điều trị.
Để tiếp tục giải quyết một cách triệt để các khó khăn về mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế, dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) đang được báo cáo, cho ý kiến tại các kỳ họp của các Ủy ban chuyên trách của Quốc hội và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV (dự kiến bắt đầu từ ngày 22/5/2023).
Chỉ có 9% thuốc mới có mặt tại Việt Nam
Báo cáo của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia cho thấy thông qua đấu thầu tập trung cấp quốc gia năm 2022, tổng giá trị thuốc trúng thầu giảm 17,98% (giảm 1.419 tỷ) so với giá kế hoạch, giúp thực hiện mục tiêu quản lý giá thuốc tại các cơ sở y tế được kiểm soát chặt chẽ, thống nhất tại từng địa phương.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, giá biệt dược gốc (BDG) tại Việt Nam - các thuốc có chất lượng cao nhất mà người bệnh Việt Nam đang được tiếp cận đã ở mức thấp của các nước trong khu vực ASEAN (đối với hầu hết các nhóm điều trị chính). Tỷ trọng (số lượng) sử dụng thuốc biệt dược gốc tại các cơ sở y tế tại Việt Nam là 11% - mức thấp so với trung bình 27% tại các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Chính vì vậy, thực tế bệnh nhân ở Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận các thuốc mới so với các nước trong khu vực. Cụ thể, năm 2022, chỉ có 9% thuốc mới có mặt tại Việt Nam (trên tổng 460 thuốc mới ra thị trường từ 2012 tới cuối 2021).
ảnh/suckhoeviet.org.vn |
Các chuyên gia hy vọng thông qua dự án sửa đổi Luật Đấu thầu sắp tới, có thể tháo gỡ từng bước nút thắt thể chế trong quản lý mua sắm thuốc, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiếp cận thuốc mới, biệt dược gốc của bác sỹ, người bệnh theo tinh thần Luật Khám bệnh, chữa bệnh; định hướng của Nghị quyết 20/NQ-TW năm 2017. Trong bối cảnh hiện nay 95/100 giường bệnh thuộc các bệnh viện công lập cho nên các quy định mua sắm ảnh hưởng tới các bệnh viện công lập mang tính quyết định trong việc gia tăng các cơ hội tiếp cận thuốc mới cho người bệnh Việt Nam.
Hiện nay, việc đấu thầu các thuốc phục vụ cho nhu cầu sử dụng tại các cơ sở y tế đang được tiến hành và kết quả đang được sử dụng chung cho cả thuốc sử dụng và không sử dụng ngân sách quỹ bảo hiểm y tế. Điều này dẫn đến việc tình trạng người bệnh có nhu cầu và khả năng chi trả song lại không được sử dụng các thuốc theo yêu cầu điều trị đa dạng.
Theo điều 137 Nghị định 54/2017/NĐ-CP đề cập việc đấu thầu để mua thuốc cho các bệnh viện sẽ theo hướng dẫn cụ thể do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định. Khoản 1 điều 1 thông tư 15/2019/TT-BYT (sửa đổi trong khoản 1 điều 1 thông tư 06/2023/TT-BYT) quy định: các cơ sở y tế công lập được tổ chức đấu thầu cho thuốc sử dụng nguồn vốn nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác.
Bên cạnh đó, khoản 76 điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP (sửa đổi khoản 2 điều 136 Nghị định 54/2017/NĐ-CP) quy định cơ chế quản lý việc mua thuốc của cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám chữa bệnh. Theo đó, cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên bệnh viện chỉ được mua thuốc đã trúng thầu ở chính cơ sở y tế đó hoặc trúng thầu ở bệnh viện tuyến tỉnh hoặc trung ương trong vòng 12 tháng.
Ngăn chặn tình trạng chảy máu ngoại tệ
Theo các chuyên gia y tế, trong thời gian tới, khi các nguồn ngân sách được đa dạng hóa hơn như ngân sách từ bảo hiểm y tế tư nhân... việc giới hạn người bệnh tự chi trả nhưng vẫn không mua được thuốc theo nhu cầu không còn phù hợp nữa, đặc biệt là thuốc trong những ca bệnh nặng, hiểm nghèo mà bệnh nhân đứng giữa ranh giới sống chết cần dùng đến. Vì vậy, việc tăng tiếp cận các thuốc điều trị phong phú qua kênh cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là một việc rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
Người dân làm thủ tục lấy thuốc bảo hiểm y tế./suckhoeviet.org.vn |
Nội dung tại khoản 2, Điều 55 dự thảo ngày 05 tháng 04 năm 2023 của Luật Đấu thầu (sửa đổi) về Lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế: “Đối với việc mua thuốc không thuộc danh mục thanh toán bảo hiểm y tế, mua vaccine để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ, cơ sở y tế tự quyết định về hình thức, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu” được kỳ vọng sẽ từng bước khắc phục thực trạng bất cập hiện nay với mục tiêu trên hết và trước hết vì người bệnh.
Hiện nay, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng đang nỗ lực quản lý chất lượng và giá thuốc một cách hợp lý, kiểm soát chặt chẽ thông qua qua hệ thống các cơ chế quản lý cấp phép lưu hành và cơ chế quản lý giá kê khai của Bộ Y tế, đảm bảo thuốc đến tay bệnh nhân Việt Nam với chất lượng đã được kiểm soát và giá cả hợp lý. Việc áp dụng thêm cơ chế kiểm soát lên việc mua sắm, đặc biệt lên nhóm đối tượng bệnh nhân tự chi trả là việc kiểm soát không cần thiết, tốn nhiều nguồn lực các bên và nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn cung ứng thuốc.
Hình thức bệnh nhân tự chi trả đã được áp dụng đối với vaccine bởi vaccine dịch vụ không do nhà nước chi trả, bảo hiểm y tế thanh toán… Nếu cơ chế thích hợp được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu được tiếp cận và chọn lựa thuốc của bác sỹ điều trị và bệnh nhân tự nguyện chi trả, tạo hành lang pháp lý cho việc mua sắm thuốc từ nguồn thu dịch vụ hoặc các nguồn thu khác (không phải từ nguồn vốn nhà nước và quỹ bảo hiểm y tế) đối với cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám chữa bệnh sẽ đem lại nhiều tác động tích cực.
Quyền được lựa chọn điều trị bằng phương pháp chất lượng cao và có hiệu quả theo các quy định chuyên môn kỹ thuật đã được ghi nhận trong Luật Khám Bệnh chữa bệnh. Bệnh nhân có thêm cơ hội được tiếp cận những dược phẩm tốt nhất và phù hợp nhất đáp ứng nhu cầu điều trị. Việc làm này đồng thời còn giữ chân được nhóm bệnh nhân Việt Nam có thu nhập cao lựa chọn chữa trị bệnh trong nước, ngăn chặn tình trạng chảy máu ngoại tệ từ dòng người bệnh sang điều trị tại các nước phát triển hơn với nguồn dược phẩm chất lượng cao.
Theo ước tính của Bộ Y tế, trong năm 2018 có khoảng 60.000 lượt người bệnh trong nước ra nước ngoài điều trị làm “chảy máu” nguồn ngoại tệ khoảng 2 tỷ USD. Trong đó, Singapore đã tiếp nhận hơn 30.000 lượt người Việt đến khám chữa bệnh trong tổng số 400.000 lượt khách quốc tế; Thái Lan cũng đang là “vùng đất hứa” của người Việt tìm đến với hơn 17.000 người trong năm 2018.
Theo các chuyên gia, đã đến lúc phải luật hóa cơ chế thích hợp nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho việc mua sắm thuốc phục vụ cho đối tượng bệnh nhân tự chi trả, song song với việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng và giá thuốc thông qua cơ chế quản lý cấp phép lưu hành và quản lý giá kê khai của Bộ Y tế, tạo ra khả năng đa dạng hóa nguồn thuốc điều trị hiệu quả, nâng cao chất lượng y tế, khám chữa bệnh của quốc gia./.
Nguồn: Tháo gỡ bất cập để người bệnh có cơ hội tiếp cận các thuốc mới sớm
Tin liên quan
Dự báo thời tiết ngày 2/1/2025: Bắc Bộ đêm không mưa, ngày nắng
05:05 | 02/01/2025 Môi trường xanh
Phê duyệt phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế
17:20 | 01/01/2025 Tin tức
Bước chuyển mình chiến lược của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn
15:13 | 01/01/2025 Doanh nghiệp
Cùng chuyên mục
Lâm Đồng: Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X khép lại với những dư âm tốt đẹp
10:05 | 01/01/2025 Tin tức
Mãn nhãn màn pháo hoa chào năm mới 2025 đầu tiên trên thế giới
23:01 | 31/12/2024 Giải trí
Gala "Nữ hoàng Giọng nói 2024": Tôn vinh những giọng nói truyền cảm hứng cho cộng đồng
11:23 | 31/12/2024 Giải trí
Tối nay (31/12) sẽ diễn ra lễ bế mạc Festival Hoa Đà Lạt và Chương trình nghệ thuật, bắn pháo hoa chào năm mới 2025
10:08 | 31/12/2024 Tin tức
Bà Huỳnh Thị Phương Duyên được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng
09:45 | 31/12/2024 Tin tức
Bụng biến dạng sau khi hút mỡ, tạo hình ở cơ sở y tế tư nhân
08:29 | 31/12/2024 Tin tức
Các tin khác
Nhiều quy định mới về khám bệnh BHYT có hiệu lực từ năm 2025
08:00 | 31/12/2024 Thông tin đa chiều
Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Hiệu quả từ 15 ngày ra quân cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
20:26 | 30/12/2024 Tin tức
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025
19:25 | 30/12/2024 Hoạt động hội
Mang niềm vui đến với học sinh vùng biên giới tỉnh Lai Châu
16:42 | 30/12/2024 Tin tức
TTND.PGS.TS.BSCC Vũ Nam: Người nâng tầm, phát triển nền Y học cổ truyền nước nhà
14:24 | 30/12/2024 Y học cổ truyền
Hội Nhà báo các tỉnh Bắc sông Hậu ký kết giao ước thi đua năm 2025
08:36 | 30/12/2024 Tin tức
Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương: Nơi kết hợp tinh hoa y học cổ truyền và hiện đại
08:20 | 30/12/2024 Tin tức
LĐLĐ huyện Hoài Đức tổ chức chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” và phát động phong trào thi đua năm 2025
15:25 | 29/12/2024 Dấu ấn Việt Nam
Công an tỉnh Lai Châu triệt phá đường dây lừa đảo công nghệ cao xuyên biên giới
18:18 | 28/12/2024 Tin tức
Bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Cao Huy giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ
18:03 | 28/12/2024 Tin tức
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025
3 ngày trước Hoạt động hội
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân
6 ngày trước Hoạt động hội
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
18-12-2024 20:34 Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội