Thị trường dược liệu châu Âu bùng nổ sau đại dịch COVID-19

Các phương pháp điều trị y học tự nhiên ngày càng được ưa chuộng tại châu Âu khiến khu vực này trở thành một thị trường đầy tiềm năng cho các dược phẩm có thành phần thiên nhiên. Ngành công nghiệp châu Âu hùng mạnh đã khởi động những sản phẩm chăm sóc sức khỏe nguồn gốc tự nhiên mới và xu thế này càng được củng cố sau đại dịch COVID-19.
Thị trường dược liệu châu Âu bùng nổ sau đại dịch COVID-19
Ảnh minh họa

Các phương pháp điều trị y học tự nhiên ngày càng được ưa chuộng tại châu Âu khiến khu vực này trở thành một thị trường đầy tiềm năng cho các dược phẩm có thành phần thiên nhiên. Ngành công nghiệp châu Âu hùng mạnh đã khởi động những sản phẩm chăm sóc sức khỏe nguồn gốc tự nhiên mới và xu thế này càng được củng cố sau đại dịch COVID-19.

Sức thu hút với các phương pháp điều trị phòng ngừa cũng thúc đẩy nhu cầu gia tăng về các sản phẩm hương liệu, chiết suất, tinh dầu, rong và tảo biển, tinh chất nghệ và gừng. Trên thực tế, một trong những hệ quả chính của đại dịch COVID-19 là xu hướng “self-medication” (tự dùng thuốc) lan rộng. Theo đó, sự quan tâm đến thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe tăng cao, đồng thời nhiều công ty dược phẩm và thực phẩm cũng gấp rút tham gia vào thị trường thực phẩm chức năng, đặc biệt là với các nước châu Âu - thị trường tiêu dùng khổng lồ có truyền thống sử dụng các đồ thực phẩm chức năng. Đây là cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu những sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên.

“Khát” nguyên liệu thảo dược thô

Đức là thị trường tiêu dùng lớn nhất châu Âu và trên bình diện chung, người tiêu dùng quốc gia này ngày càng có ý thức hơn về mặt chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sự quan tâm tới các sản phẩm có nguồn gốc cỏ cây và tinh chất.

Theo trang thông tin của Trung tâm Xúc tiến thương mại nhập khẩu từ các nước đang phát triển cib.eu, ước tính trong năm 2022, giá trị của thị trường thực phẩm chức năng Đức xấp xỉ 4,8 tỷ USD. Đức là nước có thị trường thực phẩm chức năng lớn thứ nhì châu Âu về mặt giá trị, sau Italia. Trong đó, các hãng dược phẩm là kênh phân phối quan trọng về mặt hàng này tại Đức, chiếm tỷ lệ 85%. Doanh số này tăng nhanh chóng trong những năm qua, đạt tỷ lệ tăng trưởng 5%/năm trong riêng giai đoạn 2017 - 2020.

Theo một cuộc khảo sát năm 2021 với 4.041 người tiêu dùng Đức, 70% số người xác nhận họ có dùng thực phẩm chức năng trong vòng 12 tháng qua. Tuy nhiên, do cuộc khảo sát được tiến hành trong giai đoạn đại dịch COVID-19 nên chưa thể rõ quy mô tiêu dùng này còn tiếp tục ở mức bao nhiêu sau đại dịch. Dữ liệu thu thập trong 3 đợt khảo sát giữa các năm 2020 và 2021 cho thấy 16% số người được hỏi cho biết đã tiêu thụ các sản phẩm thảo dược trong vòng 12 tháng qua và 12% đã sử dụng những thực phẩm chức năng thảo dược như tinh dầu tảo. Việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng có chứa khoáng chất và vitamin vẫn rất phổ biến với người Đức, chiếm tới hơn 50% khối lượng thực phẩm chức năng được bán tại Đức.

Ngành công nghiệp dược phẩm Đức luôn “khát” các nguyên liệu thành phần thô và cả sơ chế để sử dụng cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe nội địa và quốc tế. Về mặt kim ngạch thương mại, Đức là một trong những nước nhập khẩu lớn nhất các loại thành phần thảo dược tự nhiên, cũng như các hương liệu cho ngành công nghiệp tinh chế.

81% số người Pháp tin dùng thực phẩm chức năng

Trong khi đó, Pháp là thị trường đầy hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu sản phẩm chăm sóc sức khỏe có thành phần tự nhiên. Giá trị của thị trường tiêu thụ Pháp ngày càng lớn với các thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược. Người tiêu dùng Pháp có truyền thống tin dùng dài hạn các loại thuốc và thực phẩm chức năng. Pháp cũng là một trong những thị trường lớn nhất châu Âu về sản phẩm thuốc thảo dược. Thị trường này lâu nay vẫn tràn ngập các loại thuốc thảo dược phương Tây, đặc biệt là các thuốc theo liệu pháp “vi lượng đồng căn”, chủ yếu cho nhu cầu điều trị phòng ngừa. Trong năm 2022, thị trường thực phẩm chức năng của Pháp ước đạt giá trị 10,49 tỷ USD. Theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng Pháp (Synadiet), doanh số bán trực tuyến thực phẩm chức năng tại nước này tăng 16% trong giai đoạn 2 năm 2020 - 2021.

Cũng trong năm 2021, một cuộc thăm dò của Synadiet cho biết 81% dân số Pháp luôn có quan niệm tốt về thực phẩm chức năng, và khoảng 58% số người tiêu dùng Pháp đã sử dụng liên tục các sản phẩm này trong 2 năm đã qua. Chất lượng tự nhiên của các thực phẩm chức năng chính là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy người tiêu dùng chi cho mặt hàng này.

Dư địa dược liệu nhiệt đới

Italia luôn giữ vai trò là thị trường hấp dẫn cho những doanh nghiệp xuất khẩu từ các nước đang phát triển. Quốc gia này cũng chính là điểm nhập khẩu lớn nhất châu Âu về các mặt hàng tinh dầu, với một ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm chăm sóc sức khỏe cực kỳ thịnh vượng. Hơn nữa, những người tiêu dùng Italia có truyền thống sử dụng các sản phẩm thực vật sản xuất trong nước đặc chế cho dược phẩm cây cỏ và thuốc truyền thống.

Italia cũng là thị trường thực phẩm chức năng số một châu Âu. Trong giai đoạn 2014 - 2020, thị trường này tăng trưởng trung bình 8,2%/năm. Trị giá của thị trường này trong năm 2022 ước đạt 9,16 tỷ USD. Trước đó, vào giai đoạn cao điểm của lệnh giãn cách và phong tỏa do dịch COVID-19 năm 2020, khi các cửa hàng bán lẻ truyền thống bị buộc phải đóng cửa, thị trường thực phẩm chức năng Italia vẫn tăng trưởng ở mức 2,8%. Các cửa hàng dược tại Italia vẫn là kênh phân phối chính mặt hàng này với tỷ lệ 80% toàn thị trường.

Phân tích của Hiệp hội Các nhà sản xuất sản phẩm chăm sóc sức khỏe Italia nhấn mạnh rằng, đại dịch COVID-19 chính là nhân tố thúc đẩy người tiêu dùng nước này cẩn trọng hơn trong việc tự chăm sóc thể trạng bản thân. Theo một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Ipsos, 87% số người Italia dùng thực phẩm chức năng để cảm thấy sung sức hơn và 84% cho rằng họ cảm thấy cần thiết phải tự chăm sóc cho bản thân. Trong năm 2021, hơn 58% dân số Italia thừa nhận họ thường xuyên sử dụng thực phẩm chức năng.

Năm 2019, thị trường thực phẩm chức năng Italia có chứa thành phần nguồn gốc cây cỏ ước tính trị giá 500,88 triệu USD. Con số này chiếm 16% giá trị tổng thị trường thực phẩm chức năng Italia. Riêng giá trị thị trường các sản phẩm thuần túy thảo mộc cùng thời điểm này lên tới 2,66 tỷ USD. Con số này chiếm tới 10% giá trị toàn thị trường dược phẩm Italia. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng Italia sử dụng sản phẩm có thành phần tự nhiên chủ đạo, đặc biệt là với những người có các triệu chứng sức khỏe dạng nhẹ. Những thành phần dược liệu phổ biến gồm có hoa lạc tiên, tinh dầu chanh, keo ong, men gạo lứt đỏ, cây kim sa, cây lô hội.

So sánh với những thị trường châu Âu chủ chốt khác, Italia ít phụ thuộc vào các dược phẩm có thành phần tự nhiên không thuộc các nước châu Âu. Tuy nhiên, thị trường Italia vẫn còn nhiều dư địa cho các dược liệu thô trồng được tại những nước có khí hậu nhiệt đới. Hơn nữa, nước này là quốc gia nhập khẩu lớn nhất châu Âu về sản phẩm rong/tảo biển từ các nước đang phát triển./.

Theo Thanh Nam
hssk.tapchicongsan.org.vn

Tin liên quan

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Bắc Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Bắc Bộ nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 27/7/2024 tại khu vực Hà Nội và cả nước.
Bộ Y tế ban hành kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2025

Bộ Y tế ban hành kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2025

Bộ Y tế vừa ban hành Kế hoạch 927/KH-BYT ngày 25/7/2024 về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2025.
Long An tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

Long An tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

Trước tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang có chiều hướng gia tăng và phức tạp, UBND tỉnh Long An yêu cầu các Sở, ngành liên quan tăng cường phòng, chống dịch bệnh, nhất là bệnh sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết.

Cùng chuyên mục

Singapore: Số ca sốt xuất huyết tăng vọt

Singapore: Số ca sốt xuất huyết tăng vọt

Theo số liệu từ Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (NEA), quốc đảo này đã ghi nhận 267 ca mắc sốt xuất huyết từ ngày 14 - 22/7.
Ấn Độ: Nhiều người tử vong do virus viêm não hiếm gặp

Ấn Độ: Nhiều người tử vong do virus viêm não hiếm gặp

Ít nhất 16 trường hợp tử vong do virus Chandipura hiếm gặp đã được ghi nhận ở bang Gujarat, phía Tây Ấn Độ.
Singapore phê duyệt sử dụng vaccine phòng RSV

Singapore phê duyệt sử dụng vaccine phòng RSV

Người dân Singapore từ 60 tuổi trở lên hiện có thể tiêm vaccine phòng virus hợp bào hô hấp (RSV) gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Thêm hy vọng về khả năng chữa khỏi bệnh HIV/AIDS

Thêm hy vọng về khả năng chữa khỏi bệnh HIV/AIDS

Các nhà nghiên cứu cho biết gần 6 năm sau, virus HIV không còn tồn tại trong máu của bệnh nhân và cũng không còn dấu hiệu của bệnh bạch cầu.
Uống cà phê giúp giảm nguy cơ tử vong do ít vận động

Uống cà phê giúp giảm nguy cơ tử vong do ít vận động

Nghiên cứu mới được công bố gần đây trên tạp chí BMC Public Health gợi ý rằng uống cà phê có thể giúp loại bỏ một số tác hại của lối sống ít vận động.
Số ca COVID-19 trên thế giới tăng trở lại

Số ca COVID-19 trên thế giới tăng trở lại

Các ca nhiễm COVID-19 đang tiếp tục tăng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ và Australia, đồng thời xuất hiện nhiều biến thể mới của virus Corona.

Các tin khác

Belarus phê duyệt vaccine điều trị ung thư phổi của Cuba

Belarus phê duyệt vaccine điều trị ung thư phổi của Cuba

Ngày 14/7, Bộ Y tế Belarus đã chính thức cấp giấy phép cho vaccine Cimavax của Cuba. Đây là vaccine chữa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới được cấp bằng sáng chế và đăng ký chính thức.
WHO kêu gọi ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1

WHO kêu gọi ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia tăng cường giám sát, chia sẻ thông tin và nghiên cứu nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát đại dịch cúm gia cầm H5N1.
Anh: Nhiều trẻ sơ sinh tử vong do ho gà

Anh: Nhiều trẻ sơ sinh tử vong do ho gà

Ngày 11/7, Cơ quan An ninh y tế Anh (UKHSA) thông tin, 9 trẻ sơ sinh đã tử vong kể từ khi dịch ho gà bùng phát vào tháng 11/2023.
31% người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh do lười hoạt động thể chất

31% người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh do lười hoạt động thể chất

Theo WHO, gần một phần ba (31%) người trưởng thành trên toàn thế giới (khoảng 1,8 tỷ người) không đáp ứng mức hoạt động thể chất được khuyến nghị.
WHO cảnh báo bột talc trong phấn rôm có khả năng gây ung thư

WHO cảnh báo bột talc trong phấn rôm có khả năng gây ung thư

Theo Cơ quan phòng chống ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bột talc được cho là "có khả năng gây ung thư". Cảnh báo này được đưa ra vào ngày 5/7 và ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Australia phát triển mô hình AI giúp điều trị ung thư

Australia phát triển mô hình AI giúp điều trị ung thư

Các nhà nghiên cứu Australia đã phát triển một mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân ung thư.
Mỹ phát triển vaccine ngừa cúm gia cầm H5N1

Mỹ phát triển vaccine ngừa cúm gia cầm H5N1

Mỹ đầu tư 176 triệu USD để Moderna đẩy nhanh quá trình phát triển vaccine trong bối cảnh nhiều bò sữa mắc cúm gia cầm H5N1, lo ngại bệnh lây sang người.
Phần Lan tiêm vaccine cúm gia cầm cho người

Phần Lan tiêm vaccine cúm gia cầm cho người

Phần Lan sẽ tiêm vaccine cúm gia cầm cho 10.000 người, bắt đầu từ tháng 7, do lo ngại bùng phát dịch bệnh từ các trang trại.
Điều tra thêm 76 ca tử vong liên quan đến thực phẩm chức năng của Kobayashi Pharma

Điều tra thêm 76 ca tử vong liên quan đến thực phẩm chức năng của Kobayashi Pharma

SKV - Công ty Dược phẩm Kobayashi (Nhật Bản) cho biết đang điều tra thêm 76 ca tử vong khác liên quan đến việc tiêu thụ thực phẩm bổ sung men gạo đỏ, trong bối cảnh chính phủ tỏ ra bất bình về việc công ty chậm trễ trong việc công bố thông tin kể từ khi ca tử vong đầu tiên được nghi ngờ vào tháng 3.
Australia cảnh báo khẩn cấp về kẹo dẻo Uncle Frog’s Mushroom

Australia cảnh báo khẩn cấp về kẹo dẻo Uncle Frog’s Mushroom

Giới chức Australia đã đưa ra cảnh báo thu hồi nhãn hiệu kẹo dẻo Uncle Frog’s Mushroom vì có 5 trường hợp nhập viện với các triệu chứng nghiêm trọng sau khi sử dụng.
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Phiên bản di động