Trẻ mắc ho gà gia tăng và các dấu hiệu nhận biết, cách phòng bệnh
TPHCM: Gia tăng ca bệnh ho gà ở trẻ chưa được tiêm vaccine Quảng Ngãi: Ca mắc ho gà xuất hiện trở lại |
Từ đầu tháng 7/2024 đến nay, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận gần 400 trẻ mắc bệnh ho gà đến khám và điều trị. Trong đó, phần lớn các trường hợp mắc là trẻ em dưới 1 tuổi chưa tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine phòng bệnh.
Hiện tại, Trung tâm đang điều trị cho gần 40 trẻ mắc bệnh ho gà, trong đó có một bệnh nhi nặng cần phải thở máy.
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần vừa qua, trên địa bàn Thành phố ghi nhận thêm 7 ca mắc ho gà. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 200 ca mắc ho gà tại 29 quận, huyện, thị xã; so với cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.
Ảnh minh họa. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Thu Hương, Trưởng khoa Khám và Điều trị ban ngày, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường gặp ở trẻ nhỏ.
Vi khuẩn Bordetella Pertussis là tác nhân gây bệnh ho gà ở trẻ. Đây là một vi khuẩn gram âm ( – ), thuộc họ Bordetella, có dạng trực khuẩn hai đầu nhỏ, kích thước rất nhỏ, không di động. Vi khuẩn không có nguồn gốc từ động vật hay môi trường bên ngoài, khó nuôi cấy, sẽ bị chết sau khoảng một giờ dưới tác dụng trực tiếp của nhiệt độ, ánh sáng mặt trời hay dung dịch khử khuẩn. Đặc biệt, loại khuẩn này được ghi nhận là phát triển tốt trong môi trường Bordet – Gengou có thạch máu với các khuẩn lạc điển hình.
Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Trẻ điều trị càng sớm, càng nhanh khỏi bệnh và ít có nguy cơ bị biến chứng.
Trẻ mắc bệnh, đặc biệt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần được nhập viện để được điều trị tích cực khi có các triệu chứng nặng như khó thở, ngưng thở, mất nước hay có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng khác liên quan đến hệ hô hấp khác như viêm phổi. Tại bệnh viện, trẻ có thể sẽ được hút mũi để thông đường thở, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh và hỗ trợ thở oxy khi cần thiết. Đối với trẻ có dấu hiệu mất nước, khó ăn uống, bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch vào tĩnh mạch (IV).
Đối với các trường hợp điều trị bệnh ho gà tại nhà, bố mẹ lưu ý tuân thủ đúng theo chỉ định điều trị của bác sĩ, không tự ý cho trẻ dùng thuốc, dùng sai liều hay ngưng thuốc khi không có sự đồng ý của bác sĩ. Thuốc trị ho không có tác dụng trong điều trị bệnh ho gà, đặc biệt không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi nhằm tránh các tác dụng phụ cho trẻ.
Trong quá trình hồi phục và điều trị bệnh, trẻ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn trong không gian thoáng mát, yên tĩnh, tránh tiếp xúc với khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá. Để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, bố mẹ có thể dùng máy tạo độ ẩm để làm mát không khí, giúp làm dịu phổi và giảm kích thích đường thở.
Ho gà có thể khiến trẻ nôn nhiều, khó ăn uống. Do đó, bố mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày cho trẻ và khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn. Trong trường hợp trẻ nôn mửa liên tục, có dấu hiệu mất nước như khát nước, lưỡi khô, mắt trũng sâu, khó chịu, khóc không có nước mắt… bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ tích cực.
Ho gà ở trẻ em khi không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như ngừng thở, viêm phổi, sụt cân thứ phát, tăng bạch cầu quá mức, tăng áp động mạch phổi, suy hô hấp, co giật, bệnh não, tử vong.
Tiêm vaccine cách tốt nhất để phòng bệnh ho gà cho trẻ. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Phòng bệnh ho gà
Vì ho gà rất dễ lây truyền do tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp có các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng bệnh nhân khi ho, hắt hơi, và khả năng lây truyền rất cao đối với những người sinh hoạt trong cùng một không gian như hộ gia đình, trường học… Vì vậy, bên cạnh việc tiêm phòng cần lưu ý thực hiện tốt các biện pháp khác như:
Cách tốt nhất để phòng ho gà ở trẻ là tiêm phòng vaccine.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.
- Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
- Hạn chế để trẻ đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh đường hô hấp, đặc biệt là người bệnh ho gà.
- Chủ động tiêm vaccine phòng bệnh ho gà
Cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine phòng bệnh ho gà đầy đủ, đúng lịch:
- Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi.
- Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng.
- Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng.
- Mũi thứ 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.
Đối với trẻ khi sinh ra từ các bà mẹ không có kháng thể phòng bệnh ho gà có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ nhận được kháng thể từ mẹ. Vì vậy, để chủ động phòng bệnh cho trẻ nhỏ trước khi bước vào độ tuổi tiêm chủng, các bà mẹ có thể tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh uốn ván - bạch hầu - ho gà (Tdap) trong thời gian mang thai. Sau khi được tiêm phòng vaccine Tdap, cơ thể bà mẹ sẽ tạo ra các kháng thể cần thiết và truyền cho em bé trước khi sinh. Những kháng thể này giúp bảo vệ em bé chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà trong vài tháng đầu đời.
Bệnh ho gà thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 6 tuổi. Trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ mắc bệnh nặng và có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Được điều trị càng sớm, trẻ càng nhanh khỏi và ít có nguy cơ bị biến chứng.
Tin liên quan
Dự báo thời tiết ngày 21/12/2024: Bắc Bộ trời rét, ngày nắng
05:05 | 21/12/2024 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục
[Infographic] 8 cách đơn giản giúp cải thiện sức khỏe tinh thần
07:15 | 20/12/2024 Sức khỏe tinh thần
Quận 8 TP.HCM có Bệnh viện đa khoa tư nhân đầu tiên
20:01 | 19/12/2024 Khỏe - Đẹp
Sở Y tế TP.HCM theo dõi sát dịch bệnh bí ẩn ở Congo
17:18 | 18/12/2024 Sức khỏe
Vì một lối sống năng động lành mạnh
08:12 | 18/12/2024 Khỏe - Đẹp
Lợi ích tuyệt vời từ hạt mắc ca
21:31 | 17/12/2024 Sức khỏe
Chủ động phòng bệnh loãng xương
19:49 | 17/12/2024 Sức khỏe
Các tin khác
Cảnh báo: Bệnh nhân cong vẹo cột sống đang có xu hướng trẻ hóa
19:31 | 17/12/2024 Khỏe - Đẹp
Bonlory nêu cao tinh thần thể thao tại giải đấu Pickleball quốc tế
17:07 | 17/12/2024 Sức khỏe
[Infographic] 8 quy tắc vàng phòng chống đột quỵ
06:50 | 14/12/2024 Sức khỏe
Bệnh viện Tâm Anh cùng các nhà khoa học Mỹ thử nghiệm thuốc mới điều trị ung thư giai đoạn cuối
20:50 | 12/12/2024 Khỏe - Đẹp
TP.HCM tăng cường công tác phòng, chống bệnh viêm phổi nặng do virus
09:55 | 12/12/2024 Sức khỏe
Chuyên gia khuyến cáo sử dụng các thực phẩm giảm đường
07:00 | 11/12/2024 Sức khỏe
Top thực phẩm nên ăn nhiều vào mùa đông
07:00 | 10/12/2024 Y tế 24h
Nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
14:04 | 09/12/2024 Sức khỏe tinh thần
Manulife mang hơn 3.000 suất khám sức khỏe miễn phí đến Hà Nội
11:31 | 09/12/2024 Sức khỏe
Cùng Morinaga Nutritional Foods Việt Nam tìm hiểu lợi ích của việc bổ sung lợi khuẩn chủ động thông qua thực phẩm bổ sung
10:58 | 09/12/2024 Sức khỏe
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
2 ngày trước Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội