Triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi tại 18 tỉnh, thành phố
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố triển khai tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi Phòng chống bệnh sởi như thế nào? |
Mục tiêu chung của Kế hoạch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi tại các vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi, dịch sởi xảy ra.
Có 18 tỉnh, thành phố triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2024, với 135 huyện ở 3 miền Bắc - Trung - Nam trong đó khu vực miền Bắc có 17 huyện, khu vực miền Trung 17 huyện, còn lại 101 huyện thuộc khu vực miền Nam.
![]() |
Có 18 tỉnh, thành phố triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2024. Ảnh minh họa. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Mục tiêu cụ thể của chiến dịch là 95% trẻ thuộc nhóm đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm đủ mũi vaccine theo quy định tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra được tiêm 01 mũi vaccine Sởi-Rubella. Đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng tiêm chủng theo Nghị định 104/2016/NĐ-CP và Nghị định 155/2018/NĐ-CP.
Thời gian thực hiện Kế hoạch chống dịch Sởi 2024: Quý III-IV ngay sau khi vaccine được cung ứng.
Chiến dịch tiêm chủng sởi khác với kế hoạch tiêm bù, tiêm vét đã được thực hiện là đối tượng tiêm chủng được mở rộng. Cụ thể, trước đây chỉ tiêm cho trẻ 9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong chiến dịch thêm này đối tượng tiêm chủng là trẻ từ 1 đến 10 tuổi, trừ những trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Bộ Y tế đề nghị thời gian tới TP HCM tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Chỉ đạo các địa phương thực hiện đồng bộ kiểm soát dịch, khẩn trương tiêm vaccine an toàn hiệu quả, xử trí phản ứng sau tiêm. Chủ động tiêm cho những người ngoài đối tượng được đề cập trong chiến dịch của Bộ Y tế… Mặc dù TP HCM đã công bố dịch sởi, nhưng nếu không làm tốt công tác phòng chống, nguy cơ dịch sởi sẽ bùng phát mạnh không chỉ ở TP HCM mà còn ở tỉnh, thành khác, bởi sởi lây lan rất nhanh, cứ nhiễm là có triệu chứng, khi tất cả mọi người nhiễm có triệu chứng thì dịch bùng lên nhanh chóng.
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023 và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
Năm 2014-2015 là chu kỳ dịch sởi bùng phát rất lớn khiến hơn 110 trẻ tử vong. Năm 2019 chu kỳ 5 năm tái diễn và tới năm nay năm 2024 là năm của chu kỳ dịch.
Để phòng chống bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo: 1. Chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch. 2. Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ. 3. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ. 4. Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường. 5. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện. |
Tin liên quan

Ra mắt thương hiệu NMN Phyto Genious tại Việt Nam: Tiên phong trong giải pháp trẻ hoá tế bào
18:26 | 24/06/2025 Khỏe - Đẹp

Thủ tướng: Tuyên chiến với hàng giả, quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả
09:41 | 24/06/2025 Tin tức

Dự báo thời tiết ngày 24/6/2025: Mưa rào và rải rác có dông
05:05 | 24/06/2025 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục

Bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai chủ động phòng chống sốt xuất huyết trước đỉnh dịch
18:22 | 24/06/2025 Sức khỏe

Tác dụng của châm cứu, cấy chỉ, nhĩ châm trong điều trị suy thận qua các nghiên cứu quốc tế
19:07 | 23/06/2025 Bài báo Khoa học

Trạm Y tế thị trấn Krông Kmar: Chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản
16:08 | 23/06/2025 Khỏe - Đẹp

Xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh phổi: Liệu pháp Đông y toàn diện cho hệ hô hấp
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Xoa bóp bấm huyệt chữa hen suyễn: Giải pháp Đông y an toàn cho người bệnh
15:54 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp bấm huyệt đúng cách giúp giảm căng thẳng, lo âu
10:09 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều
Các tin khác

Phương pháp xoa bóp huyệt gan bàn chân giúp khí huyết lưu thông
10:08 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Phương pháp bấm huyệt thái xung giúp hạ huyết áp
10:08 | 18/06/2025 Thông tin đa chiều

Sữa trong chế độ ăn uống cho người cao tuổi
10:08 | 18/06/2025 Khỏe - Đẹp

Sữa và các sản phẩm thay thế cho người ăn chay
10:08 | 18/06/2025 Khỏe - Đẹp

Huyệt Nhân Trung - Huyệt vị với những tác dụng bất ngờ cho sức khỏe
10:07 | 18/06/2025 Y học cổ truyền

Sữa hữu cơ: Xu hướng tiêu dùng hiện nay
10:07 | 18/06/2025 Khỏe - Đẹp

Nuôi dưỡng sức khỏe và hạnh phúc của con người và cộng đồng
08:45 | 17/06/2025 Khỏe - Đẹp

Giới trẻ cẩn trọng trước những trào lưu làm đẹp tiêu cực
20:46 | 16/06/2025 Khỏe - Đẹp

Cách nhận biết sữa giả trên thị trường
17:02 | 16/06/2025 Khỏe - Đẹp

Tác hại của việc uống sữa giả đối với sức khỏe
17:02 | 16/06/2025 Khỏe - Đẹp

Ra mắt Chi hội Nam Y Thọ Khang Đường - Hà Nội: Dấu ấn mới của Y học cổ truyền
08-06-2025 20:00 Hoạt động hội

Chi hội Nam Y An Giang: Lan tỏa yêu thương, chung tay vì cộng đồng
17-05-2025 21:00 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh tại di tích Đền Bia
28-04-2025 01:26 Hoạt động hội

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
22-04-2025 13:55 Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội