Tuần Văn hóa Du lịch tỉnh Hòa Bình 2024: Lễ hội Cầu Ngư, thả Hoa Đăng trên sông Đà – Nét đẹp văn hóa của dân tộc xứ Mường Hòa Bình.
Các đại biểu dự lễ Cầu Ngư thả đèn Hoa Đăng trên Sông Đà năm 2024 ( Ảnh : Trần Trung) |
Ông Đinh Công Sứ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội phát biểu khai mạc ( Ảnh : Trần Trung) |
Phát biểu khai mạc chương trình ông Đinh Công Sứ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội phát biểu Dòng sông Đà huyền thoại, hùng vĩ và mang vẻ đẹp nên thơ trữ tình, biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên - một dòng chảy vĩ đại giữa núi rừng Tây Bắc.
Sông Đà trong những trang tùy bút của Nhà văn Nguyễn Tuân đã ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hung, vừa trữ tình thơ mộng. Sông Đà mang trong mình vẻ đẹp tĩnh lặng, yên ả. Cảnh đẹp ấy đã cùng với sông Đà chảy qua không gian, thời gian, và đặc biệt là chảy qua cả những áng thơ ca bao đời như thơ Nguyễn Quang Bích rồi Tản Đà… để trở thành bất tử.
Lễ hội Cầu Ngư nét đẹp độc đáo trong văn hóa tâm linh của ngư dân ( Ảnh :Trần Trung) |
Lễ Cầu Ngư và thả Hoa Đăng trên dòng sông Đà là hoạt động góp phần tôn vinh những giá trị văn hóa tinh thần, nét đẹp trong văn hóa tâm linh của dân tộc xứ Mường Hòa Bình, với mục đích cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, một năm mùa màng bội thu, đất nước được thái bình thịnh vượng, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội Cầu Ngư xuất hiện từ bao giờ vốn dĩ chẳng ai biết, mọi người chỉ biết rằng đây là lễ hội mang đậm đà nét đẹp văn hóa dân gian, đồng thời là ‘món ăn tinh thần’ không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của ngư dân – những người gắn chặt cuộc đời mình với sông nước mênh mông, sống nhờ nguồn tôm cá dồi dào.
Chẳng biêt từ bao giờ Lễ hội Cầu Ngư luôn là món ăn tinh thần của ngư dân xứ Mường Hòa Bình suốt những năm tháng qua. Lễ hội vừa là một nét đẹp, một phong tục trong đời sống văn hóa nhằm thể hiện sự biết ơn của ngư dân nơi đây dành cho Cá Ông, đồng thời cũng là dịp để họ cầu mong, gửi gắm những hy vọng về một năm dong buồm ra khơi suôn sẻ, thuận lợi và bình an với những khoang thuyền đầy ắp ‘lộc trời’.
Lễ hội tôn vinh những giá trị văn hóa tinh thần, tạo dựng nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc xứ Mường Hòa Bình, của dân tộc Việt Nam. Trong không gian lộng lẫy của khu vực Hạ lưu sông Đà lúc về đêm, hàng ngàn chiếc đèn hoa đăng được thắp sáng bởi ánh đèn nến dập dềnh giữa sông khiến sông Đà trở nên vô cùng lung linh, huyền ảo. Mỗi ngọn đèn hoa đăng được đốt lên, cũng là dịp mọi người cùng cầu nguyện vào đó một tâm niệm thiện lành, một tâm niệm an lạc, cầu cho đất nước được thái bình, thịnh vượng, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.
|
Những chiếc đèn này tuy không được làm từ vật liệu cao cấp, chỉ qua đôi bàn tay thủ công của những nghệ nhân nhưng lại mang đậm nét truyền thống nơi đây từ màu sắc, hoa văn cho đến kiểu dáng, rất đơn sơ, mộc mạc. Những chiếc đèn hoa đăng đủ sắc vẫn cứ lấp lánh lênh đênh trôi theo dòng nước, tạo nên một không gian ánh sáng đa tầng đầy mê hoặc. Đặc biệt, khi màn đêm buông xuống những chiếc đèn hoa đăng hiện diện dưới dòng sông khiến sông Đà đẹp đến lạ kỳ.
Theo dân gian, đèn hoa đăng có ý nghĩa chúc mừng tôn vinh những giá trị văn hóa tâm linh và giá trị tinh thần của người Việt Nam vào những ngày lễ lớn. Ngoài ra, theo Phật giáo, ánh sáng đèn Hoa đăng khi thả xuống sông còn có ý nghĩa cầu nguyện sự bình an, cầu vinh quang cho đất nước, mưa thuận gió hòa, nhà nhà được an vui, ấm no và hạnh phúc. Mỗi chiếc đèn hoa đăng được người thả gửi vào đó những lời nguyện ước với mong muốn cầu những điều tốt đẹp nhất.
|
Bên cạnh đó lễ hội Cầu Ngư và thả Hoa Đăng trên dòng sông Đà còn quảng bá, giới thiệu hình ảnh ấn tượng về tiềm năng, thế mạnh, cảnh quan và bản sắc văn hóa truyền thống của tỉnh Hòa Bình nói chung, khu du lịch vùng lòng hồ sông Đà nói riêng, góp phần kích cầu phát triển du lịch và thu hút mở rộng thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế đến với tỉnh Hòa Bình.
Lễ hội Cầu Ngư, thả Hoa Đăng trên dòng sông Đà là một lễ hội văn hóa tâm linh góp phần tôn vinh những giá trị văn hóa tinh thần, nét đẹp trong văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam nói chung và của người dân tộc xứ Mường Hòa Bình nói riêng. Một lễ hội đậm đà thuần phong mỹ tục của người Việt, một nét đẹp văn hóa xứng đáng được kế thừa và phát huy ./.
Các tin khác
Ngắm vẻ đẹp mơ màng Hoa tam giác mạch Hà Giang, tìm hiểu sự tích loài hoa nhỏ nhắn nhưng xinh đẹp lạ thường .
09:06 | 14/11/2024 Dấu ấn Việt Nam
Giao lộ sáng tạo đã để lại dấu ấn cho buổi khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo 2024
15:31 | 10/11/2024 Dấu ấn Việt Nam
Bắc Giang: Ghi nhận những kết quả thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Dũng năm 2024
08:47 | 09/11/2024 Dấu ấn Việt Nam
Năng lượng tích cực lan tỏa tới cộng đồng
20:39 | 04/11/2024 Dấu ấn Việt Nam
Đoàn kết, thống nhất nội bộ tạo nên sức mạnh
22:05 | 02/11/2024 Dấu ấn Việt Nam
Làm sao để doanh nghiệp và nhà trường không phải tự “đốt đuốc” tìm nhau?
09:30 | 30/10/2024 Dấu ấn Việt Nam
Cứu sống 4 bệnh nhân từ mô, tạng của người cho chết não
22:33 | 28/10/2024 Dấu ấn Việt Nam
Sản phẩm của Viettel AI góp mặt tại Hội nghị châu Âu về Trí tuệ nhân tạo
13:30 | 28/10/2024 Dấu ấn Việt Nam
Nhà báo Nguyễn Đăng Khang được bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Báo Đại Đoàn Kết
21:49 | 25/10/2024 Dấu ấn Việt Nam
Đại tướng Lương Cường chính thức được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026
20:00 | 21/10/2024 Tin nổi bật
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
4 ngày trước Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội