Từng bước xóa bỏ cây thuốc lá, hướng tới mục tiêu an ninh lương thực

Ngày Thế giới Không Thuốc lá 2023 vào 31/5 tới sẽ là cơ hội để kêu gọi các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang cây trồng bền vững.
Thuốc lá điện tử ảnh hưởng đến phổi như thế nào?
Chú thích ảnh
Đất nông nghiệp nên được dành để trồng lương thực, thực phẩm chứ không phải thuốc lá./suckhoeviet.org.vn

Một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang leo thang do xung đột, biến đổi khí hậu. Tác động của đại dịch COVID-19 cũng như hậu quả kéo theo từ cuộc chiến ở Ukraine khiến giá lương thực, nhiên liệu và phân bón tăng cao.

Trong chiến dịch toàn cầu cho Ngày Thế giới Không Thuốc lá (31/5) năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn chủ đề “Chọn thực phẩm, không thuốc lá” với mục tích nâng cao nhận thức cho người dân trồng thuốc lá chuyển sang cây trồng bền vững, nhiều chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, chiến dịch cũng sẽ phơi bày những nỗ lực của ngành công nghiệp thuốc lá nhằm can thiệp vào những nỗ lực chuyển đổi cây trồng, góp phần vào cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Ngày Thế giới Không Thuốc lá năm 2023 sẽ là cơ hội để huy động các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang cây trồng bền vững thông qua việc tạo ra hệ sinh thái thị trường cho các loại cây trồng thay thế và khuyến khích ít nhất 10.000 nông dân trên toàn cầu cam kết từ bỏ trồng thuốc lá.

“Mọi người trên thế giới cần lương thực để sống khỏe mạnh và làm việc hiệu quả, chứ không phải thuốc lá, thứ gây hại cho con người và hành tinh. Không gian nông nghiệp có giá trị nên được dành để trồng lương thực, thực phẩm chứ không phải thuốc lá. Chúng tôi đặc biệt khuyến nghị các chính phủ xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân trồng thuốc lá ngừng trồng cây thuốc lá, mà thay vào đó theo đuổi việc trồng các loại cây bền vững, dinh dưỡng khác và tạo thêm thu nhập”, Giám đốc Điều hành Liên minh phòng chống tác hại thuốc lá khu vực Đông Nam Á (SEATCA), Tiến sĩ Ulysses Dorotheo, kêu gọi.

Hậu họa lâu dài

Chú thích ảnh
Người nông dân trồng cây thuốc lá ở Philippines./suckhoeviet.org.vn

Hiện tại, thuốc lá được trồng ở hơn 125 quốc gia như một loại cây công nghiệp, với tổng diện tích trồng ước tính là 4 triệu ha, lớn hơn diện tích đất nước Rwanda. Tác hại của việc trồng cây thuốc lá đối với môi trường đặc biệt rõ ràng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Hàng nghìn ha rừng đã bị phá hủy để tạo không gian cho sản xuất thuốc lá. Khai phá đất trồng cây thuốc lá góp phần gây ra 5% nạn phá rừng toàn cầu và lấy đi các chất dinh dưỡng thiết yếu của đất nhiều hơn so với các loại cây trồng khác. Sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trong trồng cây thuốc lá gây nhiễm độc đất và nguồn nước. Đất nông nghiệp dành riêng cho thuốc lá cũng tước đi cơ hội trồng cây lương thực.

Tại nhiều quốc gia phụ thuộc vào việc trồng và sản xuất thuốc lá, vấn đề sinh kế thường trở thành trở ngại cho việc thực hiện các biện pháp kiểm soát thuốc lá hiệu quả. Nông dân thường phải tuân thủ các thỏa thuận hợp đồng với ngành công nghiệp thuốc lá và bị mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn nợ nần. Ngành công nghiệp thuốc lá cung cấp cho nông dân hạt giống và các vật liệu khác cần thiết để trồng thuốc lá và sau đó loại bỏ chi phí khỏi thu nhập, điều này khiến cho việc từ bỏ thuốc lá trở nên rất khó khăn đối với người trồng. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp thuốc lá thường không đưa ra một mức giá hợp lý cho người nông dân đối với sản phẩm họ làm ra. Chính vì vậy, người dân trồng cây thuốc lá kiếm không đủ và vẫn nợ ngập đầu.

Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy tại Indonesia, nông dân trồng cây thuốc lá đang đầu tư nhiều tiền hơn vào việc trồng loại cây này so với thu nhập mà họ thu được từ đó. Những nông dân trồng thuốc lá trước đây nhận ra rằng trồng các loại cây lương thực như ngô, rau xanh và khoai lang đều mang lại lợi nhuận hơn so với trồng cây thuốc lá.

Bài học xóa bỏ cây thuốc lá từ các nước ASEAN

Chú thích ảnh
Chủ đề Ngày Thế giới Không thuốc lá năm nay là "Chọn thực phẩm, không thuốc lá"./suckhoeviet.org.vn

Tại Đông Nam Á, chính phủ Malaysia đã tích cực thực hiện thay thế cây trồng thuốc lá từ năm 2004, với kenaf (cây đay) được quảng bá như một loại cây trồng đầy tiềm năng nhất. Kenaf là một loại cây công nghiệp ngắn ngày, tạo ra chuỗi cung ứng sợi thực vật. Năm 2019, tổng cộng đã có 928 người trồng cây thuốc lá chuyển sang trồng kenaf trên tổng diện tích 1.364 ha đất tại Malaysia.

Theo Kế hoạch Malaysia lần thứ 11 (2016 - 2020), chính phủ nước này đã phân bổ 1,206 triệu USD cho việc nghiên cứu và phát triển cách thức trồng của kenaf và 14,23 triệu USD cho việc trồng mới loại cây mới. Kể từ đó đến nay, tổng số nông dân trồng thuốc lá ở Malaysia giảm đáng kể và chỉ còn một số ít người trồng phục vụ cho thị trường địa phương.

Theo một nghiên cứu về chuyển đổi cây trồng có tên gọi “Cây kenaf tại Malaysia” do nhóm chuyên gia thuộc SEATCA thực hiện năm 2017, chỉ trong 12 năm (từ năm 2000 đến 2012), số nông dân trồng thuốc lá tại Malaysia đã giảm từ hơn 20.000 người xuống còn 587 người, thu hẹp 18 lần diện tích đất trồng thuốc lá.

Không chỉ có Malaysia, người nông dân trồng cây thuốc lá tại Campuchia, Indonesia và Philippines cũng đang dần dần chuyển đổi sang cây trồng thay thế có lợi hơn.

Tại Indonesia, thu nhập hàng năm của những người từng là nông dân trồng thuốc lá ở Indonesia đã tăng đáng kể 69% sau khi họ chuyển sang cây trồng khác. Có tới 71% nông dân từng trồng thuốc lá chuyển sang trồng ngũ cốc và 21,5% chuyển sang trồng trái cây và các loại cây mang nhiều giá trị dinh dưỡng khác.

Tại Philippines, nông dân ở Ilocos Norte, Ilocos Sur, La Union và Pangasinan chuyển sang trông các loại rau củ quả như cà chua, tỏi, cà tím, hạt tiêu. Họ giải thích rằng những loại cây này cần ít vốn đầu tư và lao động hơn so với cây thuốc lá, trong khi thu nhập nhận được lại cao hơn rất nhiều. Mướp đắng, đậu xanh, lạc cũng đem lại thu nhập cao hơn so với trồng cây thuốc lá.

Tại Campuchia, trong 10 năm qua, khoảng 40% nông dân trồng thuốc lá có chuyển từ canh tác thuốc lá sang cây trồng thay thế, với lý do lợi nhuận cao, vốn đầu tư thấp và giá thuốc lá biến động. Các loại cây trồng thay thế bao gồm lúa, ngô, lạc và các loại cây công nghiệp.

Nguồn: Từng bước xóa bỏ cây thuốc lá, hướng tới mục tiêu an ninh lương thực

Bảo Hà/baotintuc.vn
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Bắc Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Bắc Bộ nắng nóng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết ngày 27/7/2024 tại khu vực Hà Nội và cả nước.
Bộ Y tế ban hành kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2025

Bộ Y tế ban hành kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2025

Bộ Y tế vừa ban hành Kế hoạch 927/KH-BYT ngày 25/7/2024 về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2025.
Long An tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

Long An tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

Trước tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang có chiều hướng gia tăng và phức tạp, UBND tỉnh Long An yêu cầu các Sở, ngành liên quan tăng cường phòng, chống dịch bệnh, nhất là bệnh sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết.

Cùng chuyên mục

Singapore: Số ca sốt xuất huyết tăng vọt

Singapore: Số ca sốt xuất huyết tăng vọt

Theo số liệu từ Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (NEA), quốc đảo này đã ghi nhận 267 ca mắc sốt xuất huyết từ ngày 14 - 22/7.
Ấn Độ: Nhiều người tử vong do virus viêm não hiếm gặp

Ấn Độ: Nhiều người tử vong do virus viêm não hiếm gặp

Ít nhất 16 trường hợp tử vong do virus Chandipura hiếm gặp đã được ghi nhận ở bang Gujarat, phía Tây Ấn Độ.
Singapore phê duyệt sử dụng vaccine phòng RSV

Singapore phê duyệt sử dụng vaccine phòng RSV

Người dân Singapore từ 60 tuổi trở lên hiện có thể tiêm vaccine phòng virus hợp bào hô hấp (RSV) gây nhiễm trùng đường hô hấp.
Thêm hy vọng về khả năng chữa khỏi bệnh HIV/AIDS

Thêm hy vọng về khả năng chữa khỏi bệnh HIV/AIDS

Các nhà nghiên cứu cho biết gần 6 năm sau, virus HIV không còn tồn tại trong máu của bệnh nhân và cũng không còn dấu hiệu của bệnh bạch cầu.
Uống cà phê giúp giảm nguy cơ tử vong do ít vận động

Uống cà phê giúp giảm nguy cơ tử vong do ít vận động

Nghiên cứu mới được công bố gần đây trên tạp chí BMC Public Health gợi ý rằng uống cà phê có thể giúp loại bỏ một số tác hại của lối sống ít vận động.
Số ca COVID-19 trên thế giới tăng trở lại

Số ca COVID-19 trên thế giới tăng trở lại

Các ca nhiễm COVID-19 đang tiếp tục tăng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ và Australia, đồng thời xuất hiện nhiều biến thể mới của virus Corona.

Các tin khác

Belarus phê duyệt vaccine điều trị ung thư phổi của Cuba

Belarus phê duyệt vaccine điều trị ung thư phổi của Cuba

Ngày 14/7, Bộ Y tế Belarus đã chính thức cấp giấy phép cho vaccine Cimavax của Cuba. Đây là vaccine chữa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới được cấp bằng sáng chế và đăng ký chính thức.
WHO kêu gọi ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1

WHO kêu gọi ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia tăng cường giám sát, chia sẻ thông tin và nghiên cứu nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát đại dịch cúm gia cầm H5N1.
Anh: Nhiều trẻ sơ sinh tử vong do ho gà

Anh: Nhiều trẻ sơ sinh tử vong do ho gà

Ngày 11/7, Cơ quan An ninh y tế Anh (UKHSA) thông tin, 9 trẻ sơ sinh đã tử vong kể từ khi dịch ho gà bùng phát vào tháng 11/2023.
31% người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh do lười hoạt động thể chất

31% người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh do lười hoạt động thể chất

Theo WHO, gần một phần ba (31%) người trưởng thành trên toàn thế giới (khoảng 1,8 tỷ người) không đáp ứng mức hoạt động thể chất được khuyến nghị.
WHO cảnh báo bột talc trong phấn rôm có khả năng gây ung thư

WHO cảnh báo bột talc trong phấn rôm có khả năng gây ung thư

Theo Cơ quan phòng chống ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bột talc được cho là "có khả năng gây ung thư". Cảnh báo này được đưa ra vào ngày 5/7 và ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Australia phát triển mô hình AI giúp điều trị ung thư

Australia phát triển mô hình AI giúp điều trị ung thư

Các nhà nghiên cứu Australia đã phát triển một mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân ung thư.
Mỹ phát triển vaccine ngừa cúm gia cầm H5N1

Mỹ phát triển vaccine ngừa cúm gia cầm H5N1

Mỹ đầu tư 176 triệu USD để Moderna đẩy nhanh quá trình phát triển vaccine trong bối cảnh nhiều bò sữa mắc cúm gia cầm H5N1, lo ngại bệnh lây sang người.
Phần Lan tiêm vaccine cúm gia cầm cho người

Phần Lan tiêm vaccine cúm gia cầm cho người

Phần Lan sẽ tiêm vaccine cúm gia cầm cho 10.000 người, bắt đầu từ tháng 7, do lo ngại bùng phát dịch bệnh từ các trang trại.
Điều tra thêm 76 ca tử vong liên quan đến thực phẩm chức năng của Kobayashi Pharma

Điều tra thêm 76 ca tử vong liên quan đến thực phẩm chức năng của Kobayashi Pharma

SKV - Công ty Dược phẩm Kobayashi (Nhật Bản) cho biết đang điều tra thêm 76 ca tử vong khác liên quan đến việc tiêu thụ thực phẩm bổ sung men gạo đỏ, trong bối cảnh chính phủ tỏ ra bất bình về việc công ty chậm trễ trong việc công bố thông tin kể từ khi ca tử vong đầu tiên được nghi ngờ vào tháng 3.
Australia cảnh báo khẩn cấp về kẹo dẻo Uncle Frog’s Mushroom

Australia cảnh báo khẩn cấp về kẹo dẻo Uncle Frog’s Mushroom

Giới chức Australia đã đưa ra cảnh báo thu hồi nhãn hiệu kẹo dẻo Uncle Frog’s Mushroom vì có 5 trường hợp nhập viện với các triệu chứng nghiêm trọng sau khi sử dụng.
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Phiên bản di động