Vì sao WHO và các chuyên gia y tế khuyến cáo giảm tiêu thụ đồ uống có đường?

Hiện nay, gánh nặng sức khỏe ngày càng tăng do tiêu thụ đồ uống có đường. Có bằng chứng liên quan đến việc tiêu thụ đồ uống có đường với sự gia tăng toàn cầu về thừa cân, béo phì nguy cơ sâu răng, đái tháo đường tuýp 2, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ...

Tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam tăng gấp 7 lần, hệ luỵ sức khoẻ tăng theo

Dẫn thông tin của Tổ chức y tế thế giới (WHO), bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, khái niệm đồ uống có đường cho tất cả các loại đồ uống có chứa đường tự do, gồm có nước ngọt không chứa cồn (solf-drink) có ga hoặc không có ga, nước ép trái cây/rau củ, đồ uống từ trái cây/rau củ, dưới dạng đồ uống, chất cô đặc dạng lỏng và bột, nước có pha chế hương liệu, nước tăng lực và đồ uống cho người chơi thể thao (sport drinks), trà pha sẵn, cà phê pha sẵn và đồ uống sữa có pha chế hương liệu (flavoured milk drinks).

Vì sao WHO và các chuyên gia y tế khuyến cáo giảm tiêu thụ đồ uống có đường?
Tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam tăng gấp 7 lần trong 15 năm qua, từ mức trung bình 6,6 lít/người năm 2002 lên 46,5 lít/người năm 2017, và năm 2018 là 50,7 lít/người. https://suckhoeviet.org.vn/

Bà Trang cho biết tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam tăng gấp 7 lần trong 15 năm qua, từ mức trung bình 6,6 lít/người năm 2002 lên 46,5 lít/người năm 2017, và năm 2018 là 50,7 lít/người. Trung bình một người tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo dưới 25 g/ngày của WHO.

TS.BS Nguyễn Thị Hồng Diễm, Phó trưởng Phòng kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, WHO khuyến cáo ở cả người lớn và trẻ em nên giảm lượng đường tự do xuống dưới 10% tổng năng lượng tiêu thụ; giảm hơn nữa mức tiêu thụ các loại đường tự do xuống dưới 5% (25g) mỗi ngày sẽ có lợi hơn cho sức khỏe.

Hiện nay, gánh nặng sức khỏe ngày càng tăng do tiêu thụ đồ uống có đường. Có bằng chứng liên quan đến việc tiêu thụ đồ uống có đường với sự gia tăng toàn cầu về thừa cân, béo phì nguy cơ sâu răng, đái tháo đường tuýp 2, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, các rối loạn chuyển hóa khác và một số bệnh ung thư. Đồ uống có đường còn gây ra gánh nặng cho cá nhân, xã hội khi làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, giảm năng suất lao động do bệnh tật, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân.

Chính vì thế Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến cáo, trẻ em từ 2 đến 18 tuổi nên hạn chế lượng đường tiêu thụ thêm xuống dưới 6 muỗng cà phê (25gam) mỗi ngày, tức là dưới 5% tổng năng lượng nạp vào và đồ uống có đường nên được giới hạn không quá 235ml mỗi tuần. Trẻ em dưới 2 tuổi không nên tiêu thụ bất cứ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào có thêm đường.

PGS.TS Vũ Thị Thu Hiền (Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết thêm nghiên cứu tại các nước cho thấy có mối liên quan thuận giữa tăng tiêu thụ nước ngọt và cân nặng, tăng vòng eo, tăng mỡ trong cơ thể. Ở nữ tiêu thụ từ trên 1,3 lon đồ uống có đường/ngày nguy cơ rối loạn chuyển hóa tim mạch tăng 3.2 lần so với nữ tiêu thụ đồ uống có đường ít hơn.

Sử dụng nhiều đồ uống có đường còn làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin.

Vì sao WHO và các chuyên gia y tế khuyến cáo giảm tiêu thụ đồ uống có đường?
Lượng đường trong một số sản phẩm đồ uống có đường. https://suckhoeviet.org.vn/

Bộ Y tế đề xuất đồ uống càng nhiều đường càng bị đánh thuế cao

Báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình hình thực hiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cho thấy, số liệu tiêu thụ nước giải khát ở Việt Nam năm 2018 là 50,7 lít/người/năm. Sản lượng đồ uống và nước ngọt có ga tại Việt Nam lần lượt là 3,3 tỷ lít và 1,5 tỷ lít năm 2020; tỷ lệ trung bình tiêu thụ đồ uống chung tại Việt Nam năm 2020 là khoảng 34,1 lít/người/năm, tỷ lệ tiêu thụ nước ngọt có ga là 15,5 lít/người/năm.

Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ với độ tuổi từ 15-45 chiếm hơn 46%, đây là độ tuổi được đánh giá là có nhu cầu cao về các loại nước giải khát và là đối tượng đích của nhà sản xuất.

Hiện nay, thế giới đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm lượng tiêu thụ đối với đồ uống có đường, trong đó chủ yếu là 4 biện pháp: Ghi nhãn và quảng cáo; giảm tính sẵn có; hoạt động truyền thông; áp dụng chính sách thuế và giá.

Đối với biện pháp áp dụng chính sách thuế và giá, WHO khuyến cáo đánh thuế đối với đồ uống có đường là chính sách quan trọng nhằm giảm mức tiêu thụ, từ đó ngăn ngừa thừa cân, béo phì và tác hại của đồ uống có đường đến sức khỏe.

Tại dự thảo đánh giá tác động chính sách sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt quy định đánh thuế đồ uống có đường, Bộ Y tế cho rằng, căn cứ trên mức tăng trưởng tiêu dùng rất cao của các dòng sản phẩm nước ép hoa quả, thức uống thể thao, nước tăng lực, các loại trà uống liền giai đoạn 2010-2019 và dự báo mức tăng trưởng dương từ 3-5% giai đoạn 2020-2025 có thể nhận thấy trong tương lai không xa, các sản phảm này sẽ tiếp tục góp phần làm tăng lượng đường tiêu thụ ở Việt Nam.

Vì sao WHO và các chuyên gia y tế khuyến cáo giảm tiêu thụ đồ uống có đường?
Tác hại của đồ uống có đường với sức khoẻ. https://suckhoeviet.org.vn/

Bên cạnh đó, dòng sản phẩm đồ uống có cồn có đường dưới dạng nước hoa quả lên men (cider) tuy mới xuất hiện trên thị trường nhưng ngày càng được vị thành niên Việt Nam và nữ giới ưa thích, sẽ góp phần làm tăng lượng đường tiêu thụ ở nhóm người tiêu dùng này.

Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đề xuất tất cả các đồ uống có đường theo định nghĩa của WHO có mặt trên thị trường đồ uống Việt Nam, kể cả các loại nước hoa quả lên men có cồn, đều cần chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cụ thể là sử dụng phương thức đánh thuế theo hàm lượng đường trong 100 ml đồ uống và sẽ quy định ngưỡng, dưới ngưỡng không đánh thuế, trên ngưỡng này thì đánh thuế và đánh theo mức thuế càng nhiều đường càng cao.

"Việc áp thuế sẽ giúp giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong, từ đó giảm áp lực lên hệ thống y tế, tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước. Giải pháp thuế khiến tăng mức giá bán lẻ ngày càng cao thì lợi ích thu được về là sức khỏe cộng đồng và nguồn thu ngân sách sẽ càng lớn", bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế nhấn mạnh.

Với mục tiêu thể chế Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, ngày 05/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 02/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045;

Ngày 29/01/2022, Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 – 2025. Tại các văn bản này đã nêu rõ nhiệm vụ và giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về dinh dưỡng để giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong, trong đó đã nhấn mạnh việc "xây dựng quy định về ghi nhãn dinh dưỡng mặt trước bao bì sản phẩm đóng gói sẵn, hạn chế quảng cáo đối với thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường".

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện nay, tại Việt Nam gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 70% tổng gánh nặng bệnh tật toàn quốc và các bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Ước tính hằng năm, tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77% tổng số tử vong toàn quốc, trong đó chủ yếu là các bệnh về tim mạch, ung thư, tiểu đường….

Cùng đó tỷ lệ thừa cân, béo phì đã tăng gấp 7 lần ở thanh thiếu niên 5-19 tuổi (từ 2,6% năm 2002 đến 19% năm 2020) và tăng gấp đôi ở người lớn (từ 10,9% năm 2002 lên 18,3% năm 2016).

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, căn nguyên gây nên bệnh béo phì và một số bệnh không lây nhiễm rất phức tạp, trong đó có nguyên nhân từ tình trạng gia tăng tiêu thụ đường tự do, đặc biệt là từ đồ uống có đường ở cả trẻ em và người lớn.

Nguồn: Vì sao WHO và các chuyên gia y tế khuyến cáo giảm tiêu thụ đồ uống có đường?

Thái Bình/suckhoedoisong.vn
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Phát triển tiềm năng dược liệu ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Phát triển tiềm năng dược liệu ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam

Hội Đông y tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức hội thảo chuyên đề báo cáo kết quả khảo sát dược liệu và đề xuất một số giải pháp về khai thác, chế biến, bảo quản dược liệu nhằm phát triển tiềm năng dược liệu ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam.
Ngành giáo dục và đào tạo TPHCM tuyên truyền về phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Ngành giáo dục và đào tạo TPHCM tuyên truyền về phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam

Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM vừa có công văn 987-CV/ĐU ngày 12/8/2024 về quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện Kết luận 86-KL/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới.
Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe nhân dân

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường để bảo vệ sức khỏe nhân dân

SKV - Bộ Tài chính đề xuất bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml, vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) để thực hiện các chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cùng chuyên mục

Thuốc điều trị tiểu đường dạng uống giúp giảm 14% nguy cơ liên quan đến tim mạch

Thuốc điều trị tiểu đường dạng uống giúp giảm 14% nguy cơ liên quan đến tim mạch

Công ty Dược phẩm Đan Mạch Novo Nordisk ngày 29/10 cho biết, trong một nghiên cứu giai đoạn cuối cho thấy, phiên bản thuốc tiểu đường Rybelsus dạng uống, có chứa thành phần Semaglutide giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Nga thử nghiệm giai đoạn đầu thuốc chống ung thư vú

Nga thử nghiệm giai đoạn đầu thuốc chống ung thư vú

Các nhà khoa học Nga vừa hoàn thành bước đầu thử nghiệm thuốc điều trị ung thư vú với kết quả khối u của 55% bệnh nhân giảm, không bị tác dụng phụ.
Mỹ khuyến nghị tăng mũi vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm dễ bị tổn thương

Mỹ khuyến nghị tăng mũi vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm dễ bị tổn thương

Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến nghị những người từ 65 tuổi trở lên và những người bị suy giảm miễn dịch ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng cần tiêm mũi thứ hai của vaccine ngừa COVID-19 trong 6 tháng sau mũi đầu tiên.
Dịch bệnh đậu mùa khỉ bùng phát ở 15 nước châu Phi

Dịch bệnh đậu mùa khỉ bùng phát ở 15 nước châu Phi

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổng cộng đã có 15 quốc gia ở khu vực châu Phi bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ (mpox) trong năm 2024.
Anh nghiên cứu, phát triển vaccine phòng ung thư buồng trứng

Anh nghiên cứu, phát triển vaccine phòng ung thư buồng trứng

Các chuyên gia thuộc Đại học Oxford (Anh) đang nghiên cứu, phát triển một loại vaccine phòng chống ung thư buồng trứng OvarianVax.
Vương quốc Anh: Khoảng 1 triệu người trưởng thành đang sử dụng thuốc lá điện tử

Vương quốc Anh: Khoảng 1 triệu người trưởng thành đang sử dụng thuốc lá điện tử

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Public Health, Vương quốc Anh hiện có khoảng 1 triệu người trưởng thành đang sử dụng thuốc lá điện tử.

Các tin khác

Sáng kiến có thể ngăn 1,2 triệu ca tử vong do ung thư phổi

Sáng kiến có thể ngăn 1,2 triệu ca tử vong do ung thư phổi

Cấm bán thuốc lá cho những người sinh trong thời gian từ 2006 đến 2010 có thể ngăn được khoảng 1,2 triệu ca tử vong do ung thư phổi vào cuối thế kỷ 21.
Rwanda: Bùng phát dịch bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong lên tới 88%

Rwanda: Bùng phát dịch bệnh nguy hiểm, tỷ lệ tử vong lên tới 88%

Rwanda đang phải đối phó với đợt bùng phát bệnh do virus Marburg, một căn bệnh xuất huyết hiếm gặp nhưng gây tử vong tương tự như Ebola. Marburg không có phương pháp điều trị hoặc vaccine, tỷ lệ tử vong là 88%.
Hàn Quốc: 16 người nhập viện do rò rỉ hóa chất độc hại

Hàn Quốc: 16 người nhập viện do rò rỉ hóa chất độc hại

Ngày 27/9, vụ rò rỉ hóa chất độc hại đã xảy ra tại một nhà máy ở thành phố công nghiệp Ulsan, phía Đông Nam Hàn Quốc, khiến 16 người nhập viện.
Hoa Kỳ chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist

Hoa Kỳ chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist do AstraZeneca sản xuất.
Hợp chất mới giúp điều trị bệnh Alzheimer

Hợp chất mới giúp điều trị bệnh Alzheimer

Nhà dược lý thần kinh Maria Jose Diogenes cùng các cộng sự đã phát hiện tiềm năng của một hợp chất mới trong việc điều trị bệnh Alzheimer, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc chống lại chứng sa sút trí tuệ phổ biến nhất hiện nay.
Siêu vi khuẩn kháng thuốc đe dọa tính mạng hơn 39 triệu người

Siêu vi khuẩn kháng thuốc đe dọa tính mạng hơn 39 triệu người

Siêu vi khuẩn kháng thuốc sẽ giết chết hơn 39 triệu người trước năm 2050, trong đó những người lớn tuổi đối diện nguy cơ đặc biệt cao.
Trung Quốc phê duyệt thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ

Trung Quốc phê duyệt thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ

Vaccine sống giảm độc lực phòng bệnh đậu mùa khỉ do Viện Công nghệ sinh học quốc gia Thượng Hải phát triển đã nhận được thông báo thử nghiệm lâm sàng của Cục Quản lý và giám sát dược phẩm quốc gia Trung Quốc.
Anh dự kiến cấm sử dụng xylazine

Anh dự kiến cấm sử dụng xylazine

Xylazine (tranq) là thuốc an thần thú y nồng độ cao, được người nghiện ma túy sử dụng kết hợp với thuốc phiện như heroin và fentanyl để kéo dài thời gian phê thuốc.
Nhật Bản: Tỷ lệ hút thuốc lá giảm mạnh

Nhật Bản: Tỷ lệ hút thuốc lá giảm mạnh

Một cuộc khảo sát của Bộ Y tế Nhật Bản cho thấy, số lượng người có thói quen hút thuốc lá thường xuyên của nước này đã giảm mạnh so với thời điểm cách đây 21 năm.
WHO thông tin thêm về cách lây lan của bệnh đậu mùa khỉ

WHO thông tin thêm về cách lây lan của bệnh đậu mùa khỉ

Trong thông báo đăng tải trên trang chủ, WHO cho biết bệnh đậu mùa khỉ lây lan giữa người với người, chủ yếu thông qua tiếp xúc vật lý gần gũi với người bị nhiễm virus.
Xem thêm
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Hội Nam Y Việt Nam đẩy mạnh phương án phát triển nền y học cổ truyền

Sáng ngày 29/09, Ban Thường vụ Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức kỳ họp thứ VI nhằm thảo luận và triển khai các kế hoạch quan trọng về công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn trong lĩnh vực y tế và tổ chức biểu dương thầy thuốc nam tiêu biểu lần thứ 2. Cuộc họp diễn ra với sự tham dự của các ủy viên thường vụ Hội hướng đến nâng cao chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là trong lĩnh vực y học cổ truyền.
Phiên bản di động