Viêm dạ dày cấp nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh?
Viêm dạ dày cấp nên ăn gì?
Viêm dạ dày là bệnh lý đặc trưng với tình trạng sưng viêm niêm mạc dạ dày, có thể đi kèm ổ loét. Viêm dạ dày cấp tính là giai đoạn bệnh mới khởi phát, thường xảy ra đột ngột, đồng thời có thể điều trị nhanh chóng mà ít để lại di chứng.
Tuy nhiên, nếu không can thiệp điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lường. Việc điều trị viêm dạ dày cấp bên cạnh việc sử dụng thuốc luôn cần kết hợp với các biện pháp điều trị không dùng thuốc, trong đó có vai trò quan trọng của chế độ ăn uống. Dưới đây là những thực phẩm tốt mà người bị viêm dạ dày cấp nên sử dụng để hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh tái phát.
Viêm dạ dày cấp nên ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa
Người bị viêm dạ dày sẽ thường xuyên gặp phải các triệu chứng liên quan tới vấn đề tiêu hóa như mệt mỏi, chán ăn và hấp thu dinh dưỡng kém. Để tránh tình trạng này kéo dài dẫn đến sụt cân, suy nhược cơ thể, người bệnh cần chú ý duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phong phú.
Ngoài ra, với tình trạng hệ tiêu hóa đang bị tổn thương, bệnh nhân nên sử dụng những món ăn mềm, lỏng như cháo, súp. Các món cháo, súp từ gà, cá hồi, nấm, các loại đậu… đều thơm ngon, bổ dưỡng lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, rất tốt cho người bị viêm, đau dạ dày cấp.
Viêm dạ dày cấp nên ăn gì: Thực phẩm giàu vitamin
Vitamin vốn là thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Đối với bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp, việc bổ sung đầy đủ vitamin không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng mà còn giúp thúc đẩy quá trình hồi phục viêm dạ dày diễn ra nhanh chóng.
Có một vài loại vitamin mà người bị bệnh viêm dạ dày cấp nên tăng cường bổ sung:
- Vitamin B: có khả năng cân bằng dinh dưỡng, tổng hợp hormone và sản sinh hồng cầu. Bổ sung vitamin B vừa giúp giảm nguy cơ viêm loét, vừa hiệu quả trong việc thúc đẩy làm lành các tế bào dạ dày bị viêm.
- Vitamin C: giúp tăng cường sức đề kháng, khả năng miễn dịch, ngăn ngừa sự tấn công của các vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, vitamin C còn có tác dụng làm giảm thiểu nguy cơ xuất huyết dạ dày.
- Vitamin E: là chất dinh dưỡng tham gia tích cực vào việc duy trì độ bền của niêm mạc và mạch máu, nhờ vậy giúp giảm nguy cơ viêm loét và xuất huyết dạ dày. Vitamin E còn là chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ cơ quan tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và hỗ trợ tốt cho việc hồi phục viêm loét của niêm mạc dạ dày.
Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin vào chế độ ăn cho người bị đau dạ dày cấp. Một số loại củ quả giàu vitamin tiêu biểu có thể kể đến như: bơ, thanh long, lựu, lê, dâu tây, bưởi, cà rốt, củ dền, khoai lang, khoai tây,…
Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý tránh sử dụng các thực phẩm giàu vitamin nhưng có tính axit cao như cóc, chanh, cam chua… Lượng axit cao trong những loại quả này có thể kích thích tăng tiết axit, khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Người bị viêm dạ dày cấp nên ăn gì: Thực phẩm giàu chất xơ
Đau dạ dày cấp nên ăn gì? Câu trả lời không thể bỏ qua thực phẩm giàu chất xơ. Cái tên này vẫn luôn nằm trong top những loại thực phẩm tốt cho người bị bệnh dạ dày, trong đó có viêm dạ dày cấp. Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ mang lại rất nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ điều trị đau dạ dày:
- Giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru, làm giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi…
- Trung hòa dịch vị dạ dày, giảm nóng rát vùng thượng vị và hạ vị.
- Cân bằng chất lỏng đường ruột.
- Làm dịu và hỗ trợ làm lành vùng niêm mạc bị tổn thương.
Rau xanh và hoa quả là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ tuyệt vời cho cơ thể. Các loại rau quả mà người bị viêm dạ dày cấp nên sử dụng là: xà lách, súp lơ, mồng tơi, rau dền, cải bắp, táo, thanh long, bơ, đu đủ, dưa leo…
Đau dạ dày cấp nên ăn thực phẩm chứa nhiều men vi sinh
Men vi sinh bổ sung những lợi khuẩn cho đường ruột, giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra hiệu quả, ức chế các vi khuẩn có hại và bảo vệ niêm mạc đường ruột. Nhờ những công dụng đó mà bổ sung thực phẩm chứa nhiều men vi sinh giúp cải thiện tốt tình trạng rối loạn tiêu hóa như: ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón. Người bị viêm dạ dày cấp nên thường xuyên sử dụng những thực phẩm chứa men vi sinh như sữa chua, phô mai, mật ong…
Viêm dạ dày cấp nên ăn gì: Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxi hóa
Viêm dạ dày cấp ăn gì để mau khỏi? Người bệnh không nên bỏ qua các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng giảm đau rát do co thắt dạ dày; ngăn chặn sự thoái hóa và tổn thương tế bào, đồng thời hỗ trợ phục hồi viêm loét hiệu quả. Những chất chống oxy hóa rất tốt mà người bị viêm dạ dày cấp nên bổ sung bao gồm:
- Curcumin: Hoạt chất chống oxy hóa này vốn được sử dụng rất phổ biến trong điều trị bệnh dạ dày bởi nhiều tác dụng tuyệt vời như: giảm đau, tiêu viêm, bảo vệ niêm mạc của cơ quan tiêu hóa. Curcumin có nhiều trong gừng và nghệ.
- Beta-carotene: Giúp cải thiện các triệu chứng viêm dạ dày cấp như ợ nóng, tiêu chảy, mệt mỏi… Bên cạnh đó, hoạt chất này có tác dụng thúc đẩy việc hồi phục và sản sinh các tế bào mới ở niêm mạc dạ dày. Beta-carotene có chứa nhiều trong cà rốt, đu đủ, khoai lang…
- Flavonoid: Là hoạt chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ, ngăn chặn những tổn thương cho niêm mạc dạ dày, hạn chế nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. Flavonoid có trong hầu hết các loại rau quả như: táo, chuối, bí đỏ, củ dền, bông cải xanh…
Viêm dạ dày cấp tính nên ăn thực phẩm thô
Thực phẩm thô là nhóm thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Người bị viêm dạ dày cấp nên bổ sung các loại ngũ cốc và hạt như: gạo lứt, hạt điều, hạt hạnh nhân… Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thực phẩm thô với lượng vừa phải mỗi ngày, dùng quá nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe đường ruột.
Thực đơn cho người bị viêm dạ dày cấp tính
Dựa trên hiểu biết về những loại thực phẩm tốt cho người bị viêm dạ dày cấp, bệnh nhân nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Độc giả có thể tham khảo một số thực đơn cho người bệnh viêm dạ dày dưới đây:
Thực đơn 1:
- Bữa sáng: cháo bí đỏ và trứng gà luộc.
- Bữa trưa: cơm gạo tẻ, súp khoai tây thịt bằm, đậu phụ hấp, chuối tây.
- Bữa chiều: cơm gạo tẻ, thịt lợn băm viên hấp, rau cải luộc.
- Bữa tối: chè bột sắn, bánh quy.
Thực đơn 2:
- Bữa sáng: bánh mì và sữa.
- Bữa trưa: cơm gạo tẻ, thịt lợn luộc, bắp cải hầm tôm, dưa hấu.
- Bữa chiều: cơm gạo tẻ, thịt bò xào nấm, đậu cô ve luộc.
- Bữa tối: cháo thịt băm.
Thực đơn 3:
- Bữa sáng: cơm nếp, giò lụa và sữa đậu nành.
- Bữa trưa: cơm gạo tẻ, cá hấp, rau muống luộc, thanh long.
- Bữa chiều: cơm gạo tẻ, đậu phụ non sốt thịt băm, canh rau cải.
- Bữa tối: súp bí đỏ.
Viêm dạ dày cấp không nên ăn gì?
Bên cạnh việc bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho tình trạng viêm dạ dày thì việc hạn chế những thực phẩm có hại cho hệ tiêu hóa đang bị tổn thương cũng có tầm quan trọng không kém. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh cần tránh nếu muốn sớm đẩy lùi căn viêm dạ dày.
Viêm dạ dày cấp không nên ăn thức ăn cay nóng
Dung nạp quá nhiều đồ ăn cay nóng chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày. Thức ăn cay gây tăng tiết axit, kích thích và bào mòn niêm mạc dạ dày. Người bị viêm dạ dày cấp khi sử dụng thức ăn cay nóng có thể nhanh chóng cảm nhận được tình trạng đau rát dạ dày.
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Trong chế độ ăn cho người đau dạ dày cấp nên hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ như thực phẩm chiên xào, thức ăn nhanh. Loại thực phẩm này khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn, gây ra tình trạng khó tiêu và đầy bụng.
Thức ăn nhiều gia vị
Nêm quá nhiều các loại gia vị chua, cay, mặn, ngọt đều sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày và không tốt cho hoạt động tiêu hóa. Vì vậy, người bị viêm dạ dày cấp nên ăn những món ăn ít gia vị như món luộc, món hấp và chỉ nên nêm nếm vừa phải khi chế biến thực phẩm và nấu nướng.
Thực phẩm chua và đồ ăn lên men
Tương tự như thức ăn cay, đồ chua gây tăng tiết axit, kích thích và bào mòn niêm mạc dạ dày. Dung nạp thức ăn chua khiến các triệu chứng viêm dạ dày trở nên trầm trọng hơn, cản trở quá trình điều trị. Người bị viêm dạ dày cấp nên kiêng ăn các loại hoa quả chua và các loại thực phẩm lên men có vị chua như kim chi, cà muối.
Viêm dạ dày cấp nên kiêng các chất kích thích
Sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất kích thích thường xuyên và lâu dài có thể gây thủng hay xuất huyết dạ dày. Rượu bia, trà đặc, cà phê, thuốc lá… là những thực phẩm người bị viêm dạ dày nên tránh tuyệt đối.
Viêm dạ dày cấp không nên ăn các loại đậu
Trong các loại đậu chứa fodmaps, thành phần có thể gây ra những vấn đề tiêu hóa như khó tiêu, đau bụng, đầy hơi. Đậu đen, đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan là những loại đậu có chứa nhiều chất này.
Ngoài ra, carbohydrate trong các loại đậu còn gây tăng tiết axit dạ dày. Vì vậy, những người bị viêm dạ dày cấp nên hạn chế dung nạp loại thực phẩm này.
Người bị viêm dạ dày cấp cần lưu ý gì trong ăn uống?
Ngoài việc nắm được viêm dạ cấp nên ăn gì và không nên ăn gì thì các nguyên tắc ăn uống và thói quen sinh hoạt cũng cần được quan tâm đúng mực trong việc hỗ trợ điều trị viêm dạ dày cấp.
Một số nguyên tắc ăn uống mà người bệnh cần tuân thủ để giúp bệnh mau lành và phòng chống tái phát về sau:
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: thay vì ăn 3 bữa một ngày, người bệnh nên chia nhỏ thành khoảng 4-5 bữa, mỗi bữa cách nhau từ 3-4 giờ. Điều này giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn, giảm áp lực cho dạ dày.
- Chế biến thức ăn chín và mềm: thức ăn cho người bị viêm dạ dày cấp cần đảm bảo chín hoàn toàn để loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân gây hại cho dạ dày. Đồng thời, người bệnh nên dùng các món ăn mềm để hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi nhất.
- Ưu tiên chế biến thức ăn bằng cách luộc và hấp: người bị viêm dạ dày nên hạn chế những món ăn chiên xào; tăng cường những món luộc, hấp và ít dầu mỡ sẽ tốt nhất cho hệ tiêu hóa đang bị tổn thương.
- Tập thói quen ăn uống đúng giờ: đây là thói quen tốt cho tất cả mọi người, nó giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Ăn đúng giờ còn giúp người bị viêm dạ dày không để bụng quá đói gây tăng tiết axit và co thắt dạ dày.
- Không ăn quá no: bên cạnh việc không để quá đói với dùng bữa, bệnh nhân viêm dạ dày cấp cũng không nên ăn quá no, điều này tạo áp lực rất lớn cho dạ dày và khiến các triệu chứng đau dạ dày trở lên nghiêm trọng hơn.
- Ăn chậm, nhai kỹ: ăn chậm để thức ăn đi vào dạ dày với tốc độ vừa phải, nhai kỹ giúp giảm gánh nặng co bóp cho dạ dày. Ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động của dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.
- Uống nhiều nước: người bị viêm dạ dày cấp nên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày, chia làm nhiều lần uống. Uống nhiều nước thúc đẩy hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi, đồng thời giúp trung hòa axit và làm dịu những tổn thương cho niêm mạc dạ dày.
- Không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh: những loại thức ăn này đều gây kích thích đường tiêu hóa, không tốt cho người bệnh dạ dày.
- Nghỉ ngơi, thư giãn sau khi ăn: tránh làm việc, vận động hay đi nằm ngay sau khi ăn. các thói quen này đều không tốt cho hoạt động tiêu hóa và có thể khiến các triệu chứng viêm dạ dày tăng nặng.
Một vài lưu ý về thói quen sinh hoạt cho bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp:
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi: làm việc nặng nhọc, quá sức sẽ ảnh hưởng xấu tới hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Người bị viêm dạ dày nên dành nhiều thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, hỗ trợ cho việc chữa lành và hồi phục những tổn thương ở dạ dày.
- Tránh thức khuya: thức khuya thường xuyên là thói quen có thể khiến bệnh viêm dạ dày cấp tăng nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
- Suy nghĩ lạc quan và tích cực: stress cũng là một trong những nhân tố tác động tiêu cực đến bệnh dạ dày. Giữ cho tinh thần luôn lạc quan và vui vẻ là cách để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm dạ dày hiệu quả.
- Xây dựng và duy trì thói quen tập thể dục: tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, giúp người bị viêm dạ dày hồi phục nhanh chóng hơn.
Hy vọng những thông tin phía trên đã giúp độc giả giải tỏa băn khoăn viêm dạ dày cấp nên ăn gì và không nên ăn gì. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với các nguyên tắc ăn uống khoa học là cách để người bị viêm dạ dày nhanh chóng đẩy lùi căn bệnh khó chịu này.
Nguồn : Sưu Tầm
Cùng chuyên mục
Bí quyết dưỡng sinh mùa đông theo Y học cổ truyền
18:24 | 23/12/2022 Tư vấn
Tác hại của rượu bia ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
14:35 | 23/12/2022 Bắt mạch cuộc sống
Bí quyết dưỡng sinh bốn mùa theo Y học cổ truyền
08:09 | 21/12/2022 Tư vấn
Nước chanh mật ong giúp thanh lọc cơ thể
16:45 | 18/11/2022 Dinh dưỡng chữa bệnh
Nghệ có thể có khả năng gây hại cho sức khỏe của gan, nếu dùng sai cách
15:38 | 15/11/2022 Bắt mạch cuộc sống
Chuyên gia chỉ cách phát hiện trẻ mắc viêm phổi sớm nhất tại nhà
10:07 | 03/11/2022 Bắt mạch cuộc sống
Các tin khác
Tích cực rèn luyện thể thao, nâng cao sức khoẻ
09:41 | 14/10/2022 Bắt mạch cuộc sống
Những điều cha mẹ cần biết về Adenovirus
18:26 | 11/10/2022 Bắt mạch cuộc sống
9 cách tự nhiên ngăn ngừa cơn đau dạ dày
11:52 | 26/09/2022 Bắt mạch cuộc sống
Cách sơ cứu và chữa trị khi bị ong đốt nhanh hết sưng tại nhà hiệu quả
14:51 | 18/08/2022 Bắt mạch cuộc sống
Uống lá vối có hại thận, yếu sinh lý như nhiều người lo?
14:45 | 18/08/2022 Bắt mạch cuộc sống
Ăn gì để bổ máu? Điểm danh các món ăn bổ máu, tăng cường sức khỏe
14:26 | 18/08/2022 Dinh dưỡng chữa bệnh
Công văn số 6298/QLD-CL về việc thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 2 (Viên nén bao phim Capetero 500 (Capecitabine 500mg))
15:38 | 14/07/2022 Bắt mạch cuộc sống
4 bài tập yoga giúp thư giãn và phục hồi tinh thần
08:54 | 23/06/2022 Bắt mạch cuộc sống
Thuốc điều trị HIV hứa hẹn chống lại ung thư di căn
01:30 | 31/05/2022 Bắt mạch cuộc sống
Cách ứng phó với đau cơ
08:03 | 12/05/2022 Bắt mạch cuộc sống
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội