Mới nhất Đọc nhiều
Dưỡng sinh 4 mùa theo Y học cổ truyền

Bí quyết dưỡng sinh bốn mùa theo Y học cổ truyền

Dưỡng sinh Y học cổ truyền (YHCT) nhấn mạnh vào: “thuận theo bốn mùa”. Căn cứ theo biến hoá khí hậu trước mắt mà điều hoà thân tâm, khiến cho nhân thể đạt đến âm dương cân bằng, sức khỏe dẻo dai.
“Bát đoạn cẩm” – bài tập dưỡng sinh phục hồi sức khỏe, tăng cường sinh lực, phòng bệnh tật “Bát đoạn cẩm” – bài tập dưỡng sinh phục hồi sức khỏe, tăng cường sinh lực, phòng bệnh tật
Dưỡng sinh cổ truyền phòng tránh tà khí xâm nhập cơ thể Dưỡng sinh cổ truyền phòng tránh tà khí xâm nhập cơ thể

Dưỡng sinh Y học cổ truyền là gì?

Dưỡng sinh là một trong những phương pháp chăm sóc sức khỏe, bảo dưỡng phổ biến trên thế giới và đã có rất nhiều năm giúp cho cơ thể trẻ hóa và làm chậm lại quá trình lão hóa. Dưỡng sinh YHCT là một sự kết hợp giữa dược liệu YHCT và phương pháp chăm sóc sức khỏe giúp thông kinh lạc đem lại sức khỏe và sắc đẹp cho con người.

Theo YHCT, con người tương ứng với trời đất, sinh mệnh của con người cũng giống như vạn vật trong thế giới tự nhiên, là kết quả của sự kết hợp giữa âm khí và dương khí. Âm khí không thể thiếu trong cơ thể, là cơ sở vật chất trong sự sống, bổ sung khí huyết, dưỡng ẩm cơ thể, thúc đẩy sự sinh trưởng phát dục, sự sinh sôi nảy nở của vạn vật - khác với khí lạnh (hàn tà) có thể làm tổn thương dương khí mà sinh bệnh.

Trong YHCT việc dưỡng sinh phòng bệnh để bảo tồn sự sống của con người là hết sức quan trọng. Nhưng phải phù hợp với khí hậu bốn mùa. Mọi sinh hoạt phải thích ứng với quy luật sinh, trưởng, thu, tàng, giữ gìn nhịp nhàng giữa tự nhiên và cơ thể để đạt được mục đích

Dưỡng có nghĩa là bảo dưỡng, điều dưỡng còn sinh là sinh tồn đặc trưng cho sự sống. Do đó, dưỡng sinh trị liệu là phương pháp chăm sóc sức khỏe, bảo dưỡng sự sống và sinh trưởng của con người. Có rất nhiều phương pháp dưỡng sinh trong đó YHCT được sử dụng nhiều nhất và nhận được sự tin tưởng của nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe và người được sử dụng. Dưỡng sinh trị liệu là sự kết hợp của nhiều phương pháp bao gồm bấm huyệt, kỹ thuật massage trên các bộ phận của cơ thể giúp lưu thông máu và đả thông kinh lạc, từ đó đem lại cảm giác sảng khoái và thoải mái.

Bí quyết dưỡng sinh 4 mùa theo Đông y để bảo vệ sức khỏe
Dưỡng sinh YHCT là phương pháp chăm sóc sức khỏe được nhiều người lựa chọn (Ảnh minh họa) https://suckhoeviet.org.vn

Dưỡng sinh 4 mùa theo YHCT

Theo YHCT, mỗi mùa có một cách dưỡng sinh phù hợp với thời tiết, khí hậu của mùa đó. Dưỡng sinh theo mùa đem lại cho con người không chỉ sức khỏe thể chất và tinh thần, mà còn kéo dài tuổi xuân, nâng cao tuổi thọ.

Dưỡng sinh mùa Xuân - Xuân dưỡng dương

Mùa xuân, khí dương trong vạn vật hồi sinh và phát triển. Cơ thể con người cũng hưng phấn cùng trời đất, tinh thần phấn chấn, sức lực sung mãn, vì vậy, phép dưỡng sinh mùa xuân phải chú ý bảo vệ và bồi dưỡng dương khí.

Theo YHCT, vào mùa xuân chúng ta nên ngủ muộn, dậy sớm trước khi đi ngủ dùng nước nóng hòa một chút muối rửa từ đầu gối xuống bàn chân để giải khí độc. Về ăn uống, nên giảm mặn và chua, tăng ngọt và cay để bổ thận và phế (phổi), làm toát bớt mồ hôi nhằm xua tan khí độc mùa đông; tránh dùng các thức ăn lạnh dễ làm tổn thương dương khí. Không dùng quá nhiều đồ bổ béo, khó tiêu nhất là người già và trẻ em.

Vào đầu mùa xuân, do khí lạnh vẫn còn, gió không mạnh nhưng nhiều. Phong và hàn kết hợp với nhau dễ thâm nhập vào cơ thể, làm phát sinh cảm mạo, khiến bệnh tật cũ tái phát. Vì vậy, vào mùa xuân, quần áo không cần mặc nhiều nhưng phải đủ ấm, chú ý vùng lưng và chân; tránh để nhiễm lạnh, nhất là lúc sáng sớm và nửa đêm.

Dưỡng sinh mùa hạ - Hạ dưỡng trưởng

Mùa xuân và mùa hạ đều thuộc dương, nhưng mùa xuân là thiếu dương, hạ là thái dương, vì vậy cách dưỡng sinh trong hai mùa này cũng có sự khác biệt.

Hải Thượng Lãn Ông khuyên: 3 tháng mùa hạ cần phải ngủ muộn, dậy sớm, không nên chán ghét ngày dài và trời nóng, sao cho ý chí thoải mái không giận hờn, làm cho dương khí trong người thoát ra ngoài.

Nên chú trọng việc vận động kết hợp với lao động, với nghỉ ngơi để tăng sức khỏe. Việc kết hợp lao động trí óc với chân tay là phương thức rèn luyện thân thể rất tốt.

Theo Hoàng đế Nội kinh, quyển y thư nổi tiếng, trong quãng thời gian mùa hè (từ lập hạ, 5/5 dương lịch, cho đến lập thu, 7/8 dương lịch, khí nóng quá thịnh khiến miệng khô, tâm phiền, nhiều mồ hôi, thân thể sa sút, mệt mỏi, muốn uống đồ lạnh, ngực oi bức, trướng, ác tâm dục thổ (khó chịu buồn nôn).

Mặt khác, vào mùa hạ thường dễ bị nhiệt, viêm lưỡi, tiêu chảy và các bệnh về hô hấp như ho, viêm họng. Y học cổ truyền cho rằng, để phòng chống các bệnh nói trên, việc bồi bổ cơ thể phải bảo đảm thực hiện đầy đủ chữ thanh. Đó là thanh nhiệt và thanh đạm. Tức là chọn thực phẩm có tính mát và thực phẩm dễ tiêu những thực phẩm có tác dụng thanh, giải nhiệt

Bí quyết dưỡng sinh 4 mùa theo Đông y để bảo vệ sức khỏe
Dưỡng sinh đúng cách giúp cơ thể khỏe mạnh (Ảnh minh họa) https://suckhoeviet.org.vn

Dưỡng sinh mùa thu - Thu dưỡng thu

Mùa thu chuyển từ trạng thái tăng trưởng sang thu nhập, dương suy âm thịnh, thời tiết từ nóng chuyển sang mát lạnh, khô hanh, vì thế, phép dưỡng sinh trong mùa thu là điều hòa thân thể.

Do tiết trời se lạnh, lá rụng, ngày ngắn đêm dài dần,… dễ khiến con người rơi vào trạng thái buồn bã, vì vậy, để cân bằng tinh thần và sức khỏe, mọi người nên ra khỏi nhà, đi du lịch hoặc leo núi ngắm cảnh; có tinh thần lạc quan, bình tĩnh, tránh xúc động, tránh khí huyết dâng trào,… để tránh mọi bệnh tật.

Mùa thu trong ngũ hành là tương ứng với kim, cũng ứng với phổi. Do đó mùa thu cần chú ý dưỡng âm ẩm chống khô hanh, chăm sóc can và tỳ. Mùa thu cũng vận động ở mức vừa phải không nên vận động đổ quá nhiều mồ hôi nhằm hạn chế tiêu tan âm khí.

Về ăn uống mùa thu nên ăn uống tăng chua, ngọt, giảm bớt vị cay, nên ngủ sớm, dậy sớm để giúp tinh thần bình ổn. Tiết trời mùa thu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, vì vậy chúng ta nên ngủ trưa để làm khỏe tim, giảm rủi ro bệnh tim mạch.

Mùa thu nên để cơ thể mát mẻ nhằm giảm tiết mồ hôi, vì mồ hôi ra làm âm khí hao tổn. Thế nhưng cũng không nên để cơ thể lạnh quá. Người già, trẻ nhỏ và người sức khỏe kém nên mặc thêm áo ấm, tránh để khí lạnh làm thương tổn cho phổi.

Dưỡng sinh mùa đông - Đông dưỡng tàng

Mùa đông là mùa lạnh nhất trong năm, cũng là mùa âm cực thịnh, mọi vật đều đang bế tàng. Vì thế, để thuận ứng với bế tàng của mùa đông chúng ta cần giữ dương khí và bảo vệ âm khí. Cũng giống như mùa thu, trong mùa đông, chúng ta nên tăng cường vận động cơ thể, tìm niềm vui cho tinh thần như nghe nhạc, đọc sách, gặp gỡ trò chuyện với bạn bè.

Mùa đông nên ngủ sớm, dậy muộn nhằm bảo vệ dương khí và nuôi dưỡng âm khí, vì khi ngủ, âm khí được nuôi dưỡng tốt nhất.

Mùa đông cần ăn nhiều vị đắng để bổ tâm, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giãn huyết quản. Nên ăn thêm các thực phẩm có vị ngọt để cung cấp nhiệt năng, giúp cơ thể chống chọi lại với giá lạnh, nhưng không nên ăn quá nhiều vì dễ gây béo phì, không tốt cho dạ dày, tim, thận. Nên tăng ăn cay để hành khí, hoạt huyết, trừ hàn và kích thích tăng nhiệt lượng cho cơ thể.

Dưỡng sinh y học cổ truyền còn cho rằng vị mặn có tác dụng bổ ích âm huyết, đào thải tán kết, làm mạnh tạng thận. Theo nguyên tắc 'thu đông dưỡng âm', mùa đông nên ăn nhiều thực phẩm vị mặn để bổ thận, nhưng cũng không nên lạm dụng vì dễ làm tổn hại đến tạng tâm và cũng không có lợi cho tạng tỳ.

Một số phòng khám YHCT uy tín tại Hà Nội

Nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường

Địa chỉ: Số 37A Ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội

Đỗ Minh Đường là nhà thuốc Đông y gia truyền có tuổi đời hơn 150 năm, được đông đảo người bệnh trên cả nước biết đến với những bài thuốc nam đặc biệt, độc đáo, hiệu quả chữa bệnh cao. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Nhà thuốc Đỗ Minh Đường vẫn luôn tự hào đóng góp tích cực trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Nhà thuốc gia truyền Thọ An Đường

Địa chỉ: Cơ sở 1: 99 - Phố Vồi, Thường Tín, Hà Nội

Cơ sở 2: Số 5 - 7 Khu Thủy sản, ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính Thanh Xuân Hà Nội

Nhà thuốc Gia truyền Thọ Xuân Đường là nhà thuốc gia truyền lâu đời của gia tộc Họ Phùng. Đây là dòng họ có những vị Lương y tài giỏi, được các đời vua Hậu Lê cho đến đời vua Quang Trung tuyển vào làm thuốc tại Thái y Viện. Từ đó nổi danh suốt 4 thế kỷ qua và được ghi vào Kỷ lục Guiness "Nhà thuốc gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam".

Phòng khám Đông y Ích Thọ Đường

Địa chỉ: Số nhà 18, ngách 22 ngõ 183 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội

Thấm nhuần tư tưởng “Nam dược trị Nam nhân” của Đại danh y – Thiền sư Tuệ Tĩnh, nhiều năm qua phòng khám Đông y Ích Thọ Đường đã chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân trong và ngoài nước, hết lòng vì người bệnh, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng cái Tâm trong sáng của người thầy thuốc.

Với kinh nghiệm làm thuốc lâu đời, có nhiều bài thuốc gia truyền, kết hợp với kiến thức học tập và làm việc cùng các chuyên gia giỏi, thầy thuốc của phòng khám Đông y Ích Thọ Đường đã khẳng định được y thuật của mình, tạo được lòng tin đối với người bệnh và đưa phòng khám trở thành cơ sở khám chữa bệnh uy tín tại Thủ đô Hà Nội.

Phòng khám Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng Hoàng Gia

Địa chỉ: Số 45 Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Phòng khám Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng Hoàng Gia là phòng khám kết hợp giữa các bài thuốc Đông y với các phương pháp điều trị không dùng thuốc.

Phòng khám có đội ngũ cố vấn chuyên môn là các Giáo sư, chuyên gia đầu ngành, cùng các Thạc sĩ, Bác sĩ đã có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng và tại các bệnh viện nổi tiếng như: Bệnh viện Việt Đức, BV Bạch Mai, BV YHCT Trung ương, BV YHCT Bộ Công An…

Phòng khám được trang bị các thiết bị chuyên ngành như máy kéo giãn cột sống, máy điều trị siêu âm, máy sóng ngắn, máy Điện xung, điện phân và từ trường, máy đun Parafin điều trị, và nhiều thiết bị tập vận động phục hồi chức năng khác…

Sự kết hợp giữa kinh nghiệm của các Giáo sư đầu ngành, các Bác sĩ chuyên ngành cùng các thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp việc điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền và phục hồi chức năng của Phòng khám Hoàng Gia đạt hiệu quả cao.

https://suckhoeviet.org.vn

Thúy Hà

Tin liên quan

Bí quyết dưỡng sinh mùa thu theo Y học cổ truyền

Bí quyết dưỡng sinh mùa thu theo Y học cổ truyền

Dưỡng sinh mùa thu không chỉ đảm bảo sức khỏe từ bên trong, mà còn giúp chúng ta thể hiện vẻ đẹp tự nhiên, rạng ngời bên ngoài.
Thoát vị đĩa đệm và các bài thuốc y học cổ truyền chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, an toàn

Thoát vị đĩa đệm và các bài thuốc y học cổ truyền chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, an toàn

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống lưng và cổ bị hư hại, trượt ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống, dẫn đến tình trạng đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ.

Cùng chuyên mục

Kỳ nam, trầm hương có tác dụng dược lý gì?

Kỳ nam, trầm hương có tác dụng dược lý gì?

Trong rừng tự nhiên từ 1.000 đến 1.500 cây dó bầu mới có một cây có trầm và từ 10.000 đến 20.000 cây có trầm mới có một cây có kỳ nam.
Nâng cao tay nghề, chất lượng quản lý đường thở

Nâng cao tay nghề, chất lượng quản lý đường thở

Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á và Việt Nam. Hội nghị WAAM 2024 diễn ra trong hai ngày 13-14/4, do Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Hồng Ngọc, Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, Liên minh Thế giới về Quản lý đường thở (WAAM) và tổ chức từ thiện Facing The World tổ chức.
Dấu hiệu viêm cơ tim mờ nhạt, người bệnh không nên chủ quan

Dấu hiệu viêm cơ tim mờ nhạt, người bệnh không nên chủ quan

Không ít người có cảm nhận thở mệt, đau ngực, buồn nôn nhưng lại chủ quan nghĩ mình mắc bệnh lý tiêu hóa hoặc mệt mỏi bình thường. Đến khi triệu chứng nặng lên nhập viện thì đã qua giờ vàng can thiệp nhồi máu cơ tim, người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng sau điều trị.
Gia tăng trẻ mắc ho gà, chuyên gia y tế khuyến cáo phòng tránh

Gia tăng trẻ mắc ho gà, chuyên gia y tế khuyến cáo phòng tránh

Bệnh ho gà có nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, lồng ruột, sa trực tràng, chảy máu nội sọ...
Phản xạ liệu pháp là gì?

Phản xạ liệu pháp là gì?

Phạn xạ liệu pháp là một liệu pháp tập trung vào việc tác động các lực khác nhau lên các điểm cụ thể trên bàn chân. Có rất ít nghiên cứu về phản xạ liệu pháp, nhưng người ta cho rằng các vị trí khác nhau của bàn chân có mối tương quan với một số vùng nhất
Loại thực phẩm tăng cường cho sức khỏe tuyến giáp

Loại thực phẩm tăng cường cho sức khỏe tuyến giáp

Trong tự nhiên có nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể hỗ trợ sức khỏe của tuyến giáp, như thực phầm giàu I-ốt, vitamin D, selen, chất chống oxy hóa và zinc...Đồng thời cũng có những thực phẩm nên tránh như thực phẩm chứa caffeine, thực phẩm chứa đường và thực phẩm xử lý...Việc chọn lựa thực phẩm phù hợp có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe của tuyến giáp, đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò của sự cân đối và đa dạng trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Các tin khác

Mô hình hỗ trợ người học của Trường Du lịch - Đại học Huế: Cánh cửa mở ra bầu trời mới

Mô hình hỗ trợ người học của Trường Du lịch - Đại học Huế: Cánh cửa mở ra bầu trời mới

SKV - Cánh cửa mở ra bầu trời mới đã giúp khám phá thêm tri thức, để rồi tôi có động lực, hành động. Và “đứa trẻ bắt đầu tập đi” trên con đường nghiên cứu khoa học ấy, từng bước hoàn thiện các bước của một nghiên cứu sinh ở Trường Du lịch - Đại học Huế.
Phát hiện nhóm máu có nguy cơ cao bị đột quỵ

Phát hiện nhóm máu có nguy cơ cao bị đột quỵ

Một nghiên cứu gần đây cho thấy nhóm máu có thể đóng một vai trò trong việc xác định nguy cơ đột quỵ.
Kinh nghiệm điều trị chứng Nguyệt thủy quá đa bằng bài thuốc nam tại bệnh viện 30.4 Bộ Công an

Kinh nghiệm điều trị chứng Nguyệt thủy quá đa bằng bài thuốc nam tại bệnh viện 30.4 Bộ Công an

Nguyệt thủy quá đa được Y học cổ truyền (YHCT) xếp trong chứng Nguyệt kinh thất điều do kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường (nhóm rối loạn số lượng kinh). Khi điều trị bằng các phương pháp YHCT cần hiểu rõ bản chất thực sự của các hội chứng bệnh YHCT mang bản chất theo Y học hiện đại (YHHĐ), lúc đó chẩn đoán và điều trị mang lại hiệu quả cao. Lý luận YHCT và YHHĐ có các triệu chứng vàng tương thích chặt chẽ, nên từ các triệu chứng vàng thể bệnh YHHĐ có thể chẩn đoán hội chứng bệnh của YHCT, từ đó đưa ra pháp trị và bài thuốc rất khách quan. Tại bệnh viện 30.4 Bộ Công an, việc chẩn đoán và điều trị bước đầu kết luận số bệnh nhân điều trị bằng thuốc nam khỏi đạt 91,7%.
Tác hại do lạm dụng thuốc giảm đau liều cao

Tác hại do lạm dụng thuốc giảm đau liều cao

Có tiền sử đái tháo đường, nhưng bệnh nhân thường xuyên uống Medrol liều cao khiến cơ thể gặp nhiều tác dụng phụ, rơi vào tình trạng suy thượng thận cấp và nhiễm trùng nặng.
Độc lực của cúm A/H5N1 nguy hiểm thế nào?

Độc lực của cúm A/H5N1 nguy hiểm thế nào?

Từ năm 2014 đến nay, Việt Nam ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm A/H5N1 và đã có 1 trường hợp vừa được ghi nhận tử vong ngày 23/3 vừa qua. Cúm A/H5N1 là chủng có độc lực cao, người nhiễm có biểu thường có biểu hiện nặng, với tỷ lệ tử vong tương đối lớn. Làm gì để phân biệt được cúm A/H5N1 và cúm thông thường, làm gì để phòng bệnh là điều rất nhiều người dân quan tâm.
Điều trị chứng Vị quản thống  (viêm loét dạ dày và tá tràng) tại khoa Y học cổ truyền bệnh viện 30.4

Điều trị chứng Vị quản thống (viêm loét dạ dày và tá tràng) tại khoa Y học cổ truyền bệnh viện 30.4

Bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng được xếp trong chứng Vị quản thống của Y học cổ truyền (YHCT). Lý luận của YHHĐ và YHCT có khác nhau nhưng các triệu chứng về bệnh học không thể khác nhau và luôn cần bổ sung cho nhau. YHCT điều trị vị quản thống luôn đạt được thành công cho dù những phát hiện khoa học về bệnh YHHĐ đã tiến một bước mới trong việc phát hiện vi khuẩn H. pylori.
Mối liên hệ thể bệnh Thuỷ đậu và hội chứng bệnh Thuỷ bào chẩn trong Y học cổ truyền

Mối liên hệ thể bệnh Thuỷ đậu và hội chứng bệnh Thuỷ bào chẩn trong Y học cổ truyền

Trong khám chữa bệnh chứng Thuỷ đậu (chứng Thuỷ bào chẩn của Y học cổ truyền - YHCT), mặc dù cách tiếp cận lý luận có khác nhưng các triệu chứng về bệnh học không thể khác nhau và luôn cần bổ sung cho nhau. Tìm mối tương thích nhằm điều trị bệnh Thuỷ đậu bằng các phương pháp YHCT đạt kết quả khách quan nhất cho người bệnh.
Mối liên hệ giữa thể bệnh zona và các hội chứng Xà xuyến sang của Y học cổ truyền

Mối liên hệ giữa thể bệnh zona và các hội chứng Xà xuyến sang của Y học cổ truyền

Trong khám chữa bệnh zona – được mô tả trong chứng Xà xuyến sang của Y học cổ truyền (YHCT), mặc dù cách tiếp cận có khác nhưng các triệu chứng nhưng về bệnh học không thể khác nhau và luôn cần bổ sung cho nhau. Khi chuẩn hoá bệnh cảnh thì việc sử dụng các phương pháp YHCT chữa trị theo bản chất bệnh đạt hiệu quả khách quan có thể tiên liệu trước.
Hà Nội: Dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ không có khả năng bùng phát

Hà Nội: Dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ không có khả năng bùng phát

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, ở thời điểm hiện tại, dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ không có khả năng bùng phát do khí hậu, thời tiết mùa xuân nồm ẩm muỗi không phát triển mạnh mẽ được.
Mối liên quan thể bệnh viêm não do virus và bệnh cảnh Nuy chứng hậu ôn Kỳ hằng bệnh của Y học cổ truyền

Mối liên quan thể bệnh viêm não do virus và bệnh cảnh Nuy chứng hậu ôn Kỳ hằng bệnh của Y học cổ truyền

Bệnh Di chứng viêm não do virus được xếp trong Nuy chứng hậu Kỳ hằng Ôn bệnh của Y học cổ truyền (YHCT). Mặc dù lý luận của hai nền y học (YHHĐ và YHCT) có cách tiếp cận khác nhau nhưng các triệu chứng về bệnh học lại giống nhau và luôn được bổ sung cho nhau. Khi phối hợp chữa trị bằng YHHĐ kết hợp YHCT ngày càng hiểu rõ hơn bản chất của bệnh.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Hội Nam y Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã thể hiện tính đoàn kết, phát huy trí tuệ, tài năng, tài lực, giúp đỡ nhau để xây dựng Hội Nam y Việt Nam phát triển vững mạnh.
Phiên bản di động