Cách sơ cứu và chữa trị khi bị ong đốt nhanh hết sưng tại nhà hiệu quả
Vậy bị ong đốt thì xử lý như thế nào? Các bạn tham khảo bài viết sau để biết cách sơ cứu cũng như cách xử trí khi bị ong đốt tại nhà hiệu quả.
Cách sơ cứu khi bị ong đốt
- Phải phản ứng thật nhanh
Nọc độc càng để lâu càng thấm sâu vào máu và gây nhức nhối, khó chịu nhiều hơn, vì vậy nên nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong.
Sau đó, đặt nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền trong cơ thể.
- Lấy kim ra
Khi bị ong mật chích (vì chúng ta thường gặp loại ong này nhất), mũi kim dính vào da tiếp tục bơm chất độc trong vài phút. Vì thế, cần lấy kim ra càng nhanh càng tốt, tránh để còn lại ngòi bên trong vết đốt, nó sẽ làm vết đốt phù nề và lâu khỏi hơn.
Để lấy kim ra, bạn có thể dùng móng tay hoặc nhíp để gắp ra. Đa số trường hợp thông thường, mũi kim cắm vào da không sâu lắm, chỉ cần dùng móng tay khều nhẹ theo chiều kim là có thể kéo ra.
Lưu ý: tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy ngòi vì túi độc có thể sẽ vỡ, làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.
- Sát trùng vết chích
Ong cũng như ruồi, thường bay lang thang và đậu lại trên nhiều nơi. Không có gì bảo đảm rằng vi khuẩn gây bệnh sẽ không bám vào thân ong. Vì thế, sau khi lấy kim ra, bạn rửa sạch những chỗ có vết chích bằng xà phòng và nước ấm hoặc dung dịch sát trùng.
Để giảm sưng đến mức tối thiểu và giúp vết thương mau lành, sau khi rửa sạch những chỗ có vết chích, bạn phải tiếp tục đắp khăn lạnh hay túi chườm đá lên vùng bị đốt để làm giảm đau và giảm sưng. Đá cũng có tác dụng chống viêm, sẽ giúp bạn cảm thấy bớt đau. Chú ý: bạn không nên đắp đá trực tiếp lên vết đốt.
- Cho nạn nhân uống nước để thải bớt độc tố.
- Đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Sau khi sơ cứu, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, đặc biệt khi có các biểu hiện bệnh nặng hơn như trường hợp bị ong đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng (có thể gây tắc thở hoặc mù mắt) với các biểu hiện khó chịu như: đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt, mẩn ngứa, khó thở, mệt nhiều, tiểu ít, vàng mắt, vàng da.
Bệnh nhân khó thở: Hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng phương tiện hiện có. Không tự dùng thuốc (dù là thuốc y học cổ truyền hay thuốc tân dược), không cố tìm vôi để bôi vì tốn thời gian, không tốt nếu vết cắn nhiều, vết đốt ở mặt, cổ, miệng.
Cách chữa ong đốt hiệu quả nhất
Một số người sau khi bị ong đốt lấy ruột ong bôi lên vết ong đốt hi vọng giảm đau và sưng vết ong đốt, tuy nhiên phương pháp này chỉ làm vết ong đốt giảm cảm giác đau rát. Sau đây là một số mẹo chữa trị vết ong đốt tại chỗ cực hiệu quả bạn nên biết:
– Dùng vôi tôi bôi vào vết thương. Ngoài ra có thể sử dụng muối pha trong nước nóng, sau đó lấy khăn nhúng vào nước muối nóng đắp lên vết thương, chỉ sau một lúc sẽ bớt cảm giác đau nhức.
– Vắt lấy một ít sữa mẹ (người mẹ đang nuôi con bú), bôi vào vết đốt giúp giảm đau, giảm sưng nề.
– 30g lá hẹ hoặc 30g hạ khô thảo tươi hoặc lá bán hạ tươi, hoặc 50 – 100g lá bầu ta, hoặc 30 – 50g lá đậu ván trắng hoặc lá bạc hà tươi giã nát đắp vào chỗ bị ong đốt giúp giảm đau, giảm sưng nề.
– 1 củ khoai sọ sống, cắt miếng xát vào vết đốt giúp giảm đau.
– 1 đóa hoa tươi (bất kể là hoa gì), lấy xát vào chỗ bị đốt giúp giảm sưng ngay.
– lá cúc vò nát, xát vào vết đốt mỗi ngày 5 – 7 lần.
– Lấy rau dền vò nát, xát vào chỗ bị đốt sẽ thấy dịu đau buốt rất nhanh.
– Lấy mật ong, vài lát hành tươi hoặc vài lát khoai tây mỏng xát vào vết đốt giúp giảm đau cho vết đốt.
– 15g lá phù dung tươi, thêm vào một ít muối ăn, đem giã nát, rồi đắp vào vết đốt.
– Chặt vát cành, nhánh tươi cây sứ cùi một góc xéo 45 độ, vẩy cho ráo mủ, chà xát một chiều nhiều lần trên vết ong đốt. Nọc ong sẽ bong ra và hết đau, không sưng.
Bạn có thể bôi dung dịch calamin (thường bôi lên vết bỏng để làm dịu đau) hoặc hồ bột natri lên vết thương, có tác dụng trung hòa và thấm hút nọc độc. Băng che kín phần vết thương.
Bạn lưu ý vết sưng do ong đốt có thể mất vài ngày để hết sưng và ngứa, không nên gãi chỗ bị ngứa và nó có thể làm vết đốt ngứa thêm và tổn thương vết đốt./.
Bùi Thành (t/h)
Cùng chuyên mục
Bí quyết dưỡng sinh mùa đông theo Y học cổ truyền
18:24 | 23/12/2022 Tư vấn
Tác hại của rượu bia ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
14:35 | 23/12/2022 Bắt mạch cuộc sống
Bí quyết dưỡng sinh bốn mùa theo Y học cổ truyền
08:09 | 21/12/2022 Tư vấn
Nước chanh mật ong giúp thanh lọc cơ thể
16:45 | 18/11/2022 Dinh dưỡng chữa bệnh
Nghệ có thể có khả năng gây hại cho sức khỏe của gan, nếu dùng sai cách
15:38 | 15/11/2022 Bắt mạch cuộc sống
Chuyên gia chỉ cách phát hiện trẻ mắc viêm phổi sớm nhất tại nhà
10:07 | 03/11/2022 Bắt mạch cuộc sống
Các tin khác
Tích cực rèn luyện thể thao, nâng cao sức khoẻ
09:41 | 14/10/2022 Bắt mạch cuộc sống
Những điều cha mẹ cần biết về Adenovirus
18:26 | 11/10/2022 Bắt mạch cuộc sống
9 cách tự nhiên ngăn ngừa cơn đau dạ dày
11:52 | 26/09/2022 Bắt mạch cuộc sống
Uống lá vối có hại thận, yếu sinh lý như nhiều người lo?
14:45 | 18/08/2022 Bắt mạch cuộc sống
Ăn gì để bổ máu? Điểm danh các món ăn bổ máu, tăng cường sức khỏe
14:26 | 18/08/2022 Dinh dưỡng chữa bệnh
Công văn số 6298/QLD-CL về việc thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 2 (Viên nén bao phim Capetero 500 (Capecitabine 500mg))
15:38 | 14/07/2022 Bắt mạch cuộc sống
4 bài tập yoga giúp thư giãn và phục hồi tinh thần
08:54 | 23/06/2022 Bắt mạch cuộc sống
Thuốc điều trị HIV hứa hẹn chống lại ung thư di căn
01:30 | 31/05/2022 Bắt mạch cuộc sống
Cách ứng phó với đau cơ
08:03 | 12/05/2022 Bắt mạch cuộc sống
Viêm gan bí ẩn ở trẻ: Chuyên gia khuyên cha mẹ không nên hoang mang, lo lắng
07:45 | 12/05/2022 Bắt mạch cuộc sống
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội