Vụ tàn phá rừng tại Đắk Lắk: “Nhát dao chí mạng chém thẳng vào môi trường…”?
Hàng trăm ha rừng bị tàn phá một cách ngang nhiên tại xã Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
Ngày 5/4, cùng nhóm phóng viên, chúng tôi tìm đến điểm nóng phá rừng tại Tiểu khu 205, thuộc xã Ya Tờ Mốt, huyện biên giới Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Từ trung tâm xã, chúng tôi phải cơ động hơn 50km bằng đủ các phương tiện: ô tô, xe máy, và thuyền vượt suối từ hướng thôn 12, xã biên giới Ia Rvê, mới tới được khu rừng bị lâm tặc triệt hạ trong tháng 3 vừa qua.
Sát bên rẫy điều của hộ anh Nguyễn Văn Luật, thôn 10, xã Ya Tờ Mốt là rừng thuộc Tiểu khu 205. Anh Luật cho biết, thời điểm lâm tặc cắt cây rừng gia đình anh đều biết. Vì từ nhà anh, ra đến Tiểu khu 205 chỉ cách hơn 500m, hằng đêm đều nghe tiếng cưa, và tiếng cây rừng ngã đổ.
Cây bị cưa ngãn đổ ngổn ngang
Chia sẻ với chúng tôi, anh Luật bộc bạch: “Mặc dù biết lâm tặc hoạt động, nhưng không dám báo lực lượng chức năng và chủ rừng, vì sợ bị lâm tặc trả thù…”.
Được biết, Tiểu khu 205 thuộc rừng sản xuất, có diện tích rừng và đất rừng 953,7ha. Từ năm 2020 trở về trước, rừng và đất rừng ở tiểu khu này được giao cho 4 nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Tờ Mốt quản lý, bảo vệ. Tuy nhiên, rừng cách xa khu dân cư, đường sá đi lại khó khăn nên việc quản lý bảo vệ không hiệu quả, nên các nhóm hộ trả lại rừng. Và từ năm 2020 đến nay, UBND huyện Ea Súp giao rừng tại Tiểu khu 205 cho UBND xã Ya Tờ Mốt quản lý, bảo vệ.
Một góc rừng tan hoang sau khi bị chặt hạ
Trao đổi với chúng tôi về công tác quản lý, bảo vệ rừng kể từ thời điểm được giao, đồng chí Vũ Văn Quảng – Phó chủ tịch UBND xã Ya Tờ Mốt cho biết: “Để quản lý, bảo vệ rừng, UBND xã đã thành lập Đội bảo vệ rừng, gồm 8 người thuộc các đơn vị: Cán bộ địa chính – xây dựng, công an xã và cán bộ Ban CHQS xã, lực lượng hầu hết là kiêm nhiệm. Vì vậy, công tác tuần tra, kiểm soát thiếu thường xuyên, rừng lại xa trung tâm tới hơn 50km. Lực lượng muốn đi tuần rừng phải mượn đường, đi vòng qua xã Ia Rvê. Trong khi đó, giao thông đi lại khó khăn. Lâm tặc lại hoạt động về ban đêm, rất khó cho việc ngăn chặn, bắt giữ và xử lý. Bây giờ, công nghệ thông tin hiện đại, nhanh nhạy, chỉ cần lực lượng tuần rừng chuẩn bị cơ động vào rừng, lâm tặc đã biết để đối phó, nên rất khó bắt quả tang. Trong khi đó, từ đầu tháng 3 đến nay, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều đồng chí trong Đội bảo vệ rừng bị F0, khiến công tác tuần tra, bảo vệ rừng bị lơi lỏng”.
“Phần lớn diện tích rừng tại Tiểu khu 205 bị lâm tặc triệt hạ trong vòng 20 ngày trở lại đây. Và lâm tặc chủ yếu hoạt động về ban đêm.” – Đồng chí Phó chủ tịch UBND xã Ya Tờ Mốt khẳng định them.
Có thể nói, đây là vụ phá rừng có quy mô lớn, vì vậy ngay sau khi phát hiện vụ việc, huyện Ea Súp đã huy động lực lượng chức năng vào cuộc.
Đồng chí Nguyễn Thiên Văn – Bí thư Huyện uỷ Ea Súp cho biết: “Theo báo cáo ban đầu, diện tích rừng bị thiệt hại khoảng 100 ha, chủ yếu là rừng sản xuất, thuộc hệ sinh thái rừng khộp, cây rừng có đường kính gốc từ 20cm trở xuống. Như vậy, lâm tặc triệt hạ rừng không phải lấy gỗ, mà là làm nghèo rừng. Có thể nhằm mục đích lấy đất sản xuất nông nghiệp. Ngày 1/4, sau khi phát hiện vụ việc và nghe UBND huyện báo cáo vụ việc. Ngày 2/4, mặc dù là ngày nghỉ (thứ Bảy), Huyện uỷ đã chỉ đạo các lực lượng Công an, Viện kiểm sát, Kiểm lâm, và UBND xã (chủ rừng) vào hiện trường, giám định, kiểm đếm cây rừng, diện tích rừng bị thiệt hại để xử lý. Trên cơ sở thiệt hại rừng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm sẽ khởi tố vụ án theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, tới đây Ban Thường vụ Huyện uỷ sẽ họp để xem xét, xử lý trách nhiệm của chủ rừng là UBND xã Ya Tờ Mốt. Cũng theo đồng chí Bí thư huyện uỷ, rừng tại Tiểu khu 205, trong mấy năm qua Công ty TNHH Đất vàng Ban Mê (có trụ sở tại thành phố Buôn Ma Thuột) đang được UBND tỉnh Đắc Lắc cho tiến hành khảo sát để lập dự án “Trồng rừng kết hợp phát triển nông – lâm nghiệp”.
Về công việc đánh giá thiệt hại của rừng, tại hiện trường, đồng chí Lê Hưng – Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ea Súp cho biết: “Tính đến ngày 5/4, lực lượng Kiểm lâm huyện Ea Súp phối hợp với Kiểm lâm Vùng 4 (Cục Kiểm lâm), đội Kiểm lâm Cơ động của tỉnh và Kiểm lâm tăng cường từ các huyện Buôn Đôn, Cư M’gar và thành phố Buôn Ma Thuột, với tổng quân số 17 đồng chí đã tiến hành kiểm đếm, đo đạc, đánh số được hơn 1 nghìn cây rừng có đường kính gốc từ 10cm trở lên bị lâm tặc triệt hạ. Và để có con số đánh giá về thiệt hại, lực lượng chức năng còn phải làm việc vài ba ngày nữa”.
Quang cảnh ngổn ngang như bãi chiến trường…
Như vậy, với vụ phá hơn 100 ha rừng chỉ trong thời gian ngắn xảy ra trên địa bàn huyện biên giới Ea Súp, một lần nữa cho thấy, trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng của chủ rừng bị buông lỏng. Hiệu quả quản lý rừng của chủ rừng là UBND cấp xã thực sự yếu kém, khi không có lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Liên quan đến những tác hại của hậu quả khi tàn phá rừng, theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hiện tượng thiên tai, bão lũ. Các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, ngập mặn… ngày càng nghiêm trọng về cơ bản phát sinh do tình trạng rừng bị tàn phá. Và tất nhiên, cuộc sống, sức khỏe, tính mạng của hàng triệu người dân nước ta đang bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ những hành động chặt phá rừng, hủy hoại môi sinh…
Số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, mặc dù diện tích rừng bị thiệt hại giảm 270ha/năm, trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha. Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430ha rừng. Theo nhận định của Viện Điều tra và quy hoạch rừng, lý do chính khiến diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức, đặc biệt là tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
Vì vậy, nếu không có biện pháp kiểm soát, ngăn chặn kịp thời những hành động coi thường pháp luật, hủy hoại môi trường ngang nhiên chặt phá rừng thì chẳn mấy chốc mà những cánh rừng bạt ngàn nơi Tây Nguyên hùng vĩ sẽ chỉ còn lại những khu đất trồng, đồi trọc. Và hậu quả nhãn tiền của nó là hiện tượng khí hậu, hiệu ứng nhà kính, môi trường môi sinh bị ô nhiễm, lũ lut, cháy rừng… Nạn chặt phá rừng cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái, bão, lũ quét, sạt lở đất, dịch bệnh phát sinh…
Những hình ảnh không khỏi xót xa…
Thông tin chúng tôi có được, do vụ việc có tính chất phức tạp, diện tích phá rừng lớn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Ea Súp phối hợp với cơ quan liên quan và lực lượng tăng cường do Chi cục Kiểm lâm điều động kiểm tra hiện trường, lập hồ sơ xử lý vụ vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đề nghị Hạt Kiểm lâm huyện Ea Súp thực hiện đúng trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố vụ việc./.
NGUYỄN CÔNG HẢI (TH)
Cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết ngày 21/4/2025: Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có dông
05:05 | 21/04/2025 Môi trường xanh

Dự báo thời tiết ngày 20/4/2025: Bắc Bộ có nơi nắng nóng, cao nhất trên 37 độ C
05:10 | 20/04/2025 Môi trường xanh

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2025: Bắc Bộ rải rác có dông
05:00 | 19/04/2025 Môi trường xanh

Dự báo thời tiết ngày 18/4/2025: Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 35 độ
05:05 | 18/04/2025 Môi trường xanh

Dự báo thời tiết ngày 17/4/2025: Bắc Bộ có mây, đêm không mưa, ngày nắng
05:05 | 17/04/2025 Môi trường xanh

Dự báo thời tiết ngày 16/4/2025: Bắc Bộ ngày nắng, cao nhất 33 độ C
05:05 | 16/04/2025 Môi trường xanh
Các tin khác

Dự báo thời tiết ngày 15/4/2025: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Nam Bộ rải rác có dông
05:05 | 15/04/2025 Môi trường xanh

Dự báo thời tiết ngày 14/4/2025: Bắc Bộ đêm và sáng trời rét
05:00 | 14/04/2025 Môi trường xanh

Dự báo thời tiết ngày 13/4/2025: Bắc Bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, trời chuyển lạnh
05:10 | 13/04/2025 Môi trường xanh

Dự báo thời tiết ngày 12/4/2025: Bắc Bộ trưa chiều có mưa rào và dông rải rác
05:05 | 12/04/2025 Môi trường xanh

Dự báo thời tiết ngày 11/4/2025: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù rải rác, trưa chiều hửng nắng
05:00 | 11/04/2025 Môi trường xanh

Dự báo thời tiết ngày 10/4/2025: Hà Nội có sương mù nhẹ rải rác, gió nhẹ
05:00 | 10/04/2025 Môi trường xanh

Dự báo thời tiết ngày 9/4/2025: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều hửng nắng
05:00 | 09/04/2025 Môi trường xanh

Dự báo thời tiết ngày 8/4/2025: Bắc Bộ sáng sớm có mưa phùn, sương mù rải rác
05:05 | 08/04/2025 Môi trường xanh

Dự báo thời tiết ngày 7/4/2025: Bắc Bộ nhiều mây, có mưa rào nhẹ
05:05 | 07/04/2025 Môi trường xanh

Dự báo thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ nhiều mây, có mưa nhỏ
05:05 | 06/04/2025 Môi trường xanh

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
3 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều

Chi hội Nam y Sóc Trăng lan tỏa yêu thương đến với bà con có hoàn cảnh khó khăn tại Tịnh xá Ngọc Châu Như
25-03-2025 15:59 Hoạt động hội