2 nhà khoa học nghiên cứu công nghệ mRNA đoạt giải Nobel Y Sinh 2023
Ngày 2/10, tại Thụy Điển, Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska công bố giải Nobel Y sinh 2023. Theo Hội đồng Nobel, công trình nghiên cứu của 2 nhà khoa học Katalin Kariko và Drew Weissman đã góp phần thúc đẩy sản xuất vaccine với tốc độ nhanh chưa từng thấy trong suốt thời gian đại dịch COVID-19.
Theo kế hoạch, 2 nhà khoa học Kariko và Weissman sẽ tham dự lễ trao giải Nobel chính thức vào ngày 10/12 tới tại Thụy Điển và nhận phần thưởng trị giá 11 triệu Crown Thụy Điển (986.000 USD), tăng 1 triệu Crown Thụy Điển so với năm ngoái.
Theo thông cáo báo chí của Hội đồng Nobel, nữ giáo sư Kariko đã tìm ra phương pháp giúp ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch đối với vaccine công nghệ mRNA được sản xuất trong phòng thí nghiệm - vốn là trở ngại lớn nhất đối với mọi liệu pháp điều trị sử dụng công nghệ mRNA.
Năm 2005, bà cùng nhà khoa học Weissman phát hiện ra cách điều chỉnh nucleoside, vốn là các khối phân tử cấu tạo nên mRNA, tạo ra mRNA lai có thể xâm nhập vào tế bào mà không cần cảnh báo cho hệ phòng thủ của cơ thể.
![]() |
Hội đồng Nobel còn đề cao những phát hiện mang tính đột phá của 2 nhà khoa học Kariko và Weissman, nhấn mạnh công trình của họ đã thay đổi sự hiểu biết căn bản về cách mRNA tương tác với hệ miễn dịch của con người. Công nghệ này cũng cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn để chống lại các bệnh khác như HIV, ung thư và bệnh di truyền.
Nhà khoa học Kariko từng là Phó Chủ tịch cấp cao tại công ty dược phẩm BioNTech (Đức) cho đến năm 2022 và từ đó đến nay đảm nhận cương vị cố vấn cho hãng này. Bà cũng tham gia giảng dạy tại Đại học Szeged ở Hungary và là giáo viên trợ giảng tại trường Y khoa Perelman tại Đại học Pennsylvania. Trong khi đó, nhà khoa học Weissman là giáo sư chuyên ngành nghiên cứu vacicne tại trường Y khoa Perelman.
Tin liên quan

Trung Quốc chính thức tiêm vaccine Covid-19 công nghệ mRNA nội địa đầu tiên
03:04 | 20/05/2023 Thế giới
Cùng chuyên mục

Anh phê duyệt liệu pháp gen điều trị bệnh hồng cầu hình liềm đầu tiên trên thế giới
16:29 | 02/12/2023 Thế giới

Australia cấm nhập khẩu thuốc lá điện tử dùng một lần
14:36 | 29/11/2023 Thế giới

Thái Lan sẵn sàng các phương án đối phó với khả năng bùng dịch hô hấp ở trẻ
11:33 | 27/11/2023 Thế giới

Số người mắc COVID-19 tăng mạnh tại Pháp
09:46 | 25/11/2023 Thế giới

Tiêm vaccine COVID-19 không phải là nguyên nhân gây đột tử
11:28 | 24/11/2023 Thế giới

Italy cấm thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm
16:07 | 21/11/2023 Thế giới
Các tin khác

Meiji thu hồi hàng nghìn hộp sữa chua nghi nhiễm bẩn
11:22 | 15/11/2023 Thế giới

Australia sẽ công khai xin lỗi các nạn nhân của “thảm họa thuốc Thalidomide”
12:10 | 13/11/2023 Thế giới

Người Hàn Quốc chật vật đối phó với làn sóng "siêu rệp"
11:16 | 09/11/2023 Thế giới

Trẻ ngộ độc chì liên hoàn, Mỹ mở rộng thu hồi các sản phẩm nghi nhiễm bẩn
11:32 | 07/11/2023 Thế giới

Mỹ: Tìm ra công tắc khiến tế bào ung thư tự hủy diệt
13:46 | 03/11/2023 Thế giới

Lần đầu tiên phát hiện trường hợp nhiễm cúm gia cầm tại Nam Cực
10:14 | 27/10/2023 Thế giới

Viagra có thể giảm 60% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
16:35 | 24/10/2023 Thế giới

Hàn Quốc bắt đầu tiêm vaccine ngừa biến thể XBB.1.5
14:00 | 19/10/2023 Thế giới

Anh: Số sinh viên gặp vấn đề sức khỏe tâm thần tăng gấp gần 3 lần
21:32 | 16/10/2023 Thế giới

Lễ hội Nhân sâm Thế giới Geumsan thu hút đông đảo du khách
15:13 | 11/10/2023 Thế giới

Kinh nghiệm thuốc nam Nguyễn Kiều trong điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính
1 ngày trước Y học cổ truyền

TP.HCM: Hội thảo khoa học “Năng lượng sinh học trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” lần thứ I – năm 2023
5 ngày trước Hoạt động hội

Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028
28-09-2023 18:44 Hoạt động hội

Hội Nam Y Việt Nam: Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV, phát huy trí tuệ, tinh thần để xây dựng Hội vững mạnh
24-09-2023 13:22 Hoạt động hội

Chi hội Nam y Pháp bảo khỏe đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Chương trình Asia Top Brand Awards 2023
19-08-2023 08:56 Hoạt động hội