Ban Bí thư: Chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm

SKV – Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký ban hành Chỉ thị số 17-CT/TW về tăng cương bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư khoá XI về vấn đề an toàn thực phẩm, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người dân về an toàn thực phẩm có chuyển biến tích cực; sức khoẻ, quyền lợi của người tiêu dùng được quan tâm. Hệ thống văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cơ bản đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước và hội nhập quốc tế. Bước đầu hình thành các vùng nguyên liệu sạch và chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Không ít cấp uỷ đảng, chính quyền chưa quyết liệt, thiếu chủ động, sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Mô hình quản lý chưa đồng bộ, hiệu quả thấp; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm chưa chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm; tình trạng buôn lậu thực phẩm qua biên giới, quảng cáo thực phẩm sai sự thật, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú ý, thuốc kích thích tăng trưởng diễn biến phức tạp; an toàn thực phẩm trong các khu công nghiệp, cơ sở giáo dục chưa bảo đảm… ảnh hưởng lớn tới an ninh, an toàn thực phẩm.

An ninh, an toàn thực phẩm là vấn đề hệ trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài; tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhân dân, chất lượng giống nòi dân tộc. Để bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội và đoàn thể thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Các cấp uỷ, tổ chức đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về an ninh, an toàn thực phẩm vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đơn vị. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm cao nhất về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bàn do mình phụ trách.

2. Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; các nguyên tắc, chế tài xử lý vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm, sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh, hoá chất không rõ nguồn gốc trong tất cả các khâu, từ nguyên liệu đến sản xuất, chế biến, kinh doanh, bảo quản thực phẩm; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm, bảo đảm truy xuất rõ nguồn gốc. Khuyến khích đầu tư kết cấu hạ tầng và phát triển các mô hình sản xuất, chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn; có chính sách hỗ trợ hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành. Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; chủ động phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực an ninh, an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; tạo dư luận xã hội, người tiêu dùng lên án, tẩy chay các sản phẩm, hàng hoá không đảm bảo an toàn thực phẩm. Có chính sách thoả đáng, kịp thời khen thưởng và biện pháp phù hợp để bảo vệ người tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm. Đồng thời, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm để hạ uy tín, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh lành mạnh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

4. Xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn. Kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ yếu tố đầu vào trong sản xuất, kinh doanh; liên kết với các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế, bảo đảm người dân được tiếp cận và sử dụng lương thực, thực phẩm an toàn, bền vững. Đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, hình thành mạng lưới logistics, bảo quản, chế biến, thương mại điện tử ở nông thôn. Phát huy vai trò của các hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng trong liên kết, hỗ trợ sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ thực phẩm an toàn, chất lượng. Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiêu cung cấp tín dụng cho các hộ sản xuất thực phẩm an toàn, nhất là các hộ nghèo và đối tượng chính sách.

Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thân thiện với môi trường trong sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Khuyến khích, hỗ trợ hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm ứng dụng công nghệ cao và kết nối chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn. Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, nhất là với các nước láng giềng.

5. Với tính chất và tầm quan trọng của công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, cần sớm kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm từ rung ương tới địa phương. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các ngành trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Thực hiện phân cấp, phân quyền, đổi mới phương thức quản lý, điều hành, phối hợp, bảo đảm khoa học, chặt chẽ, hiệu quả; khắc phục tình trạng chồng chéo, buông lỏng quản lý công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; có chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ này.

6. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng và các đoàn thể chủ động, tích cực tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm tới đoàn viên, hội viên và người dân; tăng cường vai trò, trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực an ninh, an toàn thực phẩm.

7. Tổ chức thực hiện

– Các tỉnh uỷ, thành uỷ, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức nghiên cứu, quán triệt Chỉ thị; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Chỉ thị với chương trình, kế hoạch cụ thể, khả thi, tạo chuyển biến thực sự trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm ở địa phương, đơn vị.

– Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết thực hiện Luật An toàn thực phẩm; nghiên cứu kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh, an toàn thực phẩm.

– Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, bổ sung, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công tác này.

– Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị, định kỳ báo cáo Ban Bí thư.

Chỉ thị này phổ biến đến chi bộ.

Cùng chuyên mục

Những thực phẩm nào giàu omega-3?

Những thực phẩm nào giàu omega-3?

Axit béo omega-3 có nhiều lợi ích khác nhau cho cơ thể và não. Omega-3 có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch, bệnh gan nhiễm mỡ, điều trị viêm khớp dạng thấp, phát triển não bộ và cải thiện thị lực. Ngoài ra, omega-3 cũng giúp cải thiện các vấn đề về da và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Cùng tham khảo những thực phẩm giàu omega-3 dưới đây.
Râu ngô - vị thuốc dễ tìm có nhiều công dụng

Râu ngô - vị thuốc dễ tìm có nhiều công dụng

Râu ngô là một vị thuốc dễ kiếm, dễ bảo quản, dễ sử dụng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nhiều người bị viêm da do sứa biển "tấn công"

Nhiều người bị viêm da do sứa biển "tấn công"

Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, mới đây đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị viêm da do tiếp xúc với sứa biển.
Công dụng của hạt vừng trong việc hỗ trợ giảm cholesterol, hạ đường huyết

Công dụng của hạt vừng trong việc hỗ trợ giảm cholesterol, hạ đường huyết

Hạt vừng hay hạt mè có thể rất nhỏ nhưng chúng chứa vô vàn chất dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe to lớn. Vừng có tên khoa học là Sesamum indicium, là một phần của họ Pedaliaceae và lần đầu tiên được phát hiện ở Pakistan. Đây là một trong những loại cây lấy dầu đầu tiên mà con người sử dụng, hiện nay nó được trồng rộng rãi và ưa dùng trên khắp thế giới nhờ giá trị dinh dưỡng cao và hương vị độc đáo.
Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?

Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cắt giảm đường nạp vào cơ thể?
Ngày mưa có cần dùng kem chống nắng?

Ngày mưa có cần dùng kem chống nắng?

Sử dụng kem chống nắng là một trong những bước dưỡng da quen thuộc hằng ngày của chị em. Tuy nhiên, những ngày mưa hoặc râm mát thì có cần bôi kem chống nắng hay không, cũng là điều mà nhiều người băn khoăn.

Các tin khác

Măng tây - "Siêu thực phẩm" với nhiều lợi ích sức khỏe

Măng tây - "Siêu thực phẩm" với nhiều lợi ích sức khỏe

Măng tây được coi là “siêu thực phẩm” giàu dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Ăn măng tây đều đặn với khẩu phần hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe.
Hà Nội: Ngăn chặn mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường

Hà Nội: Ngăn chặn mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản số 3313/SYT-NVD gửi các phòng, ban Sở Y tế, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội, phòng y tế các quận, huyện, thị xã yêu cầu tăng cường quản lý mỹ phẩm.
Đắk Nông: 6 người đi làm rẫy ăn nhầm nấm độc phải nhập viện cấp cứu

Đắk Nông: 6 người đi làm rẫy ăn nhầm nấm độc phải nhập viện cấp cứu

SKV - Ngày 19/7, Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Đắk R'lấp (tỉnh Đắk Nông) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận cấp cứu và xử lý kịp thời một vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải nấm độc.
Đắk Lắk:  Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh thực hiện thành công ca mổ nội soi ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi

Đắk Lắk: Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh thực hiện thành công ca mổ nội soi ung thư trực tràng cho bệnh nhân lớn tuổi

( SKV) - Vừa qua, Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh Đắk Lắk đã mổ nội soi ung thư trực tràng thành công cho một bệnh nhân 73 tuổi. Đây là một trong số những ca ung thư trực tràng nói riêng, ung thư đường tiêu hoá nói chung được phẫu thuật thành công tại Bệnh viện này.
Phòng khám Nam khoa Bình Thuận: Bật mí những ưu điểm nổi bật

Phòng khám Nam khoa Bình Thuận: Bật mí những ưu điểm nổi bật

(SKV) - Với thế mạnh trong việc thăm khám các bệnh lý nam khoa, Phòng khám Nam khoa Bình Thuận đã nhận được nhiều sự tin tưởng từ đông đảo nam giới. Đây là địa chỉ lý tưởng để chăm sóc sức khỏe và bảo vệ khả năng sinh sản.
Dễ dàng xét nghiệm tinh trùng tại nhà chính xác với YO Home Sperm Test

Dễ dàng xét nghiệm tinh trùng tại nhà chính xác với YO Home Sperm Test

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một trong những trở ngại chính trong việc kiểm tra khả năng sinh sản là tâm lý e ngại của nam giới khi phải đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm tinh dịch. Những áp lực vô hình này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm mà còn tác động xấu đến sức khỏe tinh thần của phái mạnh.
Thiết bị phân tích tinh dịch đồ thông minh SQA-iO, SQA-VU: Nhanh - gọn - chính xác

Thiết bị phân tích tinh dịch đồ thông minh SQA-iO, SQA-VU: Nhanh - gọn - chính xác

Sự phát triển của các thiết bị xét nghiệm tự động hiện nay góp phần đáng kể nâng cao hiệu suất xét nghiệm và đánh giá chính xác chất lượng sức khỏe sinh sản nam giới. Trong đó, SQA-iO và SQA-VU là một trong những thiết bị phân tích tinh dịch đồ tự động tiên tiến nhất hiện nay. Công nghệ này đang mở ra những triển vọng mới cho các bệnh viện, phòng khám và trung tâm xét nghiệm.
Bất ngờ với những lợi ích sức khỏe của hạt bí ngô

Bất ngờ với những lợi ích sức khỏe của hạt bí ngô

Quả bí ngô (bí đỏ) là thực phẩm quen thuộc và giàu dinh dưỡng. Không những vậy, hạt của nó cũng chứa nhiều khoáng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe.
[Infographic] 8 loại thực phẩm nên tránh kết hợp với đu đủ

[Infographic] 8 loại thực phẩm nên tránh kết hợp với đu đủ

Khi ăn đu đủ, bạn nên tránh kết hợp với các thực phẩm sau đây để tránh những bất lợi về sức khỏe.
Các loại rau củ tốt cho người bệnh gout

Các loại rau củ tốt cho người bệnh gout

Bệnh gout là tình trạng viêm khớp mạn tính chịu sự tác động mạnh mẽ bởi chế độ ăn uống. Bổ sung các loại rau tốt cho người bệnh gout vào chế độ ăn uống hàng ngày thường là lời khuyên được nhiều bác sĩ khuyến nghị, giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng tại nhà.
Xem thêm
Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức hội thảo chia sẻ về bệnh xương khớp theo YHCT

Ngày 19/7/2024, Chi hội Nam y tỉnh Thái Nguyên sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024 và tổ chức Hội thảo: “Cập nhật kiến thức phòng và chăm sóc sức khoẻ chủ động các bệnh về xương khớp theo quan điểm YHCT và ứng dụng thừa kế các bài thuốc nam chữa các
Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Hà Nội: Nhà báo Chúc Kim Vinh giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Sức khoẻ Việt

Ngày 19/7, Hội Nam y Việt Nam cùng Tạp chí Sức khoẻ Việt long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ.
Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Ngày 15/07/ 2024, Chi hội Nam y tỉnh An Giang (Hội Nam y Việt Nam) tổ chức Hội nghị sơ kết báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động của Chi hội trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Hội Nam Y Việt Nam công bố Quyết định thành lập Chi hội CLB Healing In Balance

Sáng ngày 12/07/2024, tại hội trường Tầng 5 Công ty AIVA số 24 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định thành lập Chi hội câu lạc bộ Healing In Balance.
Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Hội nghị Ban chấp hành Hội Nam Y Việt Nam lần thứ V: Thông qua 10 nội dung quan trọng

Ngày 29/6, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Hội Nam Y Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027 tổ chức Hội nghị lần thứ V
Phiên bản di động