Mới nhất Đọc nhiều

Bệnh than gây loạt biến chứng nguy hiểm... phòng tránh thế nào?

Bệnh than có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Chính vì vậy, việc phòng bệnh là hết sức cần thiết.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Điện Biên, từ ngày 5/5 đến ngày 30/5, huyện Tủa Chùa ghi nhận 3 ổ dịch bệnh than thể da với 13 trường hợp mắc tại xã Mường Báng (một ổ dịch than), xã Xá Nhè (2 ổ dịch than). Hiện, huyện chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Cả 3 ổ dịch trên đều xuất phát từ trâu, bò chết không rõ nguyên nhân ở bản Pàng Dề A (xã Xá Nhè).

Ngày 2/6, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Điện Biên và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh than trên người.

Bệnh than gây loạt biến chứng nguy hiểm...phòng tránh thế nào?
Ảnh minh họa: SKĐS. / suckhoeviet.org.vn

Bệnh than nguy hiểm sao?

Bệnh than là bệnh nhiễm khuẩn, gặp phải ở cả người và động vật. Nguyên nhân gây ra bệnh than là do người bệnh nhiễm phải vi khuẩn than Bacillus anthracis.

Bacillus anthracis dễ tạo thành bào tử khi chúng khô. Các bào tử chống lại sự hủy hoại và có thể tồn tại được trong đất, lông động vật và da trong nhiều thập kỷ. Các bào tử có thể nhân nhanh chóng khi chúng xâm nhập vào một môi trường giàu axit amin và glucose (ví dụ mô, máu).

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) Mỹ, thông thường, bệnh than thâm nhập vào cơ thể qua da, phổi, hay hệ thống dạ dày và ruột. Tất cả các loại bệnh than cuối cùng đều có thể lan ra khắp cơ thể và gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh than gây loạt biến chứng nguy hiểm...phòng tránh thế nào?
Vi khuẩn than Bacillus anthracis: Ảnh: CDC Mỹ.

3 thể bệnh than tương ứng với 3 con đường lây nhiễm chính

Bệnh than nhiễm qua đường da:

Bệnh than nhiễm qua da là thể bệnh phổ biến nhất (chiếm 94-95%), và cũng ít nguy hiểm nhất. Khi chúng ta tiếp xúc với động vật bị bệnh và các chất thải của chúng, hoặc trực tiếp làm thịt những động vật bị chết do bệnh than thì bào tử vi khuẩn than có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua những vết xước hoặc các vết thương hở trên da. Bệnh nhân có thể đau cơ, nhức đầu, sốt, buồn nôn và nôn,...

Sự nhiễm trùng thường tiến triển từ 1 đến 7 ngày sau khi bị phơi nhiễm. Nếu không được điều trị,

có tới 20% số người bị bệnh than nhiễm qua da có thể tử vong. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, hầu như toàn

bộ bệnh nhân bị bệnh than nhiễm qua da đều sống sót.

Bệnh than nhiễm qua đường tiêu hóa

Có khoảng 0,5-0,7% bệnh nhân mắc bệnh than gặp phải thể bệnh này. Nếu bạn ăn thịt sống hoặc chưa chín kỹ từ những gia súc mắc bệnh than thì nguy cơ lây nhiễm bệnh than qua đường tiêu hóa là rất cao.

Một số triệu chứng có thể gặp phải bao gồm sốt, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, và tiêu chảy có máu, có thể gây cổ trướng, dịch ổ bụng, hoại tử ruột và nhiễm khuẩn huyết với độc tố gây tử vong.

Bệnh than nhiễm qua đường hô hấp

Đây chính là thể bệnh hiếm gặp nhưng lại nguy hiểm nhất của bệnh than với tỷ lệ tử vong lên đến 90% nếu không được điều trị kịp thời. Biểu hiện của bệnh một cách âm thầm giống cúm. Trong vài ngày, bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau ngực và suy hô cấp cấp nặng tiến triển, tím tái, sốc và hôn mê.

Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh than xuất hiện triệu chứng trong 1-6 ngày kể từ ngày phơi nhiễm, nhưng đối với bệnh than qua đường hô hấp, giai đoạn ủ bệnh có thể là trên 6 tuần.

Trang Mayoclinic cho biết thêm, các biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh than bao gồm:

- Cơ thể người bệnh không thể phản ứng bình thường với nhiễm trùng, dẫn đến tổn thương nhiều hệ thống cơ quan (nhiễm trùng huyết)

- Viêm màng và chất lỏng bao phủ não và tủy sống, dẫn đến chảy máu ồ ạt (viêm màng não xuất huyết) và tử vong

Phòng bệnh than thế nào?

Để phòng, chống bệnh than, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) trước đó cũng đã khuyến cáo về các biện pháp phòng bệnh như: Không được tiếp xúc, giết mổ và ăn thịt gia súc mắc bệnh; những người lao động thường xuyên tiếp xúc với gia súc phải trang bị ủng, găng tay, quần áo dài tay để phòng vệ; khi vùng da bị hở do vết thương, da bị tổn thưởng nên tránh tiếp xúc với gia súc; vệ sinh tay chân cơ thể bằng xà phòng ngay sau khi tiếp xúc với gia súc; khi thấy các biểu hiện nghi mắc bệnh than phải kịp thời đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám, điều trị kịp thời.

Ngoài ra, hết sức lưu ý về việc sử dụng vắc xin chủng ngừa bệnh than không nên dùng cho các đối tượng: Người từng bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ sau một liều trước đó hoặc với thành phần vắc xin; phụ nữ mang thai có nguy cơ phơi nhiễm bệnh than thấp.

Tuy nhiên, vắc xin chủng ngừa bệnh than có thể được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp, nếu nhà cung cấp vắc xin cho rằng lợi ích của việc chủng ngừa lớn hơn các rủi ro.

CDC Mỹ khuyến nghị nên tiến hành tiêm phòng bệnh than cho ba nhóm người độ tuổi từ 18 đến 65 tuổi; những người thuộc nhóm nghề nghiệp có nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn như nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với bệnh than, nhân viên xử lý động vật hoặc sản phẩm động vật, bác sĩ thú y chăm sóc động vật bị nhiễm bệnh, tiêm phòng sau phơi nhiễm…

Nguồn: Bệnh than gây loạt biến chứng nguy hiểm...phòng tránh thế nào?

PV / Trí thức và Cuộc sống
www.suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

WHO thông báo phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa

WHO thông báo phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Vị thuốc từ hoa mào gà

Vị thuốc từ hoa mào gà

Hoa mào gà có vị ngọt, tính mát, tác dụng kiện tỳ lợi thấp, lương huyết chỉ huyết.
Dự báo thời tiết ngày 20/4/2024: Hà Nội chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết ngày 20/4/2024: Hà Nội chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết ngày 20/4/2024, Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất: 25-27 độ. Nhiệt độ cao nhất: 33-35 độ, có nơi trên 35 độ.

Cùng chuyên mục

Cần quan tâm đến vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên

Cần quan tâm đến vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ vị thành niên

Ngày 17/4, tại Hà Nội, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNICEF) cùng Viện Xã hội học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu sâu và tham vấn chính sách về sức khỏe tâm thần trẻ vị thành niên.
Đến năm 2030 Bộ Y tế chỉ quản lý trực tiếp 30 bệnh viện

Đến năm 2030 Bộ Y tế chỉ quản lý trực tiếp 30 bệnh viện

Việc sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế phải phù hợp với phân cấp quản lý nhà nước, tách quản lý nhà nước với quản lý đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công.
Thực hiện các giải pháp để hoàn thành mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030

Thực hiện các giải pháp để hoàn thành mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 167/TB-VPCP ngày 17/4/2024 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Ngày 15/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư khen tập thể y bác sĩ đã điều phối ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người, và tri ân gia đình người hiến tạng ở Quảng Ninh.
Thành phố Hà Nội tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại

Thành phố Hà Nội tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại

Ngày 15/4, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 1082/UBND-KTN yêu cầu các Sở, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại.
Nghệ An phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024

Nghệ An phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kế hoạch số 280/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Các tin khác

Bổ sung đủ nước cho cơ thể trong thời tiết nắng nóng

Bổ sung đủ nước cho cơ thể trong thời tiết nắng nóng

Nắng nóng kéo dài có thể gây mất nước, kiệt sức, thậm chí đột quỵ do sốc nhiệt với người tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao. Vì vậy, người dân cần che chắn nắng và thường xuyên uống nước khi lưu thông hay lao động ngoài trời nóng.
Đống Đa, Hà Nội: Tổ chức Chăm sóc sức khỏe toàn diện và cấp thuốc miễn phí cho người dân phường Thổ Quan

Đống Đa, Hà Nội: Tổ chức Chăm sóc sức khỏe toàn diện và cấp thuốc miễn phí cho người dân phường Thổ Quan

Chiều 13/4/2024, Tại phường Thổ Quan, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) quận Đống đa, Câu lạc bộ (CLB) thầy thuốc tình nguyện trực thuộc Hội CTĐ quận đã tổ chức Chương trình: “Chăm sóc sức khỏe toàn diện, tặng thuốc miễn phí” cho Hội viên Hội CTĐ và người khuyết tật trong phường, kỷ niệm ngày người khuyết tật Việt Nam (18/4).
Hà Nội thành lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm

Hà Nội thành lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm

Theo Quyết định số 1915/QĐ-UBND ngày 11/4/2024, UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.
Hà Nội tăng cường ngăn chặn và xử lý nhiều loại dịch bệnh

Hà Nội tăng cường ngăn chặn và xử lý nhiều loại dịch bệnh

Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch, trong tuần tới, thành phố đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xử lý dịch triệt để, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng chống bệnh.
Đề xuất chế độ phụ cấp đặc thù cho công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ sở y tế công lập

Đề xuất chế độ phụ cấp đặc thù cho công chức, viên chức, người lao động thuộc cơ sở y tế công lập

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.
Thành phố Hồ Chí Minh: Phát triển thể dục thể thao nâng cao sức khỏe

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát triển thể dục thể thao nâng cao sức khỏe

Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Công văn số 842-CV/ĐU về việc thực hiện Kết luận số 70-KL/TW của Bộ Chính trị về việc phát triển thể dục thể thao trong tình hình mới.
Bộ Y tế đề nghị tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Bộ Y tế đề nghị tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức “Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh” với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các cơ quan Trung ương, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố cùng lãnh đạo các đơn vị y tế tại Trung ương và địa phương.
Sử dụng cá làm thức ăn thay thế thịt đỏ sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cộng đồng đáng kể

Sử dụng cá làm thức ăn thay thế thịt đỏ sẽ mang lại lợi ích sức khỏe cộng đồng đáng kể

Một nghiên cứu mới cho thấy, việc chuyển đổi thịt đỏ sang các loại cá nhỏ như cá trích, cá mòi, cá cơm có thể cứu sống 750.000 người mỗi năm và góp phần giải quyết khủng hoảng khí hậu.
Ngăn chặn bệnh lao bằng những cách nào?

Ngăn chặn bệnh lao bằng những cách nào?

Để phòng ngừa, điều cần thiết là tất cả chúng ta phải thực hiện các bước để ngăn chặn bệnh một cách có ý thức.
Hà Nội: Triển khai mô hình can thiệp phòng chống thừa cân béo phì cho học sinh

Hà Nội: Triển khai mô hình can thiệp phòng chống thừa cân béo phì cho học sinh

Sở Y tế Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa phối hợp tổ chức hội nghị triển khai mô hình can thiệp phòng chống thừa cân béo phì cho học sinh tại một số trường tiểu học của Hà Nội, giai đoạn 2023 - 2025.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Hội Nam y Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã thể hiện tính đoàn kết, phát huy trí tuệ, tài năng, tài lực, giúp đỡ nhau để xây dựng Hội Nam y Việt Nam phát triển vững mạnh.
Phiên bản di động