Biện pháp hiệu quả đã giúp kéo giảm tử vong và cắt giảm chuỗi lây truyền dịch
GS.TS Phan Trọng Lân cho rằng, nới lỏng giãn cách phải có lộ trình từng bước, chặt chẽ, khoa học. Ảnh: Bộ Y tế |
Đánh giá về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, các biện pháp phòng chống dịch trong đợt 4 phù hợp với bối cảnh dịch bệnh. Các biện pháp can thiệp trong thời gian qua đã giúp kéo giảm tử vong và cắt giảm dây chuyền lây truyền dịch.
Cụ thể là, việc tăng cường giãn cách xã hội, xét nghiệm giúp phát hiện nhiều F0 hơn trong các vùng nguy cơ, đặc biệt là vùng xanh-nơi nếu không xét nghiệm diện rộng sẽ bị bỏ sót ca bệnh. Việc gia tăng F0 vì xét nghiệm nhiều là tín hiệu tốt vì đã phát hiện số trường hợp nhiễm thật trong cộng đồng, đánh giá chính xác mức độ lây nhiễm của từng địa bàn, can thiệp sớm hơn, giúp cộng đồng thật sự sạch dịch với bằng chứng đáng tin cậy.
Thứ hai, với hệ thống điều trị 3 tầng, quản lý F0 tại nhà, thành lập các trạm y tế lưu động đã giúp giảm tải cho công tác điều trị, việc chuyển tuyến 2 chiều được nhanh và hiệu quả hơn, làm giảm nhanh số tử vong liên tiếp và bền vững.
Thứ ba, chiến dịch tiêm vaccine đã giúp tăng nhanh tỷ lệ bao phủ vaccine trong cộng đồng.
Thứ tư, qua ước tính bằng modelling, các biện pháp can thiệp phòng chống COVID-19 áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 5 đến tháng 9 đã giúp giảm hệ số lây truyền Rt (hệ số lây nhiễm theo thời gian) từ hơn 5 (một F0 lây cho 5 người) xuống 1,03 và có thể đã phòng ngừa được 7,4 triệu ca nhiễm, 740.000 ca nhập viện và 55.000 ca tử vong so với tình huống không áp dụng Chỉ thị 16; tỷ lệ xét nghiệm thấp và tỷ lệ tiêm mũi 1 chỉ đạt 50% người trên 18 tuổi.
Dựa trên cơ sở tính toán bằng công cụ CovaSim (sản phẩm hợp tác đề tài cấp Nhà nước về COVID-19, mô hình đa tác nhân, với các chuyên gia mô hình hóa từ Viện Mô hình hóa Hoa Kỳ) để đánh giá diễn biến tình hình dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, GS.TS Phan Trọng Lân cho biết, sau ngày 15/9, tùy theo các kịch bản nới lỏng với các biện pháp can thiệp khác nhau, diễn tiến dịch sẽ khác nhau.
Theo đó, nếu nới lỏng giãn cách toàn bộ ngay từ ngày 16/9 sẽ chứng kiến sự bùng nổ dịch COVID-19 với cấp độ lớn hơn đỉnh dịch hiện tại dù có gia tăng tỷ lệ tiêm vaccine mũi 2 lên 33% vào cuối tháng 9 và 70% vào giữa tháng 10. Rt nhanh chóng tăng lên 1,85 trong khoảng từ giữa đến cuối tháng 9.
GS.TS Phan Trọng Lân đề xuất việc nới lỏng giãn cách phải có lộ trình từng bước, chặt chẽ, khoa học. Hiện nay hệ số lây truyền Rt đang còn trên 1 (1,03). Theo ước tính, nếu nới lỏng giãn cách vào ngày 1/10 và tiếp tục thực hiện các giải pháp an toàn, Rt có thể tăng nhẹ lại (1,08) sau đó sẽ giảm. Nhưng nếu gia hạn nới lỏng giãn cách đến ngày 1/11 thì Rt sẽ giảm sâu, xuống 0,91, giúp giảm số ca mắc bền vững hơn.
Thứ hai, cần tập trung xử lý vùng nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, điều trị tại cộng đồng; giữ vững vùng xanh, vùng vàng.
Bên cạnh đó, triển khai thiết lập hệ thống giám sát xuyên suốt, thống nhất để có thể bảo đảm dữ liệu mắc, chết, độ nặng, tỷ lệ xét nghiệm các loại luôn sẵn có, đầy đủ, thống nhất, giúp phát hiện kịp thời xu hướng dịch bệnh, đồng thời đánh giá được tình hình dịch bệnh. Các hệ thống giám sát chủ yếu cần thiết lập gồm: Giám sát ca bệnh tại cơ sở y tế; giám sát trọng điểm tại cơ sở y tế và cộng đồng; giám sát cộng đồng định kỳ tại các vùng nguy cơ tiếp xúc cao.
Việc giám sát ca bệnh cần kết hợp chặt với hoạt động điều tra, truy vết hiệu quả và thần tốc. Đây là một trong các năng lực đáp ứng dịch chính yếu mà WHO yêu cầu phải có trong các tình huống dịch COVID-19.
Mặt khác, cần tập trung triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cho tất cả những người trong nhóm có nguy cơ cao, bao gồm người già, người có bệnh nền./.
Theo Thúy Hà/baochinhphu.vn
Dẫn theo nguồn: http://baochinhphu.vn/Suc-khoe/Bien-phap-hieu-qua-da-giup-keo-giam-tu-vong-va-cat-giam-chuoi-lay-truyen-dich/447006.vgp
Cùng chuyên mục
Thí điểm kê đơn thuốc điều trị ngoại trú các bệnh mạn tính kéo dài tối đa 90 ngày
14:30 | 16/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Hiệu quả giáng hóa rượu tăng cường của RU-26 SAMAN
15:45 | 12/09/2024 Nghiên cứu trao đổi
Chung tay chống lại tình trạng kháng kháng sinh
10:00 | 31/08/2024 Thông tin đa chiều
Phát triển bền vững chuỗi giá trị dược liệu đinh lăng
16:49 | 27/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Nỗ lực mang tới những sản phẩm dưỡng sinh bền vững cho cộng đồng
00:23 | 26/08/2024 Thông tin đa chiều
Xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm
14:39 | 23/08/2024 Thông tin đa chiều
Các tin khác
Phát hiện các loài nấm mới tại Việt Nam
09:47 | 19/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Khẳng định vai trò quan trọng của y học cổ truyền trong nền y học thế giới
09:09 | 17/08/2024 Thông tin đa chiều
Bánh Trung thu "handmade": Có đảm bảo an toàn thực phẩm?
14:00 | 15/08/2024 Thông tin đa chiều
Đề xuất điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
09:00 | 15/08/2024 Thông tin đa chiều
Nghiên cứu hoạt tính kháng ung thư và điều hòa miễn dịch của một số cây thuốc
10:57 | 10/08/2024 Nghiên cứu trao đổi
Vì sao việc triển khai bệnh án điện tử diễn ra chậm?
09:00 | 10/08/2024 Thông tin đa chiều
Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn
Học phí khối ngành y dược điều chỉnh như thế nào trong năm học 2024-2025?
11:00 | 08/08/2024 Thông tin đa chiều
Cần thiết xây dựng Luật Dân số thay thế quy định không còn phù hợp
20:13 | 06/08/2024 Thông tin đa chiều
Giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế
20:45 | 05/08/2024 Thông tin đa chiều
Chi hội Nam y Pháp Bảo Khoẻ tặng 1000 phần quà cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu 2024
2 ngày trước Hoạt động hội
Thành lập và Đại hội đại biểu Chi hội Nam y Liên Hoa - Biên Hoà lần thứ I nhiệm kỳ 2024-2029
7 ngày trước Hoạt động hội
Ấm áp tình cảm sẻ chia nơi "rốn lũ" Sơn La
24-08-2024 17:09 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam sẵn sàng cho công tác thiện nguyện ủng hộ người dân ảnh hưởng lũ lụt ở Sơn La
21-08-2024 19:29 Hoạt động hội
Ban đại diện phía Nam – Hội Nam y Việt Nam khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
19-08-2024 15:13 Hoạt động hội