Cây rau răm – Vị thuốc quen thuộc ngay trong vườn nhà bạn
Một số đặc điểm của cây rau răm
Cây rau răm – Vị thuốc quen thuộc ngay trong vườn nhà bạn. |
Rau răm thuộc loài thân thảo với chiều cao chỉ từ 15 - 30cm nhưng trong điều kiện lý tưởng, chiều cao có thể lên đến 80cm. Lá cây hình mác, dài 5 - 7 cm và rộng 0,5 - 2 cm, mặt trên lá màu xanh đậm, mặt dưới lá màu đỏ tía. Lá càng có màu đậm thì mùi càng thơm. Hoa cây rau răm có thể mọc riêng lẻ, mọc thành đôi hoặc mọc thành cụm.
Cây răm vị hơi đắng và cay, mùi hơi hắt, có tính nóng và nhiều tinh dầu. Người ta thường dùng lá cây rau răm để tạo hương vị hoặc gia tăng hương vị cho các món ăn như trứng lộn, ốc luộc, gỏi cháo gà, bánh cuốn,… Còn trong Đông y, toàn thân cây được sử dụng để chữa bệnh, có thể là dùng tươi hoặc phơi/ sấy khô rồi dùng.
Thời điểm thu hoạch cây rau răm là quanh năm. Nếu dùng để chữa bệnh thì thường chọn những cây đã trưởng thành nhưng chưa ra hoa, thân cây có màu đỏ hơi ngả tím. Lúc này, các hoạt chất chống oxy hóa nói riêng và dược tính trong cây nói chung ở mức cao nhất.
Công dụng của cây rau răm
Chữa bệnh trong Đông y
Có nhiều bài thuốc Đông y sử dụng rau răm để chữa các bệnh như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, rối loạn kinh nguyệt, trị gàu, trị mụn nước, trị trĩ,… Đặc biệt, hoạt chất chống oxy hóa flavonoid dồi dào trong rau răm còn giúp làm chậm quá trình lão hóa cũng như phòng ngừa ung thư.
Chữa bệnh trong Y học hiện đại
Cây rau răm có nhiều công dụng nổi bật trong Y học hiện đại, cụ thể như:
Kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau trong các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng, viêm miệng dạng mụn nước,…
Tăng cường hoạt động tiêu hóa nhờ chứa hàm lượng cao axit oxalic, làm thuyên giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…
Điều trị các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào, đặc biệt là làm se khít lỗ chân lông và loại bỏ mụn nhọt.
Thanh nhiệt, giải độc là lợi tiểu, giúp hỗ trợ điều trị chứng bí tiểu, khó tiểu, tiểu lắt nhắt,…
Cải thiện chức năng sinh lý, ở những người trong độ tuổi từ 45 - 65.
Những bài thuốc hay từ cây rau răm
Nhiều bài thuốc hay từ cây rau răm có tác dụng chữa bệnh. |
Chữa cảm cúm: Dùng một nắm lá rau răm và 3 lát gừng để hãm với nước sôi rồi uống 2 - 3 lần/ ngày.
Chữa nôn mửa, tiêu chảy: Dùng 20g hạt rau răm với 40g hương nhu, sắc lấy nước và uống 3 lần/ ngày đến khi khỏi bệnh.
Chữa đầy trướng bụng: Dùng một nắm lá rau răm tươi, rửa sạch, giã lấy nước và uống. Phần bã lá sẽ đắp trên bụng kết hợp với massage nhẹ nhàng.
Chữa vết rắn cắn: Cách sử dụng như chữa đầy trướng bụng nói trên, Và lưu ý đây chỉ là cách sơ cứu ban đầu, sau đó thì cần đưa người bệnh đến bệnh viện.
Chữa nước ăn tay chân: Rửa sạch một nắm cây rau răm, giã nát, lấy nước cốt thoa vào vùng da cần điều trị. Sau đó giữ cho vùng da này được khô tự nhiên và luôn khô ráo. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 2 lần cho đến khi vết thương khỏi hẳn.
Chữa mụn nhọt, mụn nước: Rửa sạch một nắm cây rau răm, giã với vài hạt muối hột rồi lọc lấy nước, thoa vào hạt mụn, giúp giảm sưng viêm và cảm giác đau nóng.
Chữa vết thương sưng đau, bầm tím: Cũng thực hiện như cách trên nhưng thay muối hột bằng long não, vừa thoa vừa xoa bóp vùng sưng đau.
Lưu ý khi sử dụng cây rau răm
Có thể thấy cây rau răm mang đến nhiều lợi ích và công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn lạm dụng để tránh những tác động và ảnh hưởng tiêu cực. Điển hình trong đó là tổn thương tụy, giảm tinh khí, làm suy giảm chức năng tình dục. Hay phụ nữ lạm dụng rau răm có thể bị mất kinh nguyệt.
Cây rau răm quả thực không chỉ là loại rau gia vị dễ tìm kiếm trong vườn nhà mà còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Nếu dùng để chữa bệnh thì cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông y hoặc bác sĩ.
Lan Phương
Tin liên quan
Công dụng của quả lựu đối với sức khỏe
21:16 | 01/10/2024 Sức khỏe
Bệnh viện Phúc Sơn (Thái Bình): Kết nối yêu thương, xoa dịu nỗi đau bệnh tật
14:45 | 14/06/2024 Tin tức
WHO cảnh báo 4 ngành công nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người
10:05 | 13/06/2024 Sức khỏe
Cùng chuyên mục
Top thực phẩm tự nhiên tốt cho xương khớp
08:03 | 24/11/2024 Y tế 24h
TP.HCM: Tiêm hơn 3.000 mũi vaccine sởi cho trẻ 6-9 tháng tuổi
20:46 | 23/11/2024 Sức khỏe
[Infographic] Những người nên hạn chế ăn quả lê
15:55 | 23/11/2024 Infographic
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN
12:06 | 22/11/2024 Khỏe - Đẹp
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo khám chữa bệnh từ xa cho người dân vùng cao
07:00 | 22/11/2024 Sức khỏe
TP.HCM: Khẩn trương điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở
18:31 | 21/11/2024 Sức khỏe
Các tin khác
Gia đình 8 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn thịt chó
18:30 | 21/11/2024 Sức khỏe
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine sởi
19:26 | 20/11/2024 Sức khỏe
TP.HCM: Cho phép ngành y tế thành lập Hội đồng thẩm định giá khám chữa bệnh mới
19:57 | 19/11/2024 Sức khỏe
Nhiều quy định mới về khám sức khỏe khi cấp đổi giấy phép lái xe
20:06 | 18/11/2024 Sức khỏe
[Infographic] 7 loại trà thảo mộc dành cho người tiểu đường
06:15 | 18/11/2024 Infographic
Top các loại rau là nguồn thuốc quý
18:00 | 16/11/2024 Khỏe - Đẹp
Đắk Nông: Trong 10 tháng ghi nhận 21 bệnh truyền nhiễm với 6.020 ca mắc, 2 trường hợp tử vong
11:14 | 15/11/2024 Sức khỏe
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi
10:08 | 15/11/2024 Tin tức
6 tác dụng của việc uống trà hàng ngày
11:40 | 14/11/2024 Sức khỏe
Kon Tum: Một tháng xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm với 6 người mắc, 1 người tử vong
11:01 | 14/11/2024 Sức khỏe
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội