Cây xích đồng nam: Đặc điểm, công dụng và 8 bài thuốc hay
Cây xích đồng nam là vị thuốc có tính mát, vị đắng nhạt, công dụng trừ thấp, khu phong, lợi tiểu, tiêu sưng viêm. Trong y học cổ truyền, dược liệu này thường được dùng để chữa khí hư, viêm tử cung, huyết áp cao, vàng da, kinh nguyệt không đều, đau nhức xương khớp,…
Mô tả dược liệu xích đồng nam
1. Tên gọi, phân nhóm
- Tên gọi khác: Ngọc nữ đỏ, Lẹo cái, Bấn đỏ, Vây đỏ, Cây Mò đỏ, người Thái gọi là cây co púng pính.
- Tên khoa học: Clerodendrum paniculatum L.
- Họ: Cỏ roi ngựa hay còn được gọi là họ Tếch (Verbenaceae)
2. Đặc điểm thực vật
Xích đồng nam là loại cây thân thảo, ít phân cành, thân hình vuông khi còn non và hình tròn khi về già, có màu nâu xám hoặc màu bạc. Đường kính thân cây từ 0.3 – 0.8cm, chiều cao trung bình từ 1.5 – 2m.
Lá có cuống phân rãnh, gốc hình tim, chia thành 5 thuỳ không đều nhau, mép lá có răng, mặt trên có màu xanh sẫm hơn so với mặt dưới. Hoa mọc thành cụm hình xim, được chia thành 2 ngả ở ngày đầu ngọn. Mỗi chùm hoa dài từ 15 – 20cm. Nhị và nhuỵ mọc buông ra ngoài.
Quả hạch màu đen được bao bọc trong lớp cánh hoa màu đỏ. Mùa hoa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11.
Nhiều người thường nhầm lẫn cây xích đồng nam và bạch đồng nữ. Hai loại cây này có cùng họ với nhau, đặc điểm tương đồng. Tuy nhiên, xích đồng nam có hoa màu đỏ đặc trưng trong khi bạch đồng nữa có hoa màu trắng.
3. Phân bố
Dược liệu được tìm thấy ở nhiều quốc gia như Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Ðộ, Indonesia và Việt Nam. Tại nước ta, vị thuốc xích đồng nam phân bố ở một số khu vực như Quảng Nam – Ðà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Kontum, Ðắc Lắc, An Giang.
Một số vùng núi phía Bắc cũng có loại cây này nhưng mọc ít hơn. Dược liệu mọc rải rác theo triền núi, các bờ bụi được người dân thu hái dùng làm thuốc chữa bệnh.
4. Thu hái – sơ chế
Dược liệu có thể thu hái quanh năm, nhưng thời điểm thích hợp nhất để thu hái là lúc cây chuẩn bị ra hoa vì lúc này cây chứa lượng dược tính cao nhất. Ngọc nữ đỏ ưa bóng râm nên thường được trồng vào vụ Đông Xuân. Nếu trồng vào mùa nóng, nên làm lán che và tưới nước thường xuyên để cây phát triển tốt.
Khi cây đạt chiều cao từ 1.5 – 2m là có thể thu hoạch. Dùng dao sắc chặt ngang thân sao cho chiều dài gốc còn lại khoảng 5- 10cm để cây có thể tái sinh. Cách bào chế dược liệu khá đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch, cắt khúc từ 1 – 2cm, phơi/ sấy khô là có thể dùng.
5. Bảo quản
Vị thuốc xích đồng nam sau khi bào chế cần cho vào túi bóng, lọ đậy kín nắp, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc, mối mọt.
6. Thành phần hoá học
Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, dược liệu có chứa thành phần hoá học đa dạng như clerodin, furantri terpenoid, hispidalin 7-0-glucoronid, flavonoid glycosid, scutellarein, 7-0-glucoronid,…
Vị thuốc xích đồng nam
1. Tính vị
- Cụm hoa: Tính ấm, vị ngọt, không độc
- Rễ: Tính bình, vị nhạt, hơi ngọt, không độc
2. Quy kinh
Chưa có ghi chép
3. Tác dụng dược lý
Theo y học cổ truyền:
- Cụm hoa có tác dụng tăng tuần hoàn máu, bổ huyết
- Rễ cây có tác dụng khu trừ phong thấp, tiêu viêm, thanh lọc can phế, tán ứ
- Lá cây giúp tiêu thũng, thanh nhiệt
- Chủ trị: Điều trị khí hư, bạch đới, vàng da, vàng mắt, chốc đầu, mụn nhọt, lở ngứa,…
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
- Có tác dụng làm giảm khí hư, mùi hôi khó chịu ở vùng kín, giúp điều hoà kinh nguyệt ở phụ nữ.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan ở mức độ nhẹ như viêm gan, xơ gan, vàng da
- Nhờ vào đặc tính kháng viêm của dược liệu giúp cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở, tróc đầu,…
- Một số thực nghiệm nhận thấy, cây xích đồng nam có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm đau đầu nhẹ.
4. Đối tượng sử dụng
Dược liệu có thể dùng trong các trường hợp sau:
- Người bị viêm gan, xơ gan, vàng da, vàng mặt
- Phụ nữ bị khí hư, kinh nguyệt không đều, bạch đới, viêm nhiễm tử cung
- Người bị ghẻ lở, mụn nhọt, trẻ nhỏ bị chốc đầu
- Người bị cao huyết áp
Một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu
Trong Đông y lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cây xích đồng nam an toàn và hiệu quả. Theo đó, vị thuốc được dùng để chữa một số chứng bệnh như tiểu buốt, tiểu ra máu, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, khí hư, bạch đới ở phụ nữ,…
Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều, tiểu buốt, tiểu ra máu:
- Chuẩn bị: Cây huyết dụ, búp mía giò non, mã đềm bầu đất, rễ cây xích đồng nam mỗi vị 10 – 15g
- Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì mang đi thái nhỏ, sao khô rồi cho vào ấm cùng với 1 lít nước và đun trên lửa nhỏ. Chia nước thuốc thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang đến khi triệu chứng cải thiện.
Bài thuốc chữa đau bụng kinh:
- Chuẩn bị: Xích đồng nam, ngải cứu, cỏ ích mẫu, hương phụ mỗi vị 6g
- Thực hiện: Các vị thuốc sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với 500ml và đun trên lửa nhỏ trong vòng 30 phút. Chắt lấy nước thuốc chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, áp dụng trong vòng 2 – 3 tháng để đạt được kết quả tốt nhất.
Bài thuốc trị bệnh bạch đới và khí hư ở phụ nữ:
- Chuẩn bị: Cỏ ích mẫu, xích đồng nam, ngải diệp, hương phụ với lượng vừa đủ
- Thực hiện: Các vị thuốc cho vào ấm sắc cùng với 1 lít nước. Đến khi cạn còn 1/3 thì tắt bếp. Chia lượng thuốc thành 2 lần và uống khi con ấm. Mỗi ngày dùng 1 thang, áp dụng từ 1 – 3 tháng.
Bài thuốc chữa tăng huyết áp:
- Chuẩn bị: Lá xích đồng nam, hoa hoè, hoa cúc, cam thảo với liều lượng vừa đủ
- Thực hiện: Dược liệu sau khi sao vàng thì cho vào ấm cùng với 1.5 lít nước đun trên lửa nhỏ. Đến khi còn khoảng 2 chén thì tắt bếp, chia nước thuốc thành 2 lần và uống khi còn ấm. Mỗi ngày sắc uống 1 thang để cải thiện tình trạng cao huyết áp.
Bài thuốc chữa đau mỏi gối, thấp khớp:
- Chuẩn bị: Cà gai leo, xích đồng nam, 3 loại đơn (mặt trời, răng cưa, tướng quân), tầm xuân, cành dây.
- Thực hiện: Cho các vị thuốc đã chuẩn bị vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ. Chia lượng nước thuốc thành 2 phần và uống hết trong ngày. Áp dụng liên tục từ 1 – 2 tháng để cảm nhận tình trạng đau nhức khớp cải thiện.
Bài thuốc chữa vàng da, vàng mắt:
- Chuẩn bị: Rễ xích đồng nam 30g
- Thực hiện: Dược liệu sau khi rửa sạch thì cắt khúc, sao vàng. Sau đó cho vào ấm cùng với 1 lít nước sắc đến khi còn lại 1 chén thì tắt bếp, dùng nước thuốc uống khi còn ấm để đạt được kết quả tốt nhất.
Bài thuốc chữa đái dắt, đái buốt, đái ra máu:
- Chuẩn bị: Xích đồng nam, rễ tranh, bạch đồng nữ, cỏ bấc, ốc nhồi
- Thực hiện: Các vị thuốc sau khi rửa sạch thì cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi triệu chứng thuyên giảm hẳn.
Bài thuốc giúp giải uất, điều can, thanh nhiệt:
- Chuẩn bị: Thanh bì, dái nghệ vàng, quả dành dành (sao cháy) mỗi vị 20g, xích đồng nam (sao), bạch đồng nữ (sao) mỗi vị 40g, cam thảo dây 16g
- Thực hiện: Các dược liệu đem đi sắc với 800ml trên lửa nhỏ, đến khi cạn còn 250ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 – 3 lần và uống hết trong ngày.
Lưu ý khi dùng vị thuốc xích đồng nam chữa bệnh
Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa trị tốt nhất trong quá trình dùng dược liệu xích đồng nam chữa bệnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không dùng cho người quá mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với các thành phần trong dược liệu này.
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em hoặc người mắc bệnh nền cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện các bài thuốc chữa bệnh từ cây ngọc nữ đỏ.
- Tránh tự ý kết hợp xích đồng nam với các loại tân dược hoặc các dược liệu khác. Ngoài ra, không nên lạm dụng hoặc dùng thuốc quá liều lượng khuyến cáo vì có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.
- Trong quá trình thực hiện các bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc ngọc nữ đỏ, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi và xử trí đúng cách.
Cây xích đồng nam là vị thuốc quý được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả chữa trị tốt nhất, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn/ thầy thuốc để được hướng dẫn liều dùng và cách dùng phù hợp với tình trạng bệnh lý.
Nguồn: Cây xích đồng nam: Đặc điểm, công dụng và 8 bài thuốc hay
Tin liên quan
Dự báo thời tiết ngày 4/12/2024: Hà Nội có sương mù, nhiệt độ tăng nhẹ
05:05 | 04/12/2024 Môi trường xanh
Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung ứng thuốc trong dịp Tết 2025
16:25 | 03/12/2024 Tin tức
Bác sĩ Lê Đình Hùng: Người nặng tình với Đông y Việt Nam
07:04 | 03/12/2024 Sức khỏe
Cùng chuyên mục
Nên ăn gừng vào mùa đông: Lợi ích và những điều lưu ý
07:00 | 03/12/2024 Y học cổ truyền
Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà
07:00 | 02/12/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"
14:00 | 01/12/2024 SKV- Mag
Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền
17:23 | 30/11/2024 Y học cổ truyền
10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô
06:30 | 27/11/2024 Y tế 24h
[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh
06:30 | 26/11/2024 SKV- Mag
Các tin khác
Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen
06:30 | 25/11/2024 Y học cổ truyền
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
2 ngày trước Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội