Tác dụng của một số loại nấm dược liệu
Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen Tác dụng và bài thuốc từ tiểu hồi hương |
Phục linh
Phục linh là một loại nấm ký sinh trên cây thông. |
Loại nấm này ký sinh trên rễ cây thông. Nấm hình khối to có thể nặng đến vài kilôgam. Hiện tại, nước ta vẫn phải nhập phục linh từ Trung Hoa. Ở nước ta đã khám phá được phục linh ở một số rừng thông ở Đà Lạt.
Phục linh được dùng làm thuốc bổ, còn có tác dụng trị mất ngủ, trị chứng di tinh và chữa phù. Dùng dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc. Thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác.
Nấm chaga
Nấm chaga |
Nấm chaga (Inonotus Obliquus) được mệnh danh là Vua của các loại nấm dược liệu.
Loại nấm này là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau, chứa nhiều chất chống oxy hóa… với các tác dụng sau: chống viêm, kiểm soát cholesterol, kiểm soát đường huyết, chống ung thư...
Nấm vân chi
Nấm vân chi. |
Nấm vân chi (Trametes versicolor) là một loại nấm tự nhiên thường gặp ở Bắc Mỹ.
Đây là loại nấm trông rất bắt mắt, có thể thu hoạch trong tự nhiên nhưng lại có thể bị nhầm lẫn với những nấm không ăn được. Bởi vậy chúng ta nên mua nấm vân chi từ những cửa hàng hoặc nhà thuốc có uy tín để sử dụng.
Nấm vân chi là loại nấm dược liệu có nhiều công dụng quý, tốt cho sức khỏe như chống oxy hóa, hỗ trợ miễn dịch, Prebiotic tốt cho đường ruột, tiềm năng chống ung thư.
Nấm hương Nhật
Nấm Shitake. |
Nấm hương Nhật còn gọi là Shitake. Nấm này cũng có tác dụng bổ dưỡng và phòng chống ung thư. Hiện nay ngoài trồng tự nhiên, người ta còn sản xuất bằng phương pháp tạo sinh khối Shitake để làm thuốc.
Thường phối hợp linh chi, Shitake và phục linh để làm thuốc bổ, kéo dài tuổi thọ.
Nấm linh chi
Nấm linh chi |
Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) là cái tên quen thuộc bởi nó nổi tiếng toàn thế giới. Nấm linh chi thường được dùng trong y học cổ truyền của các nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Không nhất thiết chỉ sử dụng linh chi làm thuốc mà chúng có thể ăn được. Nấm linh chi có những lợi ích sức khỏe như hỗ trợ miễn dịch, tăng cường tâm trạng, chống ung thư...
Nấm lim xanh
Nấm lim xanh. |
Nấm lim xanh là một loại nấm linh chi, được mọc ra từ những cây lim xanh đã chết trong rừng nguyên sinh.
Nấm lim xanh giúp hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa bệnh như xơ gan, gan nhiễm mỡ, gout, viêm khớp, đau nhức khớp, tiểu đường...
Phục hồi sau tai biến mạch máu não, giải độc gan (rượu, bia...), giảm mỡ máu, giải độc thanh lọc cơ thể...
Nấm hầu thủ
Nấm hầu thủ. |
Nấm hầu thủ (Hericium erinaceus) mọc trong các khu vực rừng ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á và rất dễ nhận biết.
Nấm hầu thủ được đánh giá cao trong ẩm thực bởi vị ngon và hàm lượng dinh dưỡng. Ngoài ra, chúng cũng như một số lợi ích sức khỏe như tăng cường trí não, cải thiện tâm trạng, chống các bệnh đường ruột.
Nấm khiêu vũ
Nấm khiêu vũ. |
Nấm khiêu vũ (Grifola frondosa) mọc phổ biến ở Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng nó cũng có thể được tìm thấy ở các vùng đông bắc của Hoa Kỳ và Canada vào mùa thu.
Nấm khiêu vũ có nhiều lợi ích sức khỏe: kiểm soát đường huyết, hỗ trợ miễn dịch, khả năng chống ung thư.
Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo |
Đông trùng hạ thảo thực chất là một loại nấm ký sinh phát triển mạnh từ ấu trùng côn trùng.
Chi Cordyceps bao gồm hơn 400 loài, Cordycep sinensis và Cordycep militaris là những loài đã thu hút được sự chú ý của ngành y dược vì những lợi ích sức khỏe như tăng cường năng lượng, chống lão hóa, chống ung thư.
Nấm Thái dương
Nấm Thái dương. |
Là một trong những loài nấm ăn ngon và có giá trị dược tính rất quý. Nấm thơm ngon, bổ dưỡng và có nhiều dược tính tốt cho sức khỏe, nhất là trong việc hỗ trợ điều trị ung thư.
Cụ thể, nấm Thái dương rất giàu polysaccharid và β-glucans giúp cân bằng, điều hòa miễn dịch cơ thể. Chúng đã được khoa học chứng minh là có đặc tính nổi bật là chống khối u, chống nhiễm trùng, chống viêm và dị ứng (trên mô hình chuột).
Polysaccharide bao gồm beta và protein-glucan giúp kiểm soát các tế bào gốc tự do và tế bào ung thư, đem lại hiệu quả ngăn chặn ung thư. Các chất steroid, nucleic acid, lipid và lectin ngăn cản sự nhân bản của tế bào ung thư.
Cách sử dụng nấm dược liệu Cách phổ biến nhất để sử dụng nấm dược liệu là hãm thành trà hoặc sắc thuốc. Ngoài ra, nấm có thể được ngâm rượu, ngâm mật ong để sử dụng. Nấm dược liệu còn được chiết xuất và là thành phần của các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như viên nang, thực phẩm bổ sung, trà công thức… Ngoài ra, chúng còn được đưa vào ẩm thực (nấm tươi hoặc khô), việc sử dụng nấm góp phần xây dựng chế độ ăn lành mạnh, có lợi cho sức khỏe. |
Tin liên quan
“Mở khóa” thị trường Halal: Đúc kết từ 27 năm kinh nghiệm xuất khẩu của Vinamilk
16:40 | 25/12/2024 Doanh nghiệp
Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật - Hậu cần: Tiếp tục nâng cao uy tín, chất lượng khoa học
16:42 | 25/12/2024 Tin tức
Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND: Khai giảng lớp tập huấn kỹ năng cấp cứu ban đầu tại hiện trường
15:25 | 25/12/2024 Tin tức
Các tin khác
Các bài thuốc đông y giúp dưỡng da khỏe đẹp mùa hanh khô
07:00 | 23/12/2024 Y học cổ truyền
Những cây thuốc nam hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
08:11 | 19/12/2024 Y học cổ truyền
Bài thuốc chữa bệnh từ các loại hoa cúc
07:00 | 19/12/2024 Y học cổ truyền
Cây mâm xôi – Vị thuốc quý
19:27 | 18/12/2024 Y học cổ truyền
Những vị thuốc nên dùng trong mùa đông lạnh
07:15 | 18/12/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Củ cải trắng - Nhân sâm mùa đông
06:45 | 16/12/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng và bài thuốc từ tiểu hồi hương
07:00 | 15/12/2024 Y học cổ truyền
10 loại nước uống từ thảo dược tốt cho sức khỏe trong mùa đông lạnh
07:00 | 13/12/2024 Y học cổ truyền
Bất ngờ với những tác dụng của râu ngô
07:00 | 12/12/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ hoa cúc chi
07:00 | 09/12/2024 Y học cổ truyền
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số
6 ngày trước Hoạt động hội
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
07-12-2024 13:48 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
01-12-2024 20:00 Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội