Mới nhất Đọc nhiều

Còn quá sớm để coi COVID-19 giống như cúm mùa

Chiều 8/5, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cung cấp thông tin liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19, sau tuyên bố của WHO về việc COVID-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu; các khuyến cáo cần thiết cho Việt Nam, cũng như các biện pháp ứng phó của Việt Nam trong thời gian tới.
Nguy cơ tử vong cao nếu cùng lúc bị mắc COVID-19, cúm mùa và phế cầu khuẩn

Tiến sĩ Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam; Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng; Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cùng tham dự cuộc trao đổi.

Chú thích ảnh
Người dân đeo khẩu trang đến nơi công cộng, tập trung đông người. Ảnh/suckhoeviet.org.vn

COVID-19 không biến mất

Chia sẻ với báo giới về lý do WHO tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu (PHEIC), Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, hiện nay tình trạng thích ứng với COVID-19 đã tốt hơn, mức độ nghiêm trọng lây truyền của dịch bệnh đã giảm, tương tự số ca nhập viện, ca nặng cũng giảm. Tuy nhiên, đại diện WHO cho biết, điều này không có nghĩa là COVID-19 không còn là mối đe dọa hay ít nguy hiểm hơn. COVID-19 vẫn còn đó, chưa chấm dứt.

Trả lời câu hỏi về việc có nên coi COVID-19 như bệnh cúm mùa, Trưởng đại diện WHO cho rằng, còn quá sớm để khẳng định COVID-19 giống như bệnh cúm mùa. Mặc dù có điểm tương đồng giữa COVID-19 và cúm mùa, tuy nhiên cúm mùa thường xảy ra vào mùa đông, còn COVID-19 không theo mùa - điều này chúng ta đã thấy ở nhiều quốc gia. Ngoài ra, COVID-19 vẫn là căn bệnh vô cùng mới với chúng ta.

"Chúng ta mới có 4 năm làm quen với nó, trong khi các nhà khoa học đã có hàng thập kỷ nghiên cứu về bệnh cúm. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về COVID-19. Vì thế, còn quá sớm để coi COVID-19 giống như bệnh cúm mùa", bà Angela Pratt nhấn mạnh.

Đánh giá cao các biện pháp ứng phó của Việt Nam với COVID-19, bà Angela Pratt đánh giá, ngay từ khi dịch bùng phát, Việt Nam đã có nhiều biện pháp ứng phó với COVID-19. Tất cả các biện pháp phòng, chống dịch được triển khai đã giúp Việt Nam thành công trong phòng, chống dịch. Ngay từ khoảng cuối năm 2021 đến nay, Việt Nam đã chuyển biện pháp ứng phó với COVID-19 để vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, đại diện WHO vẫn cho rằng: "Đây không phải là lúc chúng ta nghỉ ngơi, số ca mắc vẫn tăng, vẫn có ca bệnh cần chăm sóc đặc biệt và vẫn có tử vong. Vì thế, dù miễn dịch trong cộng đồng do mắc phải và tiêm vaccine cao nhưng chúng ta vẫn phải cảnh giác và có biện pháp thích hợp".

Không được ngơi nghỉ, lơ là

Khẳng định WHO luôn đồng hành, cam kết với Bộ Y tế trong công cuộc phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam đã đưa ra 7 khuyến nghị đối với Việt Nam.

Thứ nhất, chúng ta không bao giờ được ngơi nghỉ, lơ là. Với Việt Nam, chúng tôi khuyến nghị hệ thống phòng ngừa luôn ứng phó khi tình hình có thay đổi.

Thứ hai, đưa tiêm phòng COVID-19 vào tiêm chủng quốc gia – tiêm chủng suốt đời. Việt Nam có chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 rất tốt. Chúng tôi vẫn khuyến nghị Việt Nam tiêm các mũi tăng cường đặc biệt cho nhóm nguy cơ cao.

Thứ ba, chúng ta cần tiếp tục tăng cường tích hợp các hoạt động giám sát theo dõi các bệnh lý hô hấp, báo cáo về WHO. Việt Nam nên tập trung giám sát có trọng điểm, hết sức chặt chẽ với bất cứ sự xuất hiện của các biến thể mới. Dựa trên hệ thống dữ liệu, chúng ta chú ý số liệu về việc giảm số người tử vong hay giảm số ca nhập viện chăm sóc đặc biệt cho thấy tác động tổng thể. Đồng thời giám sát chặt chẽ thay đổi nào trong mức độ lây truyền, mức độ nặng của ca bệnh…

Thứ tư, Việt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng vaccine, các phương tiện chẩn đoán, điều trị, đảm bảo các chuỗi cung ứng về lâu dài và luôn sẵn có.

Thứ năm, tiếp tục truyền thông, luôn huy động sự tham gia của cộng đồng. COVID-19 đã không còn là tình trạng chưa từng có tiền lệ nhưng vẫn cần truyền thông để người dân hiểu và luôn cập nhật thông tin về bệnh.

Thứ sáu, Việt Nam thực chất đã dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp hạn chế đi lại từ tháng 3/2022 khi hướng tới quản lý bền vững COVID-19. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục rà soát và cập nhật kế hoạch đáp ứng quốc gia và sẵn sàng, linh hoạt. Nếu cần thiết có thể tái thiết lập các biện pháp y tế công cộng và xã hội, dựa trên tình hình dịch và đánh giá nguy cơ.

Thứ bảy, Việt Nam vẫn cần tiếp tục các nghiên cứu để cải tiến vaccine và hiểu các tình trạng liên quan hậu COVID-19 hơn. Trong bối cảnh ca nhiễm vẫn tăng thì chúng ta vẫn cần giám sát chặt chẽ, có các biện pháp sẵn sàng- nâng cao năng lực chăm sóc đặc biệt để đảm bảo khi số ca tăng lên, hệ thống y tế không bị quá tải.

Xây dựng kế hoạch ứng phó với đại dịch

Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, mặc dù COVID-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu, tuy nhiên, dịch COVID-19 khó dự báo, khó lường và có sự gia tăng ở từng khu vực. Hiện dịch bệnh có sự gia tăng ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hàng ngày, nước ta vẫn ghi nhận khoảng 2.000 ca mắc, trong đó vẫn có trường hợp nhập viện, trường hợp nặng, thậm chí có ca tử vong.

"Bản thân virus SARS-CoV-2 vẫn có biến đổi. Đầu tháng 4, WHO công bố có khoảng 400-500 biến thể phụ của Omicron nhưng đến đầu tháng 5/2023, con số này đã là 900. WHO luôn nhắc các nước không được chủ quan, cảnh giác với các biến thể mới xuất hiện", Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng thông tin.

Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân cho biết, Việt Nam đã đưa ra các đáp ứng phù hợp với tình hình dịch tễ trong từng thời kỳ. Các hoạt động phòng, chống dịch tại nước ta có sự chỉ đạo xuyên suốt trong thời gian qua. Đặc biệt, từ tháng 10/2022, chúng ta đã chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả. "Bộ Y tế đang xây dựng kế hoạch ứng phó với đại dịch COVID-19, trong đó có tính đến bối cảnh có biến thể mới nguy hiểm xuất hiện, dịch lan rộng…". Chia sẻ thông tin về công tác điều trị COVID-19, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, ngay từ khi dịch COVID-19 có những thay đổi, Bộ Y tế đã ban hành các hướng dẫn điều chỉnh nhiều nội dung, trong đó có các vấn đề liên quan đến kiểm soát, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, cách ly đối với người mắc COVID-19.

Hiện nay, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đang triển khai, xem xét các nội dung hướng dẫn về chẩn đoán, điều trị COVID-19. Về cơ bản, chúng tôi đã thống nhất phải có sự điều chỉnh, trong đó liên quan chủ yếu đến việc sử dụng thuốc… theo các khuyến cáo, bằng chứng mới nhất của WHO.

Về biện pháp giảm tử vong do COVID-19, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa chia sẻ, trong giai đoạn tháng 4, 5/2023 đã có ca tử vong do COVID-19, tuy nhiên khi xem xét các ca tử vong này cho thấy, tất cả đều là những trường hợp nguy cơ cao, bệnh nền, cao tuổi, hoặc rất nhiều bệnh kèm theo. Bản thân bệnh nhân đã có tình trạng nặng từ trước... Không phát hiện trường hợp tử vong trên người bệnh không có bệnh nền hay người trẻ tuổi.

Ước tính tỷ lệ tử vong so với số nằm viện dao động khoảng 0,47%. Tỷ lệ tử vọng do COVID-19 tại Việt Nam là 0,37%, thấp hơn nhiều so với con số 0.99% của thế giới. Con số này thể hiện nỗ lực của các cơ sở khám chữa bệnh Việt Nam trong đại địch COVID-19 thời gian vừa qua, khi chuyển đổi rất nhiều hình thức, từ cách ly điều trị tuyệt đối 100% tại bệnh viện đến triển khai cơ sở điều trị theo mô hình tháp ba tầng và sau đó triển khai điều trị giám sát tại nhà.

Để giảm tử vong do COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các cơ sở y tế trên cả nước tiếp tục cảnh giác, giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm trường hợp mắc COVID-19, trong đó chú trọng các đơn vị hồi sức, chạy thận… có những bệnh nhân bệnh nền nặng đang điều trị tại bệnh viện để cách ly, tránh để lây nhiễm vào trường hợp bệnh nền nặng. Các cơ sở y tế tiếp tục tăng cường năng lực cho đơn vị hồi sức cấp cứu. Bên cạnh đó, các cơ sở khám chữa bệnh tiếp tục theo dõi sát, khi điều trị ca bệnh cần tăng cường hội chẩn với tuyến trên để có sự liên kết giữa các tuyến, tạo thuận lợi cho việc chuyển tuyến trong trường hợp cần thiết.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa cũng khuyến cáo các cơ sở y tế hạn chế chuyển tuyến trong trường hợp các ca bệnh tăng cao, đặc biệt là các bệnh viện tuyến cuối.

Các cơ sở y tế tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm để hạn chế dịch bệnh lây lan trong bệnh viện; theo dõi, đánh giá các ca lâm sàng COVID-19 nhập viện, gửi xét nghiệm trình tự gen một số trường hợp để xác hiện sớm những biến thể mới của COVID-19, trong đó đặc biệt lưu ý những người không mắc bệnh nền mà có dấu hiệu tăng nặng… "

Hiện, so với các bệnh truyền nhiễm khác tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong do COVID-19 vẫn cao, khi ở mức 0,37 (sốt xuất huyết 0,09%). Vì vậy, chúng ta không thể chủ quan mà phải luôn ở trong trạng thái sẵn sàng ứng phó, nâng cao năng lực chuyên môn cũng như có các kế hoạch, phương án linh hoạt chuyển đổi trạng thái khi cần thiết", Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa nêu rõ.

Nguồn: Còn quá sớm để coi COVID-19 giống như cúm mùa

Bích Thủy/baotintuc.vn
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Thực hiện các giải pháp để hoàn thành mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030

Thực hiện các giải pháp để hoàn thành mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 167/TB-VPCP ngày 17/4/2024 về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Hội nghị triển khai công tác năm 2024 của Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao.
Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc

Giỗ Tổ Hùng Vương: Gìn giữ sức mạnh tinh thần, giá trị văn hoá dân tộc

Trong dòng chảy hội nhập, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tiếp tục khẳng định giá trị, niềm tự hào về sức mạnh tinh thần, văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Cùng chuyên mục

CDC Mỹ điều tra nhiều trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm botox

CDC Mỹ điều tra nhiều trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm botox

Đến ngày 15-4, CDC Mỹ đã tiếp nhận 19 báo cáo về các trường hợp ở 9 bang, có phản ứng nghiêm trọng sau khi được tiêm botox giả hoặc tiêm ở các địa điểm không chuyên.
Số người mắc bệnh ung thư có thể lên đến 35 triệu vào năm 2050

Số người mắc bệnh ung thư có thể lên đến 35 triệu vào năm 2050

Một báo cáo mới cảnh báo rằng số người mắc bệnh ung thư trên toàn cầu có thể tăng 77% vào năm 2050 trong bối cảnh dân số thế giới già đi.
Thế giới có vaccine viêm màng não mới

Thế giới có vaccine viêm màng não mới

Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa vào sử dụng Men5CV, một loại vaccine mới ngừa viêm màng não.
Lo ngại bệnh truyền nhiễm bùng phát dịch lớn

Lo ngại bệnh truyền nhiễm bùng phát dịch lớn

Đánh giá nguy cơ dịch bệnh tại Việt Nam, đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, trong bối cảnh chung của thế giới, tại nước ta, một số bệnh có vắc xin phòng bệnh ghi nhận rải rác các trường hợp mắc, đã bắt đầu có xu hướng tăng.
Campuchia ghi nhận thêm 3 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ

Campuchia ghi nhận thêm 3 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ

Ngày 7/4, Bộ Y tế Campuchia công bố ghi nhận thêm 3 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, nâng tổng số ca mắc bệnh này lên 17 trường hợp.
Ấn Độ ra mắt liệu pháp điều trị ung thư giá thấp

Ấn Độ ra mắt liệu pháp điều trị ung thư giá thấp

Ấn Độ đã cho ra mắt một liệu pháp điều trị bệnh ung thư dựa trên gene, được cho là sẽ giúp chữa khỏi các loại ung thư khác nhau và giảm đáng kể...

Các tin khác

Singapore đối mặt nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết

Singapore đối mặt nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết

Singapore đang phải đối mặt với nguy cơ dịch sốt xuất huyết bùng phát trở lại trong năm 2024 khi số ca mắc căn bệnh truyền nhiễm này tăng mạnh...
Số ca sốt xuất huyết tăng mạnh ở châu Mỹ, báo động mùa dịch tồi tệ có thể xảy ra

Số ca sốt xuất huyết tăng mạnh ở châu Mỹ, báo động mùa dịch tồi tệ có thể xảy ra

Số ca mắc sốt xuất huyết ở châu Mỹ trong 3 tháng đầu năm nay đã tăng gấp 3 lần số trường hợp nhiễm bệnh được báo cáo trong cùng kỳ năm 2023.
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus Corona

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus Corona

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 27/3 đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus Corona (CoViNet).
Loại bỏ virus HIV khỏi tế bào: Bước tiến trong việc điều trị căn bệnh thế kỷ

Loại bỏ virus HIV khỏi tế bào: Bước tiến trong việc điều trị căn bệnh thế kỷ

Mới đây, các nhà khoa học đã thử nghiệm thành công việc loại bỏ virus HIV khỏi tế bào.
Anh phát triển vaccine đầu tiên trên thế giới ngừa ung thư phổi

Anh phát triển vaccine đầu tiên trên thế giới ngừa ung thư phổi

Sử dụng công nghệ tương tự tạo ra vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca, các nhà khoa học Anh đang phát triển một loại vaccine đầu tiên trên thế giới ngăn chặn ung thư phổi.
Béo phì - mối đe dọa bệnh tật nguy hiểm hơn cả nạn đói

Béo phì - mối đe dọa bệnh tật nguy hiểm hơn cả nạn đói

Với hơn 1 tỷ người mắc bệnh trên toàn thế giới, béo phì hiện được coi là nguy hiểm đối với sức khỏe trên toàn cầu hơn là nạn đói.
Ấn Độ ra mắt vaccine ngừa ung thư cổ tử cung giá rẻ

Ấn Độ ra mắt vaccine ngừa ung thư cổ tử cung giá rẻ

Ấn Độ đã sản xuất thành công vaccine ngừa virus HPV với giá cả phải chăng, sau gần 20 năm nghiên cứu và thử nghiệm.
Phát hiện thành phần không được công bố trong mực xăm gây lo ngại

Phát hiện thành phần không được công bố trong mực xăm gây lo ngại

Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy 83% nhãn hiệu mực xăm có chứa các chất không được nêu công khai trên nhãn mác.
Số ca sốt xuất huyết tại Thái Lan tăng mạnh

Số ca sốt xuất huyết tại Thái Lan tăng mạnh

Theo báo cáo của Bộ Y tế Thái Lan, số các ca mắc sốt xuất huyết tại nước này từ đầu năm đến nay đã tăng lên hơn 17.000 trường hợp, cao hơn gấp đôi...
Muỗi cấy vi khuẩn chống lây nhiễm sốt xuất huyết ở Brazil

Muỗi cấy vi khuẩn chống lây nhiễm sốt xuất huyết ở Brazil

Brazil đang nghiên cứu chống sốt xuất huyết từ chính những con muỗi.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương Tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724-1791) là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc . Ông đã để lại cho hậu thế một khối di sản văn hóa đồ sộ, có giá trị sâu sắc, bền vững về nhiều mặt, về cơ bản được tập hợp trong bộ “
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4

Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Hội Nam y Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã thể hiện tính đoàn kết, phát huy trí tuệ, tài năng, tài lực, giúp đỡ nhau để xây dựng Hội Nam y Việt Nam phát triển vững mạnh.
Phiên bản di động