Mới nhất Đọc nhiều

Cột mốc quan trọng của WHO

Tình trạng dịch bệnh ngày càng phức tạp và gia tăng trên khắp thế giới trong thời gian qua đã khẳng định vai trò quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), song cũng đặt tổ chức y tế đa phương lớn nhất hành tinh trước nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, các nước thành viên chủ chốt vừa phê duyệt ngân sách gần 7 tỷ USD để tiếp sức cho nỗ lực bảo vệ sức khỏe người dân của WHO.
WHO triệu tập ủy ban khẩn cấp, bàn việc kết thúc đại dịch COVID-19

Gói ngân sách trị giá 6,83 tỷ USD trong vòng 2 năm tới đã được các thành viên chủ chốt thông qua với sự ủng hộ tuyệt đối tại kỳ họp hằng năm của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) lần thứ 76, đang diễn ra ở Thụy Sĩ. Các nước cũng nhất trí tăng 20% tỷ lệ phí thành viên bắt buộc đối với 194 quốc gia thành viên.

Ca ngợi đây là quyết định mang tính lịch sử, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh, cột mốc quan trọng này là cơ sở để xây dựng một WHO ngày càng vững mạnh.

Ngân sách nêu trên được đề xuất lần đầu tại kỳ họp hằng năm của WHA vào năm ngoái, khi tất cả quốc gia thành viên nhất trí tăng tỷ lệ phi thành viên trong ngân sách hoạt động của WHO.

Người đứng đầu WHO khẳng định, với nguồn ngân sách bền vững, WHO có thể tập trung thực hiện các dự án y tế hoặc xử lý khi dịch bệnh bùng phát, thay vì lãng phí thời gian gây quỹ hoạt động.

Trong các giai đoạn 2024-2025 và 2030-2031, tổng phí thành viên các nước đóng góp sẽ lần lượt chiếm 20% và 50% ngân sách hằng năm, qua đó tạo điều kiện để tổ chức này xây dựng quỹ hoạt động ổn định và linh hoạt hơn.

Trải qua 75 năm hình thành và phát triển, WHO đã gặt hái nhiều thành tựu quan trọng và từng bước khẳng định vai trò trung tâm trong giải quyết các thách thức y tế toàn cầu.

Phát biểu khai mạc kỳ họp WHA lần thứ 76, Tổng Giám đốc Ghebreyesus nhấn mạnh, từ khi WHO ra đời, sức khỏe người dân đã được nâng cao đáng kể. Tuổi thọ toàn cầu tăng 50%, trong khi tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm 60% và bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ.

Trong 3 năm đại dịch Covid-19 bùng phát, WHO đã kề vai sát cánh cùng các quốc gia vượt qua những giai đoạn sóng gió nhất bằng nỗ lực tăng cường hợp tác quốc tế, hỗ trợ các nước củng cố hệ thống y tế, thúc đẩy tiếp cận công bằng, bình đẳng và kịp thời vaccine ngừa Covid-19 trên phạm vi toàn cầu.

Bên cạnh đó, WHO đang thúc đẩy đàm phán và ký kết một thỏa thuận quốc tế mới nhằm xây dựng một lá chắn an toàn, bảo vệ sức khỏe người dân trước các dịch bệnh trong tương lai.

Tuy nhiên, WHO cũng đối mặt tình trạng quá tải do các thách thức y tế toàn cầu ngày một gia tăng cả về tần suất và mức độ.

Theo đó, tính đến tháng 3 năm nay, tổ chức y tế đa phương này đã phải ứng phó 53 tình trạng khẩn cấp ở mức độ cao, trong đó có dịch tả, Covid-19, đợt bùng dịch Marburg ở Guinea xích đạo và Tanzania.

Ngoài ra, những trận thiên tai như động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, cũng như lũ lụt ở Pakistan kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về y tế.

Chủ tịch Ủy ban thẩm định ứng phó khẩn cấp của WHO Walid Ammar khẳng định, khi thế giới cùng lúc đối mặt nhiều tình trạng khẩn cấp, sự thiếu hụt về nguồn tài chính và nhân lực của WHO ngày càng bộc lộ rõ rệt.

Theo ông Ammar, ngân sách chính của chương trình ứng phó khẩn cấp giai đoạn 2022-2023 chỉ đáp ứng khoảng 53% nhu cầu cần thiết.

Hiện kinh phí hoạt động của WHO chủ yếu đến từ 2 nguồn là đóng góp cố định và đóng góp tự nguyện. Đóng góp cố định là phí thành viên do 194 quốc gia đóng góp theo các mức khác nhau tùy theo khả năng tài chính và dân số. Đây là nguồn tài chính quan trọng vì tính ổn định và linh hoạt. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, chưa đến 20% ngân sách của WHO đến từ nguồn thu này.

Trong khi đó, phần lớn ngân sách còn lại đến từ những khoản đóng góp tự nguyện từ các nước, tổ chức quốc tế và quỹ tư nhân. Mặc dù là nguồn tài chính quan trọng song những khoản đóng góp tự nguyện này không ổn định và thường phải được giải ngân theo yêu cầu cụ thể của nhà tài trợ.

Giới phân tích nhận định, tài chính không ổn định là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động của WHO chưa thật sự hiệu quả và thiếu linh hoạt trong ứng phó các cuộc khủng hoảng bất thường như đại dịch Covid-19 và một số trường hợp khẩn cấp về y tế khác. Vì vậy, việc tăng nguồn đóng góp bền vững từ các nước thành viên sẽ giúp WHO giải quyết thách thức ngân sách kéo dài nhiều thập niên.

Nguồn: Cột mốc quan trọng của WHO

Tiến Dũng/baodaknong.vn
https://suckhoeviet.org.vn/

Tin liên quan

Thời tiết ngày 5/10: Gió mạnh, sóng lớn trên biển do ảnh hưởng của bão Koinu

Thời tiết ngày 5/10: Gió mạnh, sóng lớn trên biển do ảnh hưởng của bão Koinu

Thời tiết ngày 5/10, do ảnh hưởng của bão Koinu, từ đêm 4/10, vùng biển phía Đông Bắc của Bắc Biển Đông có gió mạnh lên cấp 8-10, từ chiều ngày 5/10 vùng gần tâm bão cấp 11-12, giật cấp 15.

Cùng chuyên mục

2 nhà khoa học nghiên cứu công nghệ mRNA đoạt giải Nobel Y Sinh 2023

2 nhà khoa học nghiên cứu công nghệ mRNA đoạt giải Nobel Y Sinh 2023

Giải Nobel Y Sinh 2023 thuộc về nhà khoa học người Hungary Katalin Kariko và nhà khoa học người Mỹ Drew Weissman với phát hiện về việc biến đổi cơ sở nucleoside để phát triển vaccine công nghệ mRNA hiệu quả trong phòng ngừa COVID-19.
Tìm ra loại thuốc mới có tác dụng tương tự như việc tập thể dục nghiêm ngặt

Tìm ra loại thuốc mới có tác dụng tương tự như việc tập thể dục nghiêm ngặt

Các nhà khoa học thuộc Đại học Florida của Mỹ đã thử nghiệm thành công một loại thuốc mới tác dụng tương tự như việc tập luyện thể dục nghiêm ngặt.
Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong số một thế giới

Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong số một thế giới

Theo Liên đoàn Tim mạch Thế giới, bệnh tim vẫn là nguyên nhân gây tử vong số một trên toàn cầu.
Canada cấp phép sử dụng cho vaccine ngừa Covid-19 thế hệ mới

Canada cấp phép sử dụng cho vaccine ngừa Covid-19 thế hệ mới

Ngày 28/9, Bộ Y tế Canada đã cho phép sử dụng loại vaccine ngừa Covid-19 cập nhật lần thứ hai, mở đường cho việc triển khai các mũi tiêm vaccine Pfizer cải tiến bắt đầu từ tuần tới ở nước này.
Pakistan điều tra thuốc tiêm gây mất thị lực mắt

Pakistan điều tra thuốc tiêm gây mất thị lực mắt

Pakistan đang điều tra hai nhà phân phối trong nước nhập và kinh doanh thuốc Avastin, sau khi 12 bệnh nhân tiểu đường tiêm thuốc này bị mù.
"Tăng động" (ADHD) tiềm ẩn nguy cơ thúc đẩy phát triển rối loạn tâm thần và tự tử

"Tăng động" (ADHD) tiềm ẩn nguy cơ thúc đẩy phát triển rối loạn tâm thần và tự tử

Nghiên cứu mới cho thấy rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD) có liên quan đến sự tăng cao tỷ lệ trầm cảm, chán ăn, rối loạn căng thẳng cũng như...

Các tin khác

Ấn Độ tăng cường ngăn chặn virus Nipah lây lan

Ấn Độ tăng cường ngăn chặn virus Nipah lây lan

Ngày 17/9, giới chức bang Kerala, miền Nam Ấn Độ đã tăng cường các biện pháp giám sát nhằm kiềm chế sự lây lan của virus Nipah nguy hiểm.
Nguy cơ đông máu liên quan đến dùng thuốc giảm đau, thuốc tránh thai

Nguy cơ đông máu liên quan đến dùng thuốc giảm đau, thuốc tránh thai

Nghiên cứu mới cho thấy những phụ nữ sử dụng một số loại biện pháp tránh thai nội tiết tố và thuốc giảm đau thông thường gọi là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cùng lúc có thể tăng nhẹ nguy cơ phát triển cục máu đông.
Ấn Độ kiểm soát virus Nipah

Ấn Độ kiểm soát virus Nipah

Bang Kerala miền Nam Ấn Độ đã đóng cửa một số trường học, văn phòng và phương tiện giao thông công cộng vào thứ Tư trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus Nipah, vốn đã khiến 2 người tử vong.
Trung Quốc phát triển thận trong phôi lợn

Trung Quốc phát triển thận trong phôi lợn

Các nhà khoa học ở Trung Quốc đã phát triển thận có tới 50-60% tế bào người trong phôi lợn.
Người đầu tiên thử nghiệm vắc xin ung thư: Kết quả vượt mong đợi

Người đầu tiên thử nghiệm vắc xin ung thư: Kết quả vượt mong đợi

Những bệnh nhân đầu tiên mắc những dạng ung thư không thể chữa khỏi được điều trị bằng vắc xin MRNA cá nhân hóa mới đã có kết quả rất tốt.
Ung thư phổi có thể do chất khử trùng trong máy tạo độ ẩm

Ung thư phổi có thể do chất khử trùng trong máy tạo độ ẩm

Lần đầu tiên, Chính phủ Hàn Quốc thừa nhận rằng một số chất khử trùng trong máy tạo độ ẩm có thể gây ung thư phổi.
Mô hình phôi người đầu tiên ra đời theo cách đặc biệt

Mô hình phôi người đầu tiên ra đời theo cách đặc biệt

Các nhà khoa học của Viện Weizmann (Israel) đã tạo ra mô hình phôi thai gần giống phôi người 14 ngày tuổi mà không cần trứng, tinh trùng lẫn tử cung.
Liên hợp quốc kêu gọi miễn áp dụng bản quyền với vaccine COVID-19

Liên hợp quốc kêu gọi miễn áp dụng bản quyền với vaccine COVID-19

Liên hợp quốc đã kêu gọi các nước giàu, đặc biệt là Anh, Đức, Thụy Sĩ và Mỹ, miễn áp dụng bản quyền đối với các loại vaccine ngừa COVID-19.
Phát hiện khả năng trị khỏi HIV của một loại thuốc sẵn có

Phát hiện khả năng trị khỏi HIV của một loại thuốc sẵn có

Việc tìm ra khả năng tiêu diệt tế bào HIV im lặng của một loại thuốc trị ung thư hứa hẹn tạo ra bước ngoặt trong cuộc chiến chống HIV/AIDS.
Chia sẻ công khai các thông tin về nghiên cứu công nghệ vaccine ngừa Covid-19

Chia sẻ công khai các thông tin về nghiên cứu công nghệ vaccine ngừa Covid-19

Ngày 29/8, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, đã có thêm 3 thỏa thuận mới về công nghệ vaccine ngừa Covid-19 cho phép chia sẻ tri thức trên nền tảng toàn cầu của WHO.
Xem thêm
Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028

Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 26/9/2023 Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028 và xây dựng phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023-2028.
Hội Nam Y Việt Nam: Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV, phát huy trí tuệ, tinh thần để xây dựng Hội vững mạnh

Hội Nam Y Việt Nam: Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV, phát huy trí tuệ, tinh thần để xây dựng Hội vững mạnh

Sáng 24/9/2023, tại Văn phòng Hội Nam y Việt Nam đã diễn ra Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV
Chi hội Nam y Pháp bảo khỏe đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Chương trình Asia Top Brand Awards 2023

Chi hội Nam y Pháp bảo khỏe đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Chương trình Asia Top Brand Awards 2023

Ngày 6 tháng 8 năm 2023, tại Hội trường Thống Nhất – Dinh Độc Lập, sự kiện tôn vinh và vinh danh các thương hiệu uy tín hàng đầu tại Châu Á - Asia Top Brand Awards 2023 đã diễn ra, và đáng chú ý, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe (Hội Nam Y Việt Nam) đã giành được những thành tích ấn tượng tại sự kiện này.
Kỳ họp thứ I Ban Kinh tế Hội Nam y Việt Nam

Kỳ họp thứ I Ban Kinh tế Hội Nam y Việt Nam

Sáng ngày 14/8, tại trụ sở Hội Nam y Việt Nam, lãnh đạo Hội tổ chức kỳ họp thứ I Ban Kinh tế để chuẩn bị các bước đi cần thiết thúc đẩy hoạt động trong thời gian tới.
Hội Nam y Việt Nam với "Dấu ấn Việt Nam"

Hội Nam y Việt Nam với "Dấu ấn Việt Nam"

Chủ đề thứ 5 "Y học cổ truyền trong đời sống hiện đại" của Chương trình "Dấu ấn Việt Nam" sắp được phát sóng trên kênh VTV4 và các nền tảng số.
Phiên bản di động