Mới nhất Đọc nhiều

Điều trị chứng Vị quản thống (viêm loét dạ dày và tá tràng) tại khoa Y học cổ truyền bệnh viện 30.4

Bệnh viêm loét dạ dày và tá tràng được xếp trong chứng Vị quản thống của Y học cổ truyền (YHCT). Lý luận của YHHĐ và YHCT có khác nhau nhưng các triệu chứng về bệnh học không thể khác nhau và luôn cần bổ sung cho nhau. YHCT điều trị vị quản thống luôn đạt được thành công cho dù những phát hiện khoa học về bệnh YHHĐ đã tiến một bước mới trong việc phát hiện vi khuẩn H. pylori.

Theo Y học hiện đại (YHHĐ), viêm dạ dày và tá tràng (VDDTT) là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh lý tổn thương viêm niêm mạc, cơ thành dạ dày và tá tràng và những biến chứng của chúng (trừ biến chứng thủng dạ dày buộc điều trị ngoại khoa). Bệnh gây ra do sự mất cân bằng giữa yếu tố có chức năng tiêu hoá (acid HCl, pepsin) và yếu tố bảo vệ (chất nhầy, sự tái sinh của tế bào) dẫn đến sự tăng acid HCl tại chỗ gây phù nề kéo theo sự tiêu protein gây viêm và hoại tử mô tạo loét và biến chứng như chảy máu, tạo sẹo hẹp, ung thư hoá.

Các yếu tố thuận lợi gây VDDTT bao gồm chế độ ăn uống không hợp lý (ăn xa bữa, ăn đồ cứng, đồ ôi thiu, lên men), dùng thuốc (thuốc chống viêm non- steroid và steroid kích ứng niêm mạc dạ dày), sự rối loạn nội tiết (tuyến yên, thượng thận), căng thẳng thần kinh (stress) kéo dài, thể trạng cơ địa di truyền, miễn dịch và nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (H.P). Duy có chảy máu vùng tá tràng do nhiều người không có thần kinh cảm giác tại chỗ nên thường không đau, còn tất cả người bệnh đều biểu hiện đau vùng thượng vị từ âm ỉ hay dữ dội đều có liên quan đến sự tiêu hoá thức ăn của dạ dày. Đau là hiện tượng do acid HCl và men tiêu protein tấn công gây ra rối loạn nhịp nhu động dạ dày: sự co bóp nhu động dạ dày càng mạnh, đau càng dữ dội. Ợ hơi, ợ chua là kết quả của quá trình nuốt không khí khi ăn nuốt nhiều lượng khí hơn mức tống xuống ruột non (nhu động dạ dày bất thường đòi phản xạ nuốt áp lực lớn hơn; đặc biệt khi lo lắng, nước bọt bị tăng tiết nhiều hơn) hoặc do ăn uống đồ có tạo chất sinh hơi (ôi thui, lên men).

Điều trị chứng Vị quản thống  (viêm loét dạ dày và tá tràng) tại khoa Y học cổ truyền bệnh viện 30.4
Hình dạ dày và vị trí thường gặp tổn thương viêm loét

Theo Y học cổ truyền, bệnh VDDTT được mô tả trong chứng Vị quản thống. Sách Nội kinh viết: “Vị quản thống là chứng bệnh chỉ vùng thượng vị đau âm ỉ hay dữ dội, đau từng cơn kèm theo có ợ hơi, ợ chua”. Về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh được các y gia đời Tần, Tống bổ sung ngày càng hoàn thiện:

- Khi tình chí bị kích động: tức giận quá làm tổn thương đến Can làm Can không chủ sơ tiết, Vị khí mất chức năng hoà giáng gây nghịch (Sách cổ gọi là Can khí phạm vị hay theo lý luận ngũ hành Can mộc khắc Tỳ thổ sẽ được gọi là tạng Can Tỳ bất hoà). Nếu bệnh kéo dài thì Can khí ứ trệ sinh ra Can uất hoá hoả; hoả uất lâu ngày thì vị tích nhiệt làm tổn thương đến Vị âm gây ra miệng khô đắng, người bệnh có cảm giác nóng rát vùng thượng vị.

- Ăn uống thất điều: do no đói thất thường hoặc ăn nhiều đồ cay, nóng, chua, lạnh làm tổn thương Tỳ vị, làm Tỳ mất kiện vận. Vị không chủ được thăng gây khí nghịch mà ợ, Can khắc càng mạnh ợ chua càng nhiều, khí cơ trở trệ không thông gây ra đau. Bệnh kéo dài dẫn đến Tỳ vị tổn thương hư nhược, do Tỳ chủ dương nên biểu hiện ra chứng hư hàn.

- Bản tạng cơ địa và Tiên thiên bất túc: do sinh ra chế độ ăn không phù hợp làm trẻ ăn uống kém hoặc bẩm tố sinh ra không đủ tuần trăng (sinh non) có bản tạng Thận khí hư. Thận khí hư làm Tỳ dương cũng hư, hậu quả là Tỳ vị hư hàn.

Bệnh cảnh chính yếu YHCT theo sách cổ:

1. Can khí phạm vị

1.1. Thể khí trệ

Triệu chứng: đau bụng vùng thượng vị thành cơn, đau lan ra mạn sườn, có khi đau lan ra sau lưng, bụng đầy chướng nhiều và ấn đau (cự án), hay ợ chua, ợ hợi, khi ợ hơi được thì đỡ đau. Chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng. Mạch huyền.

1.2. Thể hỏa uất

Triệu chứng: đau thượng vị nhiều, đau nóng rát, cự án. Ợ chua nhiều, miệng khô đắng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch huyền sác. Lâu ngày dẫn tới âm hư.

1.3. Thể huyết ứ

Triệu chứng: đau dữ dội ở một vị trí nhất định vùng thượng vị, cự án. Trên lâm sàng chia thành 2 trường hợp: thực chứng và hư chứng.

  1. Tỳ vị hư hàn

Triệu chứng: Đau bụng vùng thượng vị âm ỉ, sắc mặt trắng bợt, chườm nóng đỡ đau. Ăn đồ hàn lương đau dữ dội. Lưỡi nhợt, rêu trắng nhớt, mạch trầm trì.

Mối liên quan giữa YHHĐ và YHCT

Điều trị chứng Vị quản thống  (viêm loét dạ dày và tá tràng) tại khoa Y học cổ truyền bệnh viện 30.4
Sơ đồ tổn thương do Can và do Tỳ

Bệnh tạng Can (bệnh do thần kinh kích động uất ức)

Tế bào tiết acid còn giữ được cân đối và phát triển bình thường với tế bào tiết nhầy. Tác động thần kinh X bị kích thích gây tế bào acid tiết quá mạnh trong khi tiết nhầy chưa theo kịp. Tất cả các yếu tố tác động làm kích thích dây X (tình chí, thuốc hướng thần) đều gây tăng tiết acid, tăng tiết nước bọt và nuốt hơi tạo ra bệnh cảnh viêm loét dạ dày tá tràng. Thường giai đoạn viêm cấp (giai đoạn đầu của bệnh) của YHHĐ.

Bệnh lý tại tạng Tỳ vị hư (bệnh do chức năng tế bào dạ dày suy giảm)

Tế bào dạ dày suy giảm chức năng tiết HCl (hoặc HCl không đủ đậm độ) do tế bào niêm mạc sản xuất acid quá mỏng hoặc bị trung hoà quá nhiều với chất nhầy làm chức năng tiêu hoá tại dạ dày (cắt nhuyễn thức ăn) không thực hiện được, buộc nhu động co bóp dạ dày đòi mạnh hơn, nước bọt tiết ra nhiều hơn, nuốt khí nhiều hơn. Quá trình này không những làm thức ăn không được nhuyễn hoá (co bóp mạnh làm dịch vị khó thấm vào thức ăn, tạo ra những cơn tống bỏ khí đã nuốt quá mức thành cơn nấc ợ). Những yếu tố tác động quá trình nhanh mất cân đối chức năng tế bào dạ dày kéo dài được YHHĐ thống kê như thuốc kích ứng niêm mạc dạ dày, ăn chất quá cứng, ăn đồ ôi thiu, ăn xa bữa, vi khuẩn H.P, nguồn gốc cơ địa bản tạng. Chính vì vậy mà bệnh cảnh này thường gặp ở giai đoạn mãn tính và có biến chứng theo YHHĐ.

Theo sinh lý YHCT đến tuổi qua Thiên quý - khoảng thời gian nhị tuần Thiên quý 2x7 với nữ và 2x8 với nam, các hoạt động của tạng phủ mới thực sự đầy đủ và đồng bộ - tạng Can làm chủ sơ tiết dễ sinh bất hoà tạng Tỳ (hoạt động của thần kinh X tăng tiết dịch vị luôn đòi hỏi phù hợp với chất tiêu hoá, thức ăn cần tiêu hoá và tình chí đồng bộ) có thể gây chứng Vị quản thống Can khắc Tỳ (bệnh cảnh cấp tính) và Vị quản thống lâu ngày dẫn đến Tỳ vị hư hàn (bệnh cảnh mạn tính). Với người bản tạng cơ địa Tỳ dương không đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu tiêu hoá (tế bào tiết acid thiểu năng) suốt thời gian thiên quý sẽ suy sụp thực sự, bệnh thể hiện rõ bệnh cảnh Tỳ vị có chứng hư hàn. Chứng Vị quản thống chỉ gặp người trên 14 tuổi là vì vậy.

Trong y văn cổ không đề cập đến tà Lục dâm tiếp tinh hoá trùng (H. pylory – vì tà này không phải Thấp nhiệt đơn thuần như các vi khuẩn gây bệnh viêm khác) do bệnh cảnh kéo dài, danh y chú ý đến chứng mà chưa có phương tiện như YHHĐ. Tạng Can là yếu tố stress kích thích dây X gây VDDTT ở giai đoạn sớm, tế bào chức năng tiêu hoá và tế bào bảo vệ còn ổn định khác với các yếu tố khác đều tác dụng trực tiếp lên tế bào dạ dày. Ngày nay cơ chế bơm H+ cho rằng tình chí cũng phụ thuộc vào pH máu và trao đổi Na+ qua ống thận tạo cảm giác bực bội, uất ức mơ hồ (không có sự kiện chính danh). Khi diễn biến kéo dài tăng nặng gây loét là tế bào tiết acide và tiết nhầy đã bị tổn thương giai đoạn trơ thuộc bệnh cảnh Tỳ hư, nghĩa là tổn thương tế bào ở mức độ khó khắc phục hoặc bệnh cảnh của biến chứng nội khoa.

Tóm tắt

STT

CAN KHÍ PHẠM VỊ

± →

TỲ VỊ HƯ HÀN

1

Khí uất

= Can Tỳ bất hoà (stress, ăn xa bữa)

Can uất Tỳ hư (đau, ăn kém, giảm dịch vị)

Tỳ vị hư hàn

(tế bào nhầy nhiều/ teo tế bào tiết acide)

Sẹo, hẹp môn vị, thiểu toan

2

Hoả uất

(tăng tiết acide/ nhiễm H.pylory)

Hoả uất âm hư

(H. pylory xâm phạm)

Tỳ hư hàn kết tinh hoá nhiệt (tiếp tinh = H. pylory lưu ký)

Ung nham anh lựu

(ung thư hoá)

3

Huyết ứ

(nguyên nhân kích ứng niêm mạc dạ dày)

Huyết hư (viêm, tổn thương tế bào)

Huyết thoát (mạch máu tổn thương = loét diện rộng)

Xuất huyết

(tiêu hoá dạ dày/ tá tràng)

Nhận xét: Vị quản thống có rất nhiều bệnh cảnh do phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau theo pháp trị khác nhau mới chữa trị thành công. Sự kết hợp YHHĐ làm rõ các bệnh cảnh YHCT có tính tương đồng đã tiến tới việc lựa chọn phương pháp điều trị trở nên khách quan hơn và tiên lượng chắc chắn hơn.

Kết luận

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh rối loạn tiêu hoá nội khoa phổ biến hàng đầu tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Viêm loét dạ dày cấp tính (Can khí phạm vị) khi không được điều trị ổn định sẽ khiến tình trạng viêm sưng kéo dài, sau một thời gian có thể chuyển sang dạng mãn tính (Tỳ vị hư hàn). Ở giai đoạn mãn tính, các tổn thương lan rộng, bệnh khó điều trị hơn, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm teo, hẹp môn vị, xuất huyết, ung thư dạ dày. Sách y văn cổ không đề cập nguyên nhân do tà độc khí Lục dâm (vi khuẩn H.P) xâm phạm tấn công, song qua mô tả triệu chứng bên ngoài bệnh cảnh Hoả uất âm hư diễn tiến khó khỏi và sinh chứng ung nham có tính tương đồng. Việc điều trị dược lý bệnh cảnh Can khí phạm vị bằng thuốc Thanh trừ thấp nhiệt chống kết tinh hoá nhiệt (kháng sinh của YHCT) mở ra trang mới cho lý luận tương đồng của YHCT và YHHĐ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2012), Bệnh học Nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, 99-104.

2. Bệnh viện Bạch Mai (2017), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Bệnh Nội khoa Cẩm nang nghiệp vụ của bác sĩ lâm sàng. Nhà xuất bản Y học năm 2017.

3. Bộ Y tế (2013) - Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu.

4. ACG Clinical Guideline (2017). Treatment of Helicobacter pylori Infection. Am J Gastroenterol; 112:212–238.

Tác giả:

Nguyễn Chí Thanh

Thạc sĩ Bác sĩ Y học cổ truyền

Trương Quốc Công

Sinh viên Y5, Khoa Y Học Cổ Truyền, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim

Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim

Mỗi năm, Việt Nam có hàng trăm nghìn bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim tại các bệnh viện trên toàn quốc. Nhồi máu cơ tim đã trở thành căn bệnh phổ biến ở nước ta.
Điều trị dự phòng đem lại hy vọng cho người bệnh máu khó đông

Điều trị dự phòng đem lại hy vọng cho người bệnh máu khó đông

Chưa đầy 4 tuổi, con trai chị T.T.G (quê ở Thanh Hoá) đã trải qua hai lần xuất huyết não và nhiều lần nhập viện cấp cứu vì con mang trong mình căn bệnh hemophilia (bệnh máu khó đông ).
Kỹ năng vận động và hướng dẫn dành cho cha mẹ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ

Kỹ năng vận động và hướng dẫn dành cho cha mẹ trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ

Vận động là một trong những lĩnh vực rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. Các kỹ năng vận động liên quan trực tiếp đến sức khỏe trẻ em giúp tăng trưởng chiều cao, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác như béo phì, huyết áp… Các mốc phát triển vận động được coi là những cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ, bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh cho đến khi trưởng thành. Vận động giúp trẻ tiếp xúc với thế giới xung quanh, phát triển khả năng thích nghi và là nền tảng quan trọng cho quá trình phát triển của trẻ.
Sốt mò ở người bệnh đái tháo đường: Cẩn thận với biến chứng nguy hiểm

Sốt mò ở người bệnh đái tháo đường: Cẩn thận với biến chứng nguy hiểm

Bệnh nhân nữ 71 tuổi, ở Hưng Yên nhập viện trong tình trạng mệt nhiều, đau đầu.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gây ra những bệnh gì, nguy hiểm không?

Vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gây ra những bệnh gì, nguy hiểm không?

Người nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (RSV) có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, khò khè..., trường hợp nặng có thể gây suy hô hấp.

Các tin khác

Bác sĩ khuyến cáo về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Bác sĩ khuyến cáo về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

ThS.BS Phạm Văn Dương - Khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Trẻ em ít gặp bệnh lý dạ dày - tá tràng hơn người lớn, vì dạ dày trẻ chưa trải qua nhiều thử thách, tuy nhiễn vẫn có thể gặp viêm dạ dày cấp, mạn tính, viêm tá tràng cấp tính như ở người lớn.
Rối loạn lipid máu: nguyên nhân, biến chứng, điều trị  và phòng ngừa

Rối loạn lipid máu: nguyên nhân, biến chứng, điều trị và phòng ngừa

Rối loạn lipid máu (hay còn gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa mỡ máu) là tình trạng mất cân bằng một hoặc nhiều thông số lipid như cholesterol, LDL-C, HDL-C hay triglyceride. Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tim mạch và các biến chứng nguy hiểm khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả các thông tin về bệnh.
Kỳ nam, trầm hương có tác dụng dược lý gì?

Kỳ nam, trầm hương có tác dụng dược lý gì?

Trong rừng tự nhiên từ 1.000 đến 1.500 cây dó bầu mới có một cây có trầm và từ 10.000 đến 20.000 cây có trầm mới có một cây có kỳ nam.
Nâng cao tay nghề, chất lượng quản lý đường thở

Nâng cao tay nghề, chất lượng quản lý đường thở

Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á và Việt Nam. Hội nghị WAAM 2024 diễn ra trong hai ngày 13-14/4, do Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Hồng Ngọc, Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, Liên minh Thế giới về Quản lý đường thở (WAAM) và tổ chức từ thiện Facing The World tổ chức.
Dấu hiệu viêm cơ tim mờ nhạt, người bệnh không nên chủ quan

Dấu hiệu viêm cơ tim mờ nhạt, người bệnh không nên chủ quan

Không ít người có cảm nhận thở mệt, đau ngực, buồn nôn nhưng lại chủ quan nghĩ mình mắc bệnh lý tiêu hóa hoặc mệt mỏi bình thường. Đến khi triệu chứng nặng lên nhập viện thì đã qua giờ vàng can thiệp nhồi máu cơ tim, người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng sau điều trị.
Gia tăng trẻ mắc ho gà, chuyên gia y tế khuyến cáo phòng tránh

Gia tăng trẻ mắc ho gà, chuyên gia y tế khuyến cáo phòng tránh

Bệnh ho gà có nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, lồng ruột, sa trực tràng, chảy máu nội sọ...
Phản xạ liệu pháp là gì?

Phản xạ liệu pháp là gì?

Phạn xạ liệu pháp là một liệu pháp tập trung vào việc tác động các lực khác nhau lên các điểm cụ thể trên bàn chân. Có rất ít nghiên cứu về phản xạ liệu pháp, nhưng người ta cho rằng các vị trí khác nhau của bàn chân có mối tương quan với một số vùng nhất
Loại thực phẩm tăng cường cho sức khỏe tuyến giáp

Loại thực phẩm tăng cường cho sức khỏe tuyến giáp

Trong tự nhiên có nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể hỗ trợ sức khỏe của tuyến giáp, như thực phầm giàu I-ốt, vitamin D, selen, chất chống oxy hóa và zinc...Đồng thời cũng có những thực phẩm nên tránh như thực phẩm chứa caffeine, thực phẩm chứa đường và thực phẩm xử lý...Việc chọn lựa thực phẩm phù hợp có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe của tuyến giáp, đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò của sự cân đối và đa dạng trong chế độ ăn uống lành mạnh.
Mô hình hỗ trợ người học của Trường Du lịch - Đại học Huế: Cánh cửa mở ra bầu trời mới

Mô hình hỗ trợ người học của Trường Du lịch - Đại học Huế: Cánh cửa mở ra bầu trời mới

SKV - Cánh cửa mở ra bầu trời mới đã giúp khám phá thêm tri thức, để rồi tôi có động lực, hành động. Và “đứa trẻ bắt đầu tập đi” trên con đường nghiên cứu khoa học ấy, từng bước hoàn thiện các bước của một nghiên cứu sinh ở Trường Du lịch - Đại học Huế.
Phát hiện nhóm máu có nguy cơ cao bị đột quỵ

Phát hiện nhóm máu có nguy cơ cao bị đột quỵ

Một nghiên cứu gần đây cho thấy nhóm máu có thể đóng một vai trò trong việc xác định nguy cơ đột quỵ.
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động