Điều trị tóc rụng theo bài thuốc của Y học cổ truyền
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Người ta thường nói: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Một mái tóc đẹp, dày, đen và suôn thẳng luôn là niềm mơ ước cho mọi chị em phụ nữ.
Mỗi người trong chúng ta có từ 90.000 đến 140.000 sợi tóc. Tóc sống từ 3 đến 5 năm mới rụng. Theo bác sỹ Diana Bihova (Mỹ) trong một nghiên cứu phát hiện, mỗi ngày rụng chừng 10-100 sợi tóc là bình thường. Nếu rụng trên 100 sợi tóc mỗi ngày là dấu hiệu cần chú ý. Để tóc 2 ngày không gội, túm 10 sợi tóc chỗ thường rụng, kéo căng vừa phải, nếu trên 3 sợi rời ra là rụng có tính bệnh lý.
Theo y học hiện đại, nguyên nhân rụng tóc có thể do: nhiễm trùng (Bệnh thương hàn); do rối loạn nội tiết, dinh dưỡng (Suy giáp trạng, suy dinh dưỡng); do thuốc, hoá chất (Sinh tố A liều cao, colchicin, thuốc trị ung thư...); do tia quang tuyến, tia bức xạ.
Theo Y học cổ truyền, Thận chủ tàng tinh, tinh sinh huyết, tóc là phần thừa của huyết. Vì vậy rụng tóc có nguyên nhân do Thận hư. Tóc cũng liên quan tới Phế bởi “Phế chủ bì mao”. Trương Trọng Cảnh viết: “Phế chủ gia lông, Phế bại thì lông, tóc mất màu, không nhuận, khô. Biểu hiện bệnh ở Phế”. Hải Thượng Lãn Ông trong “Y trung quan kiện” có nói “Râu ứng với chân âm, thuộc Thận, tóc là chất thừa của huyết, thuộc Tâm. Tóc là phần thừa của huyết, bởi vậy tóc rụng còn do huyết hư, huyết ứ, huyết nhiệt…
Phương pháp điều trị tóc rụng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Theo Y học cổ truyền, có bốn thể bệnh tóc rụng thường gặp là:
- Thể huyết nhiệt sinh phong. Phương pháp điều trị: lương huyết, tức phong, dưỡng âm, hộ phát.
- Thể huyết ứ mao khống. Phương pháp điều trị: thông khiếu hoạt huyết.
- Thể khí huyết đều hư. Phương pháp điều trị: ích khí bổ huyết.
- Thể can thận bất túc. Phương pháp điều trị: tư can ích thận.
Sau đây là một số bài thuốc điều trị tóc rụng:
1. Sinh phát hoàn (Bì phu bệnh Trung y chẩn liệu học):
Đảng sâm 45g; Bạch truật 45g; Thục địa 45g; Bá tử nhân 45g; Hà thủ ô 30g; Thỏ ti tử 30g; Phục linh 15g; Xuyên khung 6g; Cam thảo 6g.
Tán nhuyễn, trộn với mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 8g. Mỗi lần uống 1 hoàn, ngày 3 lần.
Tác dụng: tư bổ can thận, dưỡng huyết sinh tinh. Trị tóc rụng.
2. Trắc bá hoàn (Bì phu bệnh Trung y chẩn liệu học):
Trắc bá diệp 120g; Đương quy 60g.
Tán nhuyễn, trộn với mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 9g. Mỗi lần uống 1 hoàn, ngày 2 lần.
Tác dụng: tư bổ can thận, dưỡng huyết sinh tinh. Trị tóc rụng.
3. Sinh phát âm (Trung Quốc Trung y bí phương Đại Toàn):
Hà thủ ô 15g; Tang thầm 15g; Thỏ ty tử 15g; Đan sâm 15g; Sinh hoàng kỳ 15g; Bổ cốt chỉ 12g; Sinh địa 12g; Đảng sâm 12g; Xuyên khung (tẩy rượu) 3g; Hắc chi ma 24g; Đương quy 9g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Tác dụng: bổ can thận, dưỡng huyết, sinh tinh. Trị tóc rụng.
4. Tân chê sinh phát thang (Thiên gia diệu phương, Quyển hạ):
Hà thủ ô 24g; Thục địa 15g, Trắc bá diệp 15g; Hoàng tinh 15g; Câu kỷ tử 12g; Bổ cốt chỉ 12g; Đương quy 9g; Đại táo 5 quả.
Sắc uống ngày 1 thang.
Tác dụng: Bổ thận tinh, ích can huyết. Trị tóc rụng.
5. Bạch thục sinh phát thang (Tân trung y 1988):
Bạch thược 12g; Sinh địa 12g; Hà thủ ô 15g; Thiên ma 12g; Thỏ ty tử 12g; Đương quy 12g; Mạch môn 12g; Thiên môn 12g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Tác dụng: tư bổ can thận, dưỡng huyết sinh phát. Trị tóc rụng.
Tin liên quan

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:14 | 27/04/2025 Dấu ấn Việt Nam

CEO Vinamilk chia sẻ về chiến lược đổi mới tại Đại hội cổ đông năm 2025
21:50 | 26/04/2025 Doanh nghiệp

Dự báo thời tiết ngày 27/4/2025: Bắc Bộ có mưa rào vài nơi, ngày nắng
05:05 | 27/04/2025 Môi trường xanh
Cùng chuyên mục

Trà bạc hà: Thần dược giải nhiệt và bí quyết sử dụng đúng cách
17:00 | 27/04/2025 Y học cổ truyền

Sữa hạt: Nguồn dinh dưỡng vàng và lợi ích vượt trội cho sức khỏe
15:00 | 27/04/2025 Y học cổ truyền

Nước dừa: Thần dược giải nhiệt mùa hè và những lợi ích bất ngờ
13:00 | 27/04/2025 Y học cổ truyền

Hạt quinoa: Siêu thực phẩm vàng và cách chế biến đa dạng cho sức khỏe
11:00 | 27/04/2025 Y học cổ truyền

Mè đen: Thần dược từ thiên nhiên và cách sử dụng hiệu quả
09:00 | 27/04/2025 Y học cổ truyền

Mẫu lệ có tác dụng gì?
07:26 | 27/04/2025 Y học cổ truyền
Các tin khác

Hạt điều: Bí quyết dinh dưỡng và cách chế biến đa dạng cho sức khỏe
07:00 | 27/04/2025 Y học cổ truyền

Bài 1: Giới thiệu về đặc điểm và những tác dụng của mai mực
22:59 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Bài 2: 9 Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Mai Mực
22:46 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Tác dụng khi ăn tỏi sống với sức khỏe của mỗi con người
22:17 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Đào nhân: Chữa nhuận tràng, trị táo bón và một số bệnh khác
22:16 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Yến mạch: Bí quyết sử dụng đa năng cho sức khỏe và làm đẹp
21:00 | 26/04/2025 Khỏe - Đẹp

Công dụng và bài thuốc chữa bệnh từ hoa đu đủ đực
17:00 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Cây hoàn ngọc: Cây thuốc quý với nhiều tác dụng chữa bệnh
15:00 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc chữa bệnh từ quất hồng bì
13:00 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Bài thuốc trị bệnh từ quả trám đen
11:00 | 26/04/2025 Y học cổ truyền

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
5 ngày trước Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
18-04-2025 09:27 Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều