Bạn có biết tác dụng chữa bệnh của bạch đậu khấu?
[E-Magazine] Quả lựu - "Kho dinh dưỡng" tuyệt vời từ thiên nhiên Những lợi ích sức khỏe không ngờ của quả cau |
Bạch đậu khấu là cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, thường mọc thành từng khóm lớn ở ven rừng hay gần nguồn nước. Hàng năm, cây ra hoa quả từ phần thân rễ mọc sát mặt đất. Trong cả một khóm lớn, chỉ có những nhánh 1-2 tuổi mới có hoa. Cây có khả năng tái sinh dưỡng khỏe bằng cách mọc chồi từ thân rễ. Có thể trồng được bằng các nhánh con và bằng hạt.
Bộ phận dùng là quả và hoa. Quả hình cầu dẹt, 3 múi, đường kính 1,0 - 1,5 cm, vỏ ngoài màu trắng, nhẵn, có một số đường vân dọc, đôi khi còn sót lại cuống quả. Vỏ quả khô, dễ tách. Bên trong có 20 - 30 hạt, tập hợp thành hình cầu. Mùi thơm, vị cay.
Vị thuốc bạch đậu khấu có tính ấm. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Vị thuốc bạch đậu khấu có tính ấm, vị cạt và quy vào kinh Tỳ, Vị và Phế. Theo Đông y, dược liệu bạch đậu khấu được sử dụng trong điều trị các triệu chứng như hành khí, ấm dạ dày, chống nôn, tiêu thực, trừ hàn, giã rượu, đau dạ dày, nôn mửa, tiêu chảy, khó tiêu...
Tác dụng bạch đậu khấu theo y học hiện đại
Ngăn ngừa sâu răng, trị hơi thở hôi
Nghiên cứu từ các nhà khoa học Ấn Độ cho thấy hoạt chất cineole trong bạch đậu khấu có công dụng sát khuẩn, tiêu diệt và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn răng miệng như Streptococcus, Candida... từ đó giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng, tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng;
Bảo vệ tim mạch
Bạch đậu khấu là một kho tàng các hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, đặc biệt là các chất phenolic và terpenoid. Những hợp chất này hoạt động như những "chiến binh" bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại.
Bằng cách trung hòa các gốc tự do, bạch đậu khấu giúp giảm thiểu quá trình oxy hóa LDL cholesterol (cholesterol xấu), ngăn chặn sự hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu. Nhờ đó, nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, đau thắt ngực và đột quỵ được giảm thiểu đáng kể. Đồng thời, bạch đậu khấu còn có khả năng làm giãn nở mạch máu, cải thiện lưu thông máu và điều hòa huyết áp, góp phần ổn định hệ tim mạch.
Hỗ trợ tiêu hóa
Các hoạt chất có trong bạch đậu khấu giúp kích thích tiết dịch vị, tăng cường nhu động ruột, từ đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nhờ vậy, các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, ợ chua, buồn nôn thường gặp sẽ được cải thiện đáng kể, mang đến cảm giác thoải mái cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, bạch đậu khấu còn có tác dụng giảm viêm, chống oxy hóa, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và đường ruột.
Bạch đậu khấu chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Chống viêm
Từ lâu, bạch đậu khấu đã được y học cổ truyền và hiện đại ứng dụng rộng rãi trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm. Đặc tính kháng viêm mạnh mẽ của loại gia vị này giúp giảm sưng, đau và đỏ ở các khớp, làm dịu các cơn hen suyễn và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tổn thương. Ngoài ra, bạch đậu khấu còn được xem là một phương thuốc tự nhiên hiệu quả trong việc giảm viêm đường hô hấp và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về da.
Giải độc gan
Bạch đậu khấu không chỉ giúp tăng cường chức năng gan mà còn đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ gan khỏi các độc tố, kim loại nặng và các chất gây hại khác xâm nhập vào cơ thể. Các hoạt chất có trong bạch đậu khấu giúp kích thích quá trình chuyển hóa và đào thải độc tố, giảm thiểu tổn thương tế bào gan.
Cải thiện hô hấp
Bạch đậu khấu, với khả năng long đờm, giảm ho vượt trội, được xem là một "vị cứu tinh" tự nhiên cho những người mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn. Nhờ cơ chế làm loãng đờm, giảm viêm, bạch đậu khấu giúp làm thông thoáng đường thở, mang lại cảm giác dễ chịu và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Giảm căng thẳng lo âu
Hương thơm bạch đậu khấu không chỉ đơn thuần là một mùi hương, mà còn là một liệu pháp thư giãn toàn diện. Với khả năng xoa dịu tâm trí, giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và hỗ trợ giấc ngủ, bạch đậu khấu thực sự là một món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng. Để tăng cường hiệu quả thư giãn, bạn có thể kết hợp việc hít hương bạch đậu khấu với các phương pháp thư giãn khác như thiền, yoga hoặc massage.
Bài thuốc cổ truyền từ bạch đậu khấu
Điều trị chán ăn, đầy trướng bụng do lạnh
Bài thuốc được chế biến bằng cách sử dụng 6g bạch đậu khấu và 3g mỗi loại dược vị gồm trần bì, khương truật và hậu phác. Hỗn hợp được đun sôi trong 400ml nước sau đó đem chia thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong 3 ngày để đạt được hiệu quả cao.
Điều trị đau bụng lạnh do khí trệ
Bài thuốc được chế biến bằng cách sử dụng 6g bạch đậu khấu, 8g hậu phác, 4g cam thảo và 4g quảng mộc hương. Hỗn hợp thu được đem sắc với 500ml nước, dung dịch thu được chia làm 3 lần uống trong ngày. Sử dụng bài thuốc liên tục trong 3 ngày để đạt được hiệu quả cao.
Hạt bạch đậu khấu là dược liệu quý, tốt cho sức khỏe. https://suckhoeviet.org.vn/ |
Chống nôn, bụng sôi
Sử dụng 3g bạch đậu khấu, 9g trúc nhựa, 3 quả táo đại và 3g gừng tươi. Gừng tươi sau khi rửa sạch đem giã nát và vắt lấy nước cốt. Các loại dược liệu còn lại đem sắc trong 200ml nước, đến khi cạn còn 50ml thì dừng lại, dung dịch thu được đem lọc lấy nước thuốc rồi đem trộn đều với nước gừng và uống.
Sử dụng vài hạt đậu khấu đem nhai khi xuất hiện triệu chứng buồn nôn hoặc ngột ngạt ở tim đột ngột xuất hiện. Ngoài ra, dùng 20g bạch đậu khấu tán thành bột, trộn với một muỗng nước cốt gừng và đem tán thành viên. Mỗi ngày dùng 8 - 10 viên thuốc giúp điều trị triệu chứng nôn do hàn vị.
Trị trẻ bị ọc sữa do vị hàn
Bài thuốc được chế biến bằng cách sử dụng 15 hạt bạch đậu khấu, 15 hạt súc sa nhân, 8g mỗi vị thuốc chích cam thảo và cam thảo. Các dược liệu đem tán thành bột mịn và trộn chung với mật ong, hỗn hợp thu được sử dụng xát vào miệng trẻ.
Giải rượu
Dùng 5g dược liệu bạch đậu khấu và 5g cam thảo đem sắc chung với 450ml nước. Dung dịch sau khi sắc được chia làm 3 lần uống trong ngày.
Tin liên quan
Bạch đậu khấu: vị thuốc đa năng nhưng nhiều người chưa biết tới
17:00 | 25/09/2023 Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục
Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện
18:25 | 15/11/2024 Y học cổ truyền
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ
11:15 | 11/11/2024 Y học cổ truyền
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
14:53 | 05/11/2024 Y học cổ truyền
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe
06:45 | 04/11/2024 SKV- Mag
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?
14:00 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền
07:52 | 02/11/2024 Y học cổ truyền
Các tin khác
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người
11:12 | 31/10/2024 Y học cổ truyền
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả
11:18 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược
11:17 | 30/10/2024 Y học cổ truyền
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả
16:10 | 28/10/2024 Y tế 24h
Hiệu lực bảo vệ thần kinh của một số loại gia vị
21:04 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Triển khai các biện pháp phát huy thế mạnh của y học cổ truyền
08:41 | 27/10/2024 Y học cổ truyền
Lợi ích của gừng đen đối với sức khỏe
16:50 | 25/10/2024 Y học cổ truyền
Một số loại cây thuốc quý chữa bệnh ung thư và lưu ý khi sử dụng
09:49 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Phát triển cây dược liệu hướng đi bền vững cho nông nghiệp và tăng trưởng kinh tế tại Nghệ An
09:48 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
09:07 | 24/10/2024 Y học cổ truyền
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội