Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe

Thảo dược đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay để chữa bệnh và duy trì sức khỏe. Ngày nay, việc sử dụng thảo dược ngày càng phổ biến do những ưu điểm vượt trội như chi phí rẻ và ít tác dụng phụ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về các loại cây thảo dược tốt đối với sức khỏe con người, bao gồm các lợi ích chính, công dụng và thông tin an toàn có liên quan.

Cây xấu hổ giúp chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ

Cây xấu hổ còn được gọi là cây mắc cỡ, trinh nữ thảo,cỏ ngươi... một trong số các loại thảo dược có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Theo các sách về đông y, cây xấu hổ có vị ngọt, tính lạnh.

Y học hiện đại đã phát hiện trong thành phần của cây xấu hổ có chứa các alcaliod như mimosim, crocetin và khá nhiều nguyên tố vi lượng, đặc biệt là selen, có công dụng giảm đau, hạ huyết áp, an thần, giúp trấn tĩnh tinh thần, giảm ho, tiêu đàm.

Rễ của cây xấu hổ có công dụng thanh nhiệt giải độc và khu phong trừ thấp. Khi bị mất ngủ, suy nhược thần kinh có thể sử dụng cây cỏ ngươi (toàn bộ phần cây hoặc rễ) 10 - 12g hãm hoặc sắc uống. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng bài thuốc gồm:

Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
Cây xấu hổ giúp chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ

Chữa viêm phế quản mạn tính: Cây xấu hổ 30g, rễ lá cẩm 16g sắc thành thuốc, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Điều trị đau ngang thắt lưng, nhức mỏi xương gân:

Bài thuốc thứ nhất: Rễ xấu hổ phơi khô mang đi sao vàng, tẩm rượu rồi lại sao khô. Mỗi lần dùng khoảng 20 – 30g sắc thành nước uống trong ngày.

Bài thuốc thứ hai: Kết hợp 20 – 30g rễ xấu hổ sao vàng, tẩm rượu bên trên cùng với rễ cúc tần và bưởi bung, mỗi vị 20g, dây cam thảo và rễ đinh lăng, mỗi vị 10g sắc thành nước uống trong ngày.

Điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh: Bài thuốc thứ nhất: Dùng 15g xấu hổ sắc thành thuốc uống trong ngày. Bài thuốc thứ hai: Kết hợp 15g xấu hổ với 15g cúc tần, chua me đất 30g sắc thành nước uống hằng ngày và mỗi buổi tối.

Điều trị viêm da dày, hoa mắt, đau đầu, mất ngủ: Dùng 10 – 15g rễ cây xấu hổ sắc với nước, uống trong ngày.

Điều trị Zona thần kinh: Dùng lá cây xấu hổ giã nát, đắp vào vùng da bị tổn thương để giảm đau, hỗ trợ làm mát gan. Dùng 40g cây xấu hổ phơi khô sắc thành nước uống hằng ngày.

Điều trị huyết áp cao: Dùng cây xấu hổ 6g, hà thủ ô, tăng ký sinh mỗi vị 8g, cùi bông sứ, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, hạt muồng ngu, kiến cò mỗi vị 6g kết hợp với 4g địa long, sắc thành nước uống hàng ngày.

Ngoài ra, có thể mang vị thuốc trên tán thành bột, làm thành viên hoàn để uống hằng ngày.

Cây khổ sâm điều trị đầy bụng, khó tiêu

Theo nhiều sách viết về dược học cổ truyền, khổ sâm là cây thảo dược quý hiếm có vị đắng, hơi ngọt chát, tính mát, công dụng kháng khuẩn tiêu viêm, thanh nhiệt tiêu độc. Đối với Y Học Hiện Đại, thành phần có chứa alcaloid toàn phần, giàu tanin, hợp chất polyphenl,... khổ sâm có tác dụng kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng, an thần, lợi tiểu và chống dị ứng. Kinh nghiệm dân gian thường sử dụng khổ sâm để điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đầy bụng, chậm tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng...

Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
Cây khổ sâm điều trị đầy bụng, khó tiêu

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây khổ sâm

Trị đau dạ dày: Sắc 16 - 20g lá khổ sâm với nước để thu lấy nước đặc rồi uống khi còn ấm nóng, chia làm 2 - 3 lần trong ngày, uống đến khi khỏi bệnh. Hoặc cũng có thể kết hợp lá khổ sâm với một ít dạ cẩm và sắc uống, nhưng chỉ uống trong 2 - 3 tuần rồi dừng.

Trị viêm đại tràng: Kết hợp lá khổ sâm cùng chè dây, hậu phác, nam mộc hương, thương truật, vân mộc hương, mỗi vị khoảng 8g để sắc với nước trong 30 phút. Sau đó chắt lấy nước và chia ra uống nhiều lần trong ngày.

Trị ăn không tiêu: Dùng 12 - 24g lá khổ sâm sắc với nước hoặc hãm với nước rồi uống. Nếu tình trạng không khỏi, hãy kết hợp lá khổ sâm với nhân trần, bồ công anh lá khôi và chút chít, mỗi vị khoảng 10 - 12g giã nhuyễn, pha với nước ấm rồi uống.

Trị đau bụng: Nếu bị đau bụng không rõ nguyên nhân, bạn hãy nhai lá khổ sâm cùng vài hạt muối. Cũng có thể nhai thêm xíu gừng để vừa giảm cảm giác khó chịu, vừa giúp làm ấm bụng.

Trị bệnh ngoài da: Dùng lá khổ sâm, huyền sâm, sinh địa, kim ngân hoa, mỗi vị 15g và 10g thương nhĩ tử sắc lấy nước rồi uống khi còn ấm. Bên cạnh đó, có thể nấu nước lá khổ sâm với lá trầu không và rau kinh giới để tắm.

Trị bệnh tim mạch: Dùng 30g khổ sâm, 30g ích mẫu, 6g chích thảo sắc với nước rồi uống, chia làm 3 lần/ ngày sẽ giúp hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim.

Cây quýt gai điều trị đau và sâu răng

Quýt gai cũng là một trong các loại cây thảo dược có nhiều công dụng với sức khỏe. Trong thành phần của cây quýt gai có chứa tinh dầu và chất nhầy, có công dụng chống co thắt cơ trơn, giảm ho, chống viêm...

Theo Y học cổ truyền, loại dược liệu này có vị cay thơm, tính ấm, tác dụng khu phong trừ thấp, tán ứ chỉ thống, giảm ho triệt ngược tật (sốt rét).

Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
Cây quýt gai điều trị đau và sâu răng

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây quýt gai

Chữa ho, nhức đầu cảm cúm: Lá hoặc rễ quýt gai 9 - 15g. Rửa sạch, cho 500ml nước sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày, ngoài ra cần ăn uống nhiều rau quả, trái cây, nghỉ ngơi.

Chữa va đập bầm tím sưng đau: Lá quýt gai 20g, rửa sạch, phơi khô, sao vàng. Đổ 400ml nước, sắc còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 - 5 ngày. Ngoài ra lấy lá quýt gai rửa sạch, giã nát đắp lên chỗ bị thương, sau 3 giờ thay băng đắp liên tục 3 - 5 ngày.

Chữa ho do phong nhiệt: Rễ quýt gai 20g, vỏ rễ dâu tằm 10g, cam thảo bắc 5g; tất cả rửa sạch, thái mỏng phơi khô. Đổ 550ml nước, sắc còn 150ml nước có thêm ít đường, chia thành 2 lần uống trong ngày. Dùng 6 ngày một liệu trình.

Chữa ho nhiều đờm do lạnh: Quýt gai còn xanh 8 - 16 quả, rửa sạch, bổ làm 4 bỏ hạt, cho vào bát nhỏ trộn với một thìa cà phê mật ong, ít muối ăn đem hấp cơm trong khoảng 15-20 phút, lấy ra nghiền nát, trộn đều, chia thành 2 - 3 phần uống trong ngày.

Hỗ trợ điều trị chữa phong thấp: Rễ quýt gai 10 - 15g. Đổ 350ml nước sắc nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng lúc còn nóng. Có thể phối hợp với thổ phục linh, ngưu tất, thiên niên kiện mỗi thứ 50g; ngâm với 1 lít rượu, sau một tuần có thể uống; ngày uống 3 - 4 lần, mỗi lần một chén con.

Chữa suy thận, trị bệnh thận hư: Gai tầm xoọng: 20g, cây mực: 20g, cây nổ : 20g, cây muối: 20g. Rửa sạch dược liệu, cho vào nồi đất, sắc với 1,5 lít nước uống trong ngày. Sử dụng khoảng 1 tháng bài thuốc này sẽ thấy có hiệu quả rõ rệt.

Cây tầm gửi hỗ trợ trị viêm cầu thận

Cây tầm gửi hay còn gọi là tang ký sinh, có vị ngọt đắng, tính bình, công dụng bổ can thận, làm mạnh gân cốt, trừ phong thấp, an thai, lợi sữa. Trong thành phần hóa học của cây có chứa transphytol, α-tocophenol, quinon, quercetin, avicularin, có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, lợi tiểu, làm hạ huyết áp.

Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
Cây tầm gửi hỗ trợ trị viêm cầu thận

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây tầm gửi

Bài thuốc chữa đau bụng cho thai phụ: Để chữa chứng đau bụng ở thai phụ hãy dùng 20g nước thơm, 60g tầm gửi, 20g cao long ban đã được nướng thơm, 3 chén ngải diệp. Tất cả dược liệu này đem rửa sạch rồi đổ vào nồi sắc cùng 600ml nước cho đến khi còn chừng 200ml nước thì chắc nước uống thành nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc chữa bệnh cao huyết áp: 12g mỗi loại gồm: mã đề, ngưu tất, câu đằng, chi tử, ý dĩ; 8g mỗi loại gồm: trạch tả, xuyên khung; 16g tầm gửi. Tất cả đem sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc chữa bệnh thấp khớp: 12g mỗi loại gồm: đỗ trọng, độc hoạt, thiên niên kiện, khương hoạt, thổ phục linh, thục địa, đan sâm, xích thược, kê huyết đằng; 20g đẳng sâm; 16g hoài sơn; 12g cây tầm gửi; 10g ngưu tất; 8g nhục quế. Đem tất cả dược liệu này rửa sạch và sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa bệnh sốt rét, hen sữa và ho gà ở trẻ nhỏ: Lấy 20g tầm gửi khế, 9g lá hẹ, 15g rau má và 9g lá bạc hà đem đi rửa sạch rồi sao vàng sau đó cho tất cả dược liệu vào nồi sắc và chắt lấy nước uống liên tục trong 20 ngày.

Bài thuốc chữa ho ra máu: Để chữa bệnh ho ra máu hãy dùng 10g rễ chuối hột, 15g thài lài tía, 15g rễ cỏ tranh và 15g tầm gửi dâu đem rửa sạch rồi sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa tắc tia sữa cho phụ nữ sau sinh: Dùng 10g ngưu tất và 15g tầm gửi dâu đem cho vào nồi sắc với 500ml nước cho đến khi chỉ còn khoảng 1/3 nước thì chắt lấy phần nước để uống.

Cây dạ cẩm hỗ trợ trị viêm dạ dày

Dạ cẩm là loại cây thảo mộc quý. Trong thành phần hóa học của cây có chứa alcaloid, saponin và tanin, tác dụng giảm đau, giúp liền sẹo nhanh và trung hòa dịch vị. Theo Y học cổ truyền, dạ cẩm vị ngọt đắng, tính bình, có công dụng thanh nhiệt giải độc, chỉ thống, giải độc, tiêu viêm và lợi niệu.

Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
Cây dạ cẩm

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây dạ cẩm

Chữa dạ dày: Chuẩn bị khoảng 25g lá dạ cẩm, chọn những lá non, càng non càng tốt và rửa lại thật sạch. Cho lá thuốc vào trong ấm và sắc cùng 1 lít nước. Đến khi nước còn khoảng ½ thì chắt ra và chia thành 2 – 3 lần để uống trong ngày.

Trị đau dạ dày, loét dạ dày, hành tá tràng, lỵ: Dùng bình vôi, dạ cẩm, khổ sâm cho lá, xa tiền tử, cân mỗi vị 12g. Sắc chung lấy nước uống, duy trì uống liên tục mỗi ngày một thang.

Chữa loét dạ dày, ợ chua: Lấy khoảng 20 – 40g dạ cẩm, rửa sạch rồi bắc bếp sắc lấy nước uống lúc bị đau, trước bữa ăn. Sau đó sắc đến đặc thành cao bỏ hũ thủy tinh đậy nắp cất tủ sử dụng dần, hoặc cũng có thể tán thành bột mịn, mỗi lần dùng pha với nước nóng rồi uống.

Chữa viêm lưỡi, loét lưỡi họng: Dùng bột dạ cẩm 200g, bột cam thảo 30g đem trộn đều. Khi uống pha 30g hỗn hợp với nước sôi để uống, mỗi ngày uống 3 lần. Hoặc sắc dạ cẩm để lấy nước, sau đó cho mật ong vào để cô thành cao lỏng. Dùng cao lỏng này bôi lên vết lở hằng ngày.

Cây cỏ tranh tác dụng cầm máu

Cây cỏ tranh hay còn có tên dân gian là bạch mao. Đây là loại cây sống lâu năm có thân rễ lan dài và ăn sâu dưới lòng đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi; dáng lá hẹp dài; lá có mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn và mép sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng. Hoa tự hình chùy, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giống qua chồi rễ, cỏ tranh còn có thể phát tán rất xa nhờ gió. Ngoài ra rễ cỏ tranh còn được gọi là mao căn.

Theo đông y, rễ cây cỏ tranh có vị ngọt và tính hàn. Có tác dụng trừ phục nhiệt (nhiệt ẩn tàng ở bên trong), tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện và tẩy độc cho cơ thể. Dùng chữa trị chứng nội nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu, thổ huyết, máu cam...

Hoa cỏ tranh có vị ngọt, tính ấm, không độc và có tác dụng cầm máu.

Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
Cây cỏ tranh tác dụng cầm máu

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ tranh

Điều trị sốt xuất huyết: Sử dụng 20g rễ cây cỏ tranh khô sắc chung với 20g cỏ mực, 16g tang diệp, 20g rau má, 16g kinh giới, 24g đậu đen đã sao thơm, 12g cam thảo. Chia thuốc làm 2 phần và uống trong ngày.

Chữa khạc hoặc ho ra máu do phế nhiệt: Bài thuốc gồm có sinh địa 12g, rễ cây cỏ tranh khô 16g, rau má 20g cùng với cỏ mực 20g và ngân hoa 12g. Sắc thuốc và uống 2 lần trong ngày.

Trị chứng khô họng, khô miệng do tân dịch vị bị hao tổn: Lấy 16g rễ cỏ tranh cùng với các loại thảo dược khác như 16g đinh lăng, 10g cam thảo, 10g sơn thù, 12g sa sâm, 16g hoài sơn, 8g đan bì, 16g đinh lăng, 12g khởi tử, 10g trạch tả, 12g mạch môn, 20g cát căn. Mỗi ngày sắc 1 thang và chia làm 2 lần.

Chữa xuất huyết đường tiêu hóa: Rễ cây cỏ tranh khô 20g sắc chung với 6g cây a giao, 21g củ gừng nướng cháy, 12g thục địa và 16g trắc bạch diệp. Sắc và chia thuốc uống 2 – 3 lần/ ngày.

Trị sỏi thận bằng rễ cỏ tranh: Sử dụng bạch mao căn 20g, mộc thông 10g, cối xay 16g, kim tiền thảo 10g, đinh lăng 20g, cối xay 16g, mã đề thảo 20g. Sắc thuốc, uống 2 lần mỗi ngày. Dùng liên tục 4 – 5 ngày.

Tác dụng lợi tiểu, chữa bí tiểu, khó tiểu

Cách 1: Dùng 30g rễ cỏ tranh khô (bạch mao căn) kết hợp với 25g xa tiền sử, 40g râu ngô và 5g hoa cúc đem trộn đều lại với nhau. Mỗi lần lấy 50g sắc chung với 750ml nước và uống trong ngày. Uống liên tục trong 10 ngày giúp cải thiện triệu chứng bí tiểu, khó tiểu.

Cách 2: Sử dụng 50g rễ cỏ tranh tươi (sinh mao căn) sắc chung với 10g rau má, 15g lá sen cạn, 10g râu ngô và 8g rau diếp cá. Chia nước thuốc và uống 3 lần trong ngày. Uống liên tục từ 3 – 5 ngày.

Cây bông mã đề có tác dụng bổ thận điều trị đái dắt, ho lâu ngày, viêm phế quản

Cây bông mã đề là loại thân thảo, cao từ 10-15cm, dễ trồng trong vườn nhà vì có thể sống ở rất nhiều vùng đất có khí hậu khác nhau. Mã đề có thân ngắn, lá mọc từ gốc, hình dạng trứng và phần gân dọc theo sống lá. Mép lá có hình răng cưa và uốn lượn không đều theo nhiều hình dạng khác nhau.

Mã đề có bông dài, mọc thẳng hướng lên trời, là hoa lưỡng tính, có 4 đài xếp đều và cuống hoa gần như quy đồng ở gốc. Quả mã đề là dạng quả nang, hình chóp thuôn dài, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ màu đen, bóng và đem ươm sẽ mọc thành cây mới.

Theo dân gian, mã đề thường có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu rất tốt, vì thế ngoài việc ăn món canh mã đề trong các bữa ăn thì không ít người còn dùng thảo dược này để sắc nước uống nhằm lợi tiểu và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.

Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và chứng minh được cây mã đề có tác dụng tăng thải trừ urê, acid uric và muối trong thận khá hiệu quả. Cây bông mã đề điều trị đi tiểu ra máu, chữa sỏi đường tiết niệu, trị ho, tiêu đờm, tiêu chảy, sốt xuất huyết, mụn nhọt.

Khám phá các loại cây thảo dược tốt cho sức khỏe
Cây bông mã đề có tác dụng bổ thận, điều trị đái dắt, ho lâu ngày, viêm phế quản

Một số bài thuốc chữa bệnh từ bông mã đề

Bài thuốc chữa viêm cầu thận mạn tính: Kết hợp mã đề với phục linh, đinh lăng, rễ cỏ tranh, mộc thông, hoàng liên..., sắc nước uống.

Chữa viêm bàng quang: Dùng mã đề với trư linh, phục linh, hoàng bá, rễ cỏ tranh... cùng một số bài thuốc khác sắc uống khoảng 1 tháng là thấy bệnh cải thiện đáng kể.

Chữa viêm bể thận cấp tính: Mã đề tươi kết hợp với rễ cỏ tranh tươi, sắc uống liên tục 5 - 7 ngày.

Chữa sỏi bàng quang: Dùng mã đề kết hợp với diếp cá và kim tiền thảo sắc uống trong 5 ngày liên tục.

Chữa sỏi đường tiết niệu: Dùng mã đề kết hợp với rễ cỏ tranh và kim tiền thảo sắc uống 1 thang.

Lợi tiểu: Pha nước sắc mã đề và cam thảo, uống trong ngày để cải thiện đường tiết niệu.

Giảm ho, tiêu đờm: Dùng bài thuốc mã đề, cát cánh, cam thảo điều trị khoảng 1 tháng có tác dụng giảm ho rõ rệt, tiêu đờm nhanh chóng.

Chữa các bệnh về phổi: Lá mã đề tươi rửa sạch, sắc lấy nước, ngày 3 lần.

Chữa viêm gan siêu vi trùng: Kết hợp mã đề, nhân trần, lá mơ, chi tử, thái nhỏ phơi khô, pha trà uống hàng ngày.

Chữa chảy máu cam: Hạt mã đề tươi rửa sạch với nước ấm, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, có tác dụng cầm máu, làm mát cơ thể. Nếu bạn bị chảy máu cam thì dùng mã đề đắp lên trán và nằm ngửa để cầm máu.

Nhìn chung, các loại cây thảo dược chữa bệnh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng. Tuy nhiên, công dụng của các loại cây thảo dược là rất khác nhau và nhiều trường hợp cần phối hợp với các vị thuốc khác mới đạt kết quả điều trị tối ưu. Do đó, trước khi muốn sử dụng các loại cây thảo mộc như một vị thuốc chữa bệnh, chúng ta cần tham khảo ý kiến của bác sĩ./.

Thúy Hà (t/h)
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Cây quýt gai và những công dụng đối với sức khỏe con người

Cây quýt gai và những công dụng đối với sức khỏe con người

SKV - Cây quýt gai được biết đến như vị thuốc Nam quý giá, có công dụng chữa bệnh suy thận, thận hư, ho hen, viêm nhiễm.

Cùng chuyên mục

Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà

Những loại thảo dược nên trồng trong vườn nhà

Trồng thảo dược vừa tạo không gian sống xanh lại luôn sẵn nguồn thuốc lành tính từ thiên nhiên. Những loại thảo dược dưới đây dễ trồng, dễ chăm sóc, hỗ trợ điều trị một số bệnh thường gặp khá hiệu quả.
[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"

[E-Magazine] Hương nhu - "Nữ hoàng thảo mộc"

Hương nhu là một loại thảo dược quen thuộc trong đời sống. Không chỉ là gia vị trong ẩm thực, hương nhu còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền

Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền

Ngày 30/11, Hội Quân dân Y Việt Nam và Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) phối hợp tổ chức hội thảo “Phát huy tiềm năng và thế mạnh của y học cổ truyền Việt Nam” tại Hà Nội.
10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô

10 bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ tía tô

Tía tô là loại cây gia vị quen thuộc trong đời sống. Không những vậy, tía tô còn là một dược liệu với nhiều công dụng hữu ích. Cùng tham khảo một số bài thuốc chữa các bệnh thường gặp từ cây tía tô.
[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh

[E-Magazine] Gừng - Vị thuốc quý trong mùa lạnh

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc, đặc biệt hữu ích trong những ngày mùa đông lạnh giá. Ngoài ra, tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.
Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen

Những tác dụng chữa bệnh nổi bật của cây xạ đen

Cây xạ đen là một loại dược liệu quý được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Lá xạ đen có thể dùng riêng lẻ hoặc kết hợp với một số loại thảo dược khác, nấu lấy nước uống chữa bệnh và tăng cường sức đề kháng rất tốt, đặc biệt là bệnh ung thư.

Các tin khác

Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Đề xuất cơ cấu tổ chức khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của khoa Y, Dược cổ truyền trong bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trung tâm y tế quận, huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh.
Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Tác dụng chữa bệnh của cây huyết dụ

Cây huyết dụ, một loại cây quen thuộc thường dùng làm cây cảnh, không chỉ mang vẻ đẹp mộc mạc mà còn ẩn chứa những công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng

Kháng sinh tự nhiên trong cây sim rừng
[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

[E-Magazine] Công dụng của lá vối với sức khỏe

Lá vối là một vị thuốc quý, được dùng nhiều để điều trị một số bệnh lý như tiểu đường, rối loạn đường tiêu hóa, mỡ máu và gout.
Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Thuốc cổ truyền nào được miễn thử lâm sàng tại Việt Nam?

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu.
Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Nguyên tắc xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 24/2024/TT-BYT sửa đổi Thông tư 16/2020/TT-BYT về tiêu chuẩn và hướng dẫn xét tặng giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông về công tác y dược cổ truyền. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 14/12/2024.
Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Chức năng của ngũ tạng trong cơ thể con người

Ngũ tạng, gồm tâm, can, tỳ, phế, thận là 5 cơ quan quan trọng nằm ở vùng ngực và vùng bụng trong cơ thể con người. Tâm, can, tỳ, phế, thận có sự gắn kết hợp thành một thể hoàn chỉnh, cùng hoạt động trong cơ thể con người, nuôi dưỡng cơ thể phát triển và phòng tránh các loại bệnh tật.
BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả

BHYT bổ sung thêm nhiều bài thuốc y học cổ truyền vào danh mục chi trả

Trong bối cảnh y học hiện đại ngày càng phát triển, y học cổ truyền vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong việc, khám chữa bệnh của người dân. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ và mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), Bộ Y tế ban hành dự thảo thông tư cập nhật danh mục các thuốc đông y được BHYT chi trả, trong đó bổ sung thêm nhiều bài thuốc, dược liệu, dạng bào chế và loại bỏ các sản phẩm từ nguồn gốc động thực vật hoang dã.
Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cảm lạnh và các phương pháp điều trị cảm lạnh từ thảo dược

Cảm lạnh là bệnh viêm đường hô hấp trên phổ biến, thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Trẻ nhỏ, người già và những người có sức đề kháng kém là những đối tượng dễ mắc cảm lạnh nhất. Bạn có thể dùng những loại thảo dược vườn nhà để hỗ trợ điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả, an toàn nhất.
Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả

Tổng hợp những loại thảo dược trị ho hiệu quả

Trị ho bằng thảo dược từ lâu được sử dụng rộng rãi nhờ hiệu quả trị bệnh cao, an toàn lại rất dễ tìm. Những cây thuốc chữa ho này có công dụng trị ho khan, ho có đờm, giảm đau rát cổ họng, giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe.
Xem thêm
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều

Sáng 01/12/2024, Tại nhà thờ cố Lương Y Nguyễn Kiều, xã Phượng Dc, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 50 năm ngày mất của cố Lương Y Nguyễn Kiều.
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Phiên bản di động