Khai thác tiềm năng tự chữa bệnh của hệ thống sống
I. Khả năng tự chữa bệnh của hệ thống sống.
Cơ thể sống là một hệ thống liên kết hoàn hảo, tinh vi, nhịp nhàng mà không có bất kỳ một hệ thống điều khiển hiện đại nào đáp ứng được. Nó có khả năng tự chữa bệnh một cách hoàn hảo để duy trì sự sống tốt nhất trước khi phát bệnh và được điều trị. Theo tạp chí Y học “Sức sống” của Đức cho biết, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng, khả năng cơ thể tự thân chữa bệnh lên tới 60-70% tỉ lệ trục trặc và bệnh tật.
Chức năng tự chữa lành bệnh của cơ thể là rất mạnh mẽ và đặc biệt quan trọng. Sức đề kháng trong nội tại cơ thể là nhân tố cơ bản nhất để chiến thắng Bệnh tật, chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào thuốc. điều trị Bệnh tật phải dựa vào sự kết hợp giữa y học và khả năng điều tiết của bản thân người bệnh (Bác sĩ áp dụng giải pháp điều trị khoa học, người bệnh hợp tác tích cực với bác sỹ, tạo ra hiệu ứng có lợi cho sự sống, phát huy năng lượng nội tại của bản thân người bệnh, nâng cao khả năng chữa trị).
Trương Huyền – một học giả nghiên cứu bách khoa sức khỏe (Trung Quốc) cho biết, con người bẩm sinh đã có khả năng tự chữa bệnh, cho phép duy trì thể trạng khỏe mạnh, khả năng này liên tục phát triển, thích nghi theo môi trường sống và thời gian. Năng lực tiềm ẩn này có thể hỗ trợ việc hồi phục tình trạng bệnh thông qua sự kết nối giữa tâm sinh lý và hệ miễn dịch, đây là nhân tố quyết định có tính cốt lõi đến quá trình điều trị và phục hồi. Cũng là lý do để mọi người bệnh đều hiểu rằng trạng thái tâm lý trong việc chữa bệnh quyết định rất nhiều đến chất lượng điều trị.
II.Yếu tố tinh thần liên quan đến khả năng tự chữa bệnh của cơ thể.
Sự khác biệt giữa những bệnh nhân điều trị lâm sàng, khi có thái độ và trạng thái tâm lý tốt, hành vi tích cực thì rất dễ tạo nên những kết quả phục hồi kỳ diệu. Ngược lại, người nào tâm lý càng bất ổn, thái độ tiêu cực, hành vi thiếu lạc quan thì kết quả điều trị phục hồi kém, thậm chí tử vong nhanh chóng.
Kết quả điều trị = Trạng thái tâm lý + tình trạng của bệnh + kỹ thuật điều trị
Quy trình điều trị bệnh bằng tâm lý tích cực này giống như quá trình phân chia tế bào hạt nhân, có thể kích hoạt nảy mầm những hạt giống miễn dịch đang tiềm ẩn trong cơ thể, khi năng lượng bên trong cơ thể phát triển ở mức cao, sẽ xác lập lại sự trật tự của hệ thống, tạo ra sư hồi phục kỳ diệu trong điều trị.
Tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm đau.
Cơ chế hoạt động của hệ thống sống còn rất nhiều ẩn số mà khoa học chưa hoàn toàn giải thích được nhưng hệ thống điều khiển tự động của cơ thể lại hiểu đúng ý và tác động chính xác. Vì thế, nếu không can thiệp và làm hỏng hành vi bình thường của cơ thể, cơ thể sống có thể tận dụng lợi thế quyền năng tự chữa lành bệnh để ngăn ngừa bệnh tật.
Trên thực tế, sử dụng thuốc kháng sinh luôn có tác dụng phụ và lâu dần dẫn đến “nhờn” thuốc, khó có thể chữa khỏi bệnh một cách triệt để. Nhiều loại kháng sinh đã trở nên thất bại trong điều trị. Ngoài thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau cũng có thể gây kháng thuốc, dẫn đến bệnh mãn tính. Nếu sử dụng lâu dài ở bệnh nhân sẽ sinh ra phụ thuộc thuốc và cũng có tác dụng phụ không mong muốn.
Theo báo cáo, khảo sát của Trường đại học Munster (Đức) cho thấy, việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây ra bệnh thận. Giáo sư Lee Sung, Đại học Muenster cho biết, tại Đức, có hai phần ba số bệnh nhân bị bệnh thận là do lạm dụng thuốc, đặc biệt là ở phụ nữ hay uống thuốc đau đầu…Ông nói thêm rằng việc sử dụng lâu dài thuốc giảm đau, cơ thể sẽ không sản xuất đủ hemoglobin vận chuyển oxy cần thiết, và sau đó nó gây ra bệnh thận. Nghiêm trọng hơn, việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể tạo ra các khối u nhất định.
Phòng ngừa bệnh và chăm sóc sức khỏe chủ động
A- Phòng ngừa: Có nhiều biện pháp để phòng ngừa bệnh tật.
Mọi người cần có kế hoạch và thực hiện nghiêm túc việc đi khám định kỳ, ngay cả khi cơ thể đang khỏe mạnh, để sàng lọc và phát hiện nguy cơ gây bệnh sớm. Củng cố kiên thức về y học và tiếp thu ý kiến của cán bộ y tế để có một lối sống khoa học, lành mạnh và cân bằng.
B– Trú trọng đến Y tế dự phòng: theo 3 cấp độ
– Dự phòng cấp I: Là việc tăng cường và bảo vệ sức khỏe về tinh thần, thể chất, xã hội (dinh dưỡng, tập thể dục, môi trường sống..). Các hoạt động y tế chỉ là Ngăn ngừa nguyên nhân gây bệnh hoặc chấn thương, tăng cường sức khỏe không làm mất một bệnh cụ thể.
– Dự phòng cấp II:
Tập trung phát hiện và điều trị bệnh sớm. Bao gồm việc “chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời” , ngăn chặn sự lây truyền bệnh tật, dự phòng biến chứng và tàn tật do bệnh tật gây ra.
– Dự phòng cấp III:
Giảm các biến chứng bệnh tật bằng cách tập trung vào phục hồi chức năng tâm thần, thể chất và xã hội. cải thiện và nâng cao những chức năng cơ thể còn lại. Ngăn ngừa biến chứng và tổn thương, ngăn chặn sự tiến triển bệnh tật, phục hồi sức khoẻ và chức năng.
C-Tăng cường sức mạnh và khả năng tự chữa bệnh
- Cơ chế độ nghỉ dưỡng hợp lý.
Khi mệt mỏi, nghỉ ngơi là cách hiệu quả nhất để phục hồi thể lực. Người xưa có câu nói nổi tiếng, 3 phần trị, 7 phần dưỡng, ( nghỉ dưỡng rất quan trọng, là sự nghỉ ngơi phù hợp và duy trì một cuộc sống có trật tự, nguyên tắc và khoa học).
- Tăng cường vận động, thể dục thể thao.
Tập thể dục có thể chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh mãn tính. Nhưng cần phải chú ý để lựa chọn phương pháp riêng phù hợp với thể chất của mỗi người. Tập thể dục và vận động sẽ giúp bạn sở hữu một cơ thể khỏe mạnh một cách lâu dài.
- Bổ xung dinh dưỡng một cách khoa học
Thuốc bổ không bằng thực phẩm bổ. Bồi dưỡng bằng cách ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng, chính là chìa khóa giúp cho cơ thể duy trì trạng thái bình thường một cách tốt nhất.
- Duy trì trạng thái tâm lý tốt.
Thể chất và tinh thần được hình thành và phát triển như một thực thể hợp nhất không thể tách rời và có chung một hệ thống điều khiển tự động. Mọi chuyển động trong cơ thể đều do hệ thống này chi phối.
- Lựa chọn giải pháp điều trị thông minh.
- Khi bị các bệnh cấp tính, các bênh lây nhiểm : Cần được thăm khám và điều trị tại các tổ chức y tế càng sớm càng tốt.( với bện nan y nên đến thăm khám tại 02 cơ sở y tế uy tín )
- Với những bênh mãn tính, những bệnh không lây nhiểm.
- Hạn chế cao nhất việc dùng các thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh;
- Lựa chọn những cơ sở y tế có đủ năng lực về chuyên khoa YHCT kết hợp với YHHĐ và Phục hồi chức năng để tiến hành việc điều trị (Việc chẩn đoán cần được thực hiện bằng những kỹ thuật hiện đại mới đáp ứng tính chính xác –chẩn đoán đúng sẽ có giải pháp điều trị hiệu quả)
Kết luận
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê: 2/3 tổng số người chết hàng năm trên thế giới có nguyên nhân từ bệnh không lây nhiễm, bao gồm: Bệnh tật, tiểu đường, bệnh mãn tính về tim mạch và các bệnh về phổi. Xã hội phát triển thì tỷ lệ này càng tăng. Dự phòng bệnh tật bao gồm: Hạn chế việc lạm dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng phù hợp, lối sống khoa học lành mạnh, giữ gìn môi trường trong sạch, chế độ vận động, thể dục hợp lý, tinh thần lạc quan yêu đời…. chúng ta sẽ có được cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất, tinh thần, xã hội. Đây là yêu tố đặc biệt quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh tật, tăng khả năng đề kháng, miễn dịch, phát huy cao nhất khả năng thích nghị, tự chữa bệnh của cơ thể và duy trì sự sống một cách bền vững nhất. Giúp hạn chế việc gia tăng số người tử vong do bệnh mãn tính và các dịch bệnh gây ra trên toàn thế giới.
Tôi khái quát lại những nội dung này nhằm mang đến cho mọi người cách nhìn lạc quan, khoa học trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội..mọi người tham khảo và cho ý kiến nhé. Trân trọng!
Đại tá.Ths Vũ Ngọc Tuấn
Trưởng phòng kỹ thuật Điện tử Y tế và an toàn bức xạ/Viện Điện tử/ Viện KH-CN Quân sự
Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về Quân - Thần - Tá - Sứ trong đơn thuốc Đông y cổ phương
15:38 | 03/04/2025 Tư vấn

Essential Minerals Iron: Bí quyết cho cơ thể khỏe mạnh, đầy năng lượng
18:29 | 31/03/2025 Tư vấn

DÂN GIAN ĐIỀU TRỊ CHỨNG CHẤN CHIÊN PHONG TRẠO (PARKINSON)
17:21 | 12/03/2025 Tư vấn

CHẨN ĐOÁN PARKINSON VÀ CHỨNG CHẤN CHIÊN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
17:17 | 12/03/2025 Tư vấn

Sai lầm nguy hiểm: Hành động nhỏ, hậu quả lớn
08:35 | 25/02/2025 Tư vấn

Hướng dẫn phòng ngừa, điều trị và dinh dưỡng cho trẻ nhiễm vi khuẩn HP dạ dày
07:00 | 22/02/2025 Tư vấn
Các tin khác

Chuyên gia chia sẻ bí quyết hữu ích cho tất cả cặp đôi sinh con khỏe mạnh
19:18 | 14/02/2025 Tư vấn

Chuyên gia lý giải nguyên nhân gia tăng ca mắc cúm mùa
14:58 | 13/02/2025 Tư vấn

Kinh nghiệm chẩn đoán chứng Đởm thạch (Sỏi mật) dưới góc nhìn Y học hiện đại
16:19 | 07/02/2025 Tư vấn

Nên ăn uống và tập luyện như thế nào sau khi mổ cắt túi mật?
10:35 | 04/02/2025 Tư vấn

6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản
09:53 | 29/11/2024 Tư vấn

Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?
16:11 | 16/10/2024 Tư vấn

Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn

Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
15:57 | 01/08/2024 Tư vấn

Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?
13:52 | 04/07/2024 Tư vấn

Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
11:08 | 17/06/2024 Tư vấn

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
1 ngày trước Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
5 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều