Mới nhất Đọc nhiều

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ PHƠI NHIỄM VỚI VẬT SẮC NHỌN TRONG TIÊM TRUYỀN CỦA SINH VIÊN KHOA Y- DƯỢC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng và một số yếu tố liên quan về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng nghiên cứu là Sinh viên năm 2, năm 3, năm 4 học khối ngành thuộc khoa Y- Dược trường Đại học Trà Vinh bao gồm ngành Y đa khoa và ngành Điều dưỡng.. Kết quả: tỉ lệ sinh viên có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền lần lượt là 63,8%, 81,7%và 87,9%. Kết luận: nghiên cứu cho thấy cần phải nâng cao kiến thức của sinh viên về phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền để đảm bảo sinh viên có kiến thức tốt nhất trước khi đi thực tập lâm sàng. Từ khóa : kiến thức, thái độ, thực hành, phơi nhiễm Abstract Objective: Determine the rate of knowledge, attitude, correct practice and some related factors on preventing and handling exposure to sharp objects in intravenous injection. Methods: Cross-sectional descriptive study, the research subjects were 2nd, 3rd, and 4th year students studying majors in the Faculty of Medicine and Pharmacy at Tra Vinh University, including General Medicine and Nursing. Results: The percentage of students with correct knowledge, attitudes, and practices on preventing and handling exposure to sharp objects in injection is 63.8%, 81.7%, and 87.9%, respectively. Conclusion: Research shows that it is necessary to improve students' knowledge about preventing and managing exposure to sharp objects in intravenous injection to ensure students have the best knowledge before going to clinical practice. Key-words: knowledge, attitudes, practices, exposure

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Phơi nhiễm do vật sắc nhọn là một trong những tai nạn nghề nghiệp xảy ra thường xuyên và phổ biến tại các cơ sở y tế trên thế giới và Việt Nam. Tại Việt Nam nhân viên thường xuyên thực hiện các kỹ thuật tiêm truyền có tần suất phơi nhiễm cao với tỉ lệ là 79,6% [10]. Phơi nhiễm do vật sắc nhọn có thể xảy ra nhiều hơn ở những đối tượng thiếu kinh nghiệm, mệt mỏi, mất tập trung, luôn trong trạng thái lo lắng và thường xuyên tiếp xúc với môi trường làm việc mới khẩn trương như sinh viên thuộc khối ngành khoa học sức khỏe [30]. Tổn thương do vật sắc nhọn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe phổ biến nhất là viêm gan B, viêm gan C, virus gây suy giảm chức năng miễn dịch ở người [31][34]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hà tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2018, ghi nhận có đến 54,3% sinh viên và không biết đã tiêm vắc xin viêm gan B chưa, 32,6% sinh viên biết để dự phòng phơi nhiễm với vật sắc nhọn cần xử lý đúng kim truyền ngay sau khi sử dụng [8]. Qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy kiến thức về phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn của sinh viên còn rất nhiều hạn chế, điều này có thể gây ra hậu quả rất lớn đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng học tập của sinh viên. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa Y- Dược trường Đại học Trà Vinh’’.

II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Biện pháp phòng rủi ro do vật sắc nhọn cho NVYT [2]

Truyền thông trên các phương tiện thông tin công cộng về nguy cơ của tiêm và khuyến khích giảm số lượng mũi tiêm không cần thiết. Sử dụng thuốc bằng đường uống khi có thể, lấy bệnh phẩm tập trung để tránh lấy máu nhiều lần [2].

Loại bỏ mối nguy hại: Sử dụng các thiết bị thay thế không kim để nối các phần của hệ thống đường truyền tĩnh mạch, hoặc sử dụng các loại kim luồn an toàn (đã và đang được sử dụng ở một số cơ sở y tế). Tuy nhiên các dụng cụ này có thể có chi phí cao hơn, song nếu sử dụng nhiều thì giá thành sẽ hạ. Liên hệ thực tế để nhận dạng các thao tác thực hành tiêm có nguy cơ cho người bệnh và các thực hành có nguy cơ cho cán bộ y tế, hạ giá thành sản phẩm mũi kim an toàn bằng giá thành mũi kim thông thường để khuyến khích người sử dụng nhiều kéo theo giá thành sản phẩm hạ [2].

Đào tạo NVYT: cập nhật các kiến thức, thực hành tiêm an toàn và thận trọng khi làm các thủ thuật liên quan đến tiêm và xử lí các vật sắc nhọn khác [2].

Biện pháp kiểm soát thực hành: những người thực hiện các thủ thuật phải luôn luôn cảnh giác những nguy cơ tổn thương khi tiến hành các thủ thuật và các dụng cụ sắc nhọn.

2.2. Biện pháp xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền

Sơ cứu ngay sau phơi nhiễm.

Báo cáo người phụ trách và làm biên bản:

Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm

Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm.

Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm.

Tư vấn và điều trị sau phơi nhiễm

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên năm 2, năm 3, năm 4 học khối ngành thuộc khoa Y- Dược trường Đại học Trà Vinh bao gồm ngành Y đa khoa và ngành Điều dưỡng.

Tiêu chuẩn chọn: Sinh viên thuộc đối tượng nghiên cứu đã học qua môn Điều dưỡng cơ sở, môn Điều dưỡng cơ bản - Cấp cứu ban đầu, môn học Kiểm soát nhiễm khuẩn và đang thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang.

Tiêu chuẩn loại trừ: Sinh viên không có mặt tại cơ sở y tế trong thời gian nghiên cứu hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu.

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu: tại trường Đại học Trà Vinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang trong thời gian từ tháng 02/2021 đến tháng 04/2021.

3.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

3.4. Cỡ mẫu - kỹ thuật chọn mẫu

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả:

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ  PHƠI NHIỄM VỚI VẬT SẮC NHỌN TRONG TIÊM TRUYỀN  CỦA SINH VIÊN KHOA Y- DƯỢC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

Trong đó:

n: Cỡ mẫu tối thiểu cần thiết trong nghiên cứu

Z: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% (α=0,05) tương đương với Z (1-α/2)=1,96

tỉ lệ: P= 81% (tỉ lệ sinh viên có kiến thức đúng về phòng chống tổn thương do vật sắc nhọn trong thực hành lâm sàng là 81% [9]).

d: Sai số chấp nhận được tương ứng với độ tin cậy 95%, d=0.05

Nhóm nghiên cứu tính được 236 sinh viên, mẫu thu được là 240 sinh viên.

3.5. Phương pháp thực hiện

Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đa tầng. Các bước tiến hành gồm:

Bước 1: Phân chia mẫu làm 2 tầng:

Tầng 1: Sinh viên ngành Điều dưỡng năm 2, năm 3, năm 4 bao gồm 231 sinh

viên (trong đó có 108 sinh viên năm 2, 89 sinh viên năm 3, 34 sinh viên năm 4).

Tầng 2: Sinh viên ngành Y đa khoa bao gồm 689 sinh viên (trong đó có 320

sinh viên năm 2, 273 sinh viên năm 3, 90 sinh viên năm 4).

Bước 2: Chọn ngẫu nhiên 120 sinh viên tầng 1 và 120 sinh viên tầng 2.

3.6 Công cụ và biến số thu thập số liệu

Bộ câu hỏi khảo sát kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa Y- Dược được tham khảo từ đề tài nghiên cứu khoa học của thạc sĩ Điều dưỡng Nguyễn Thị Hà [8].

- Phiếu kiến thức có các câu hỏi từ 10 đến 34 (tổng là 24 câu) bao gồm 55 đáp án. Đánh giá mức độ kiến thức của sinh viên đạt điểm A(kiến thức đạt) khi sinh viên trả lời đúng từ 39 câu trở lên đạt từ 70% trở lên.

- Phiếu khảo sát về thái độ bao gồm 9 câu hỏi từ 35 đến 43. Nếu sinh viên đạt từ 7 điểm trở lên ( trên 70% ) được cho là thái độ tích cực, sinh viên dưới 7 điểm (< 70%) được cho là thái độ không tích cực.

Bộ câu hỏi khảo sát và đánh giá thực hành tiêm truyền về dự phòng phơi nhiễm với vật sắc nhọn được xây dựng dựa trên nội dung của quyết định số: 3671/QĐ - BYT ngày 27/9/2012”[3] và quyết định số 5771/BYT-K2ĐT ngày 30/08/2012 [3] [7] bao gồm 5 tiêu chí khảo sát sinh viên. Số điểm tối đa đánh giá thực hành là 10 điểm, sinh viên được cho là thực hành đạt khi có số điểm khảo sát đạt từ 7 điểm trở lên (≥ 70%).

3.7. Thu thập và phân tích số liệu

Sau khi thu thập, số liệu được làm sạch và nhập liệu bằng phần mềm Epi data phiên bản 3.1. Số liệu được phân tích bằng phần mềm Stata 13.

3.8 Đạo đức nghiên cứu:

Mục đích và nội dung được giải thích rõ ràng để đối tượng tự nguyện tham gia. Kết quả nghiên cứu sẽ không ảnh hưởng tới bất kỳ một kết quả xếp loại hoặc học tập nào của đối tượng tham gia nghiên cứu.

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Đã có 240 sinh viên tham gia vào nghiên cứu, trong đó có 50% sinh viên học ngành Y đa khoa, 50% sinh viên học ngành Điều dưỡng, 83 sinh viên năm 2 chiếm 34,6%, 83 sinh viên năm 3 chiếm 34,6% và 74 sinh viên năm 4 chiếm 30,8%. Có đến 95,8% sinh viên được hướng dẫn học, đọc những kiến thức về phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2018 [8] là 96,8% ở nội dung hướng dẫn kiến thức phòng ngừa, 96,6% ở nội dung hướng dẫn kiến thức về xử trí và hoàn toàn khác biệt so với kết quả của Sehan A năm 2015 là tất cả sinh viên không được đào tạo về tổn thương do vật sắc nhọn [35].

Bảng 1. Thực trạng tiêm phòng vắc xin viêm gan B của đối tượng nghiên cứu

Thông tin

Phân loại

Số lượng

(N=240)

Tỉ lệ %

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B

Đã tiêm

191

79,6

Chưa tiêm

44

18,3

Không biết

5

2,1

Về thực trạng tiêm phòng viêm gan B, tỉ lệ sinh viên đã tiêm phòng viêm gan B là 79,6% cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Binita Kumari Paudel năm 2013 là 44% [36], cao hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hà năm 2018 là 45,7% [8] và thấp hơn kết quả nghiên cứu trên sinh viên y khoa của tác giả Saleem Taimur và các cộng sự năm 2010 là 90% [26]. Bộ Y tế khuyến cáo sinh viên học các khối ngành y cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B trước khi thực tập tại bệnh viện để bảo sức khỏe của bản thân [3].

4.2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa Y- Dược

Bảng 2. Kiến thức của sinh viên về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền

Nội dung

Trả lời đúng

Số lượng (N=240)

Tỉ lệ %

Kiến thức về các virus lây truyền qua đường máu thông qua vật sắc nhọn

Virus gây bệnh có thể lây truyền qua đường máu theo vật sắc nhọn (viêm gan B, C, HIV)

187

77,9

Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh (viêm gan B, C, HIV)

139

57,9

Kiến thức về thời điểm nhân viên y tế có thể bị tổn thương do vật sắc nhọn

Khi bẻ ống thuốc để lấy thuốc vào bơm kim tiêm

78

32,5

Trong lúc đâm và rút kim tiêm truyền cho người bệnh

231

96,3

Khi vận chuyển kim tiêm truyền đã sử dụng tới hộp an toàn

198

82,5

Trả lời đúng cả 3 ý trên

69

28,8

Kiến thức về sử dụng hộp an toàn

Hộp an toàn cần được đậy nắp kín và thay hộp mới khi đã chứa 3/4 hộp

115

47,9

Có thể tái sử dụng hộp an toàn bằng nhựa khi hộp nhựa được vệ sinh, khử khuẩn theo quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế

212

88,3

Kiến thức về xử trí vết thương và báo cáo sau khi phơi nhiễm với vật sắc nhọn

Xử trí vết thương

91

37,9

Báo cáo đúng người sau khi bị tổn thương với vật sắc nhọn trong quá trình thực hành lâm sàng

200

83,3

Kiến thức về đánh giá nguy cơ sau phơi nhiễm với vật sắc nhọn

Nguy cơ phơi nhiễm với kim dính máu đâm xuyên phụ thuộc vào loại kim và mức độ tổn thương của vết thương

180

75

Tìm hiểu xét nghiệm máu về VGB,VGC, HIV

170

70,8

Nếu ngay sau khi phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm đã dương tính với HIV/VGB/ VGC thì do bị phơi nhiễm

110

45,8

Nếu ngay sau khi phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm âm tính với HIV thì cần làm xét nghiệm kháng thể HIV sau 3 tháng

207

86,3

Đánh giá chung về kiến thức

Đạt (trả lời đúng 70%)

153

63,8

Chưa đạt

87

36,2

Trong tổng số 240 sinh viên tham gia nghiên cứu cho thấy có 77,9% sinh viên biết được cả 3 loại virus viêm gan B, viêm gan C, HIV đều có thể lây truyền qua đường máu theo vật sắc nhọn. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Rajiv Saini năm 2011 là 74% [37], thấp hơn nghiên cứu của Taimur Saleem năm 2010 là 85% [26].

Kiến thức về thời điểm NVYT có thể bị tổn thương do vật sắc nhọn cho kết quả trong tổng số 240 sinh viên chỉ có 28,8% sinh viên trả lời đúng cả 3 ý cho thấy kiến thức của sinh viên vẫn còn rất thấp. Kết quả này gần giống với kết quả nghiên cứu của thạc sĩ Điều dưỡng Nguyễn Thị Hà tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2018 là 15,8% [8]. Có thể là do sinh viên chưa là một người NVYT thực thụ, chưa được thực hành với tần suất cao nên chưa có khả năng nhận thức được thời điểm NVYT bị tổn thương vật sắc nhọn.

Liên quan đến vấn đề thu gom và xử lý rác thải y tế Bộ Y tế quy đinh hộp an toàn cần được đậy nắp kín và thay hộp mới khi đã chứa 3/4 hộp để bảo vệ an toàn cho người bệnh [5]. Trong nghiên cứu này chỉ có 47,9% sinh viên biết được điều này, kết quả này tương đương với nghiên cứu của sinh viên điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội là 48,4% [8]. Khi bị tổn thương do vật sắc nhọn chỉ có 37,9% sinh viên có kiến thức xử trí vết thương đúng, kết quả không có sự khác biệt nhiều so với kết quả nghiên cứu tại trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang năm 2018 là 35,6% [12]

Đối với phần tổng hợp kiến thức chung về phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền cho thấy 63,8% sinh viên đạt, tỉ lệ này tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Phương Anh (2019) [11] và Nguyễn Thị Hà (2018) [7] với tỉ lệ lần lượt là 59,7% và 62,1%. Điều này cho thấy tỉ lệ sinh viên đạt về kiến thức phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn không cao bởi vì có sự khác biệt giữa lý thuyết các bạn được học và điều kiện thực tập tại khoa lâm sàng đã ảnh hưởng đến thói quen của các bạn khi thực hành.

Bảng 3. Thái độ của sinh viên về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn

Nội dung

Thái độ đúng

Số lượng

(N= 240)

tỉ lệ %

Đồng ý nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ tổn thương do kim tiêm truyền cho nhân viên y tế là do thực hiện tiêm an toàn

162

67,5

Đồng ý xử trí đúng vết thương ngay sau phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm với HIV,VGB,VGC

222

92,5

Đồng ý sau khi tiêm cho người bệnh mà bị kim tiêm đâm vào tay gây ra vết thương nhỏ thì không cần thiết báo cáo với người phụ trách/quản lý

196

81,7

Đồng ý sau khi tiêm cho người bệnh mà bị kim tiêm đâm vào tay, tâm lý người bị kim đâm rất sợ hãi và lo lắng bị lây nhiễm với HIV,VGB,VGC

225

93,8

Đồng ý cần được đào tạo thêm về kiến thức và kĩ năng về phòng và xử trí với vật sắc nhọn trong tiêm truyền

231

96,3

Đánh giá chung về thái độ

Tích cực ( ≥ 7 điểm)

196

81,7

Chưa tích cực (< 7 điểm)

44

18,3

Khi được hỏi về nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ tổn thương do kim tiêm truyền cho NVYT là do thực hiện tiêm an toàn thì có đến 67,5% sinh viên không đồng ý với ý kiến trên, tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà (2018) là 59,1%. Nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 96,3% sinh viên mong muốn được đào tạo thêm về kiến thức và kĩ năng phòng ngừa phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hà năm 2018 là 96,1% [8]. Có sự tương đồng này là do sinh viên nhận thấy kiến thức và kĩ năng xử trí khi bị tổn thương do vật sắc nhọn của mình còn hạn chế, kĩ năng lâm sàng còn kém trong khi đó nguy tổn thương do vật sắc nhọn có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi thực tập và các bạn cần được trang bị kiến thức nhiều hơn nữa nhằm bảo vệ bản thân mình.

Bảng 4. Thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên

Thực hành

Thực hành đúng

Số lượng ( N=240 )

tỉ lệ %

Thùng đựng vật sắc nhọn và thùng đựng chất thải sau tiêm đúng quy định

238

99,2

Bông gạc đúng quy định

233

97,1

Dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc

118

49,2

Không dùng tay đậy nắp kim tiêm

187

77,9

Nhặt kim bằng pen cho vào hộp an toàn

191

79,6

Đánh giá chung về thực hành

Thực hành đạt (7 điểm)

211

87,9

Thực hành chưa đạt (< 7 điểm)

29

12,1

Tỉ lệ sinh viên thực hành đạt trong tiêm truyền về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong nghiên cứu này là 87,9% tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Khánh năm 2018 có đến 89,5% điều dưỡng thực hành tốt trong dự phòng viêm gan B nghề nghiệp [13], cao hơn so với nghiên cứu tại trường Trung Cấp Y tế tỉnh Kon Tum năm 2016 là 54,4% [6]. Tuy nhiên chỉ có 49,2% sinh viên dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc, có đến 44,6% sinh viên không dùng gạc vô khuẩn để bẻ ống thuốc, hành động này rất dễ dẫn đến nguy cơ tổn thương vật sắc nhọn.

3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa Y - Dược

Bảng 5. Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với kiến thức phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền

Nội dung

Kiến thức (n, %)

Giá trị PR

CI

Giá trị p*

Đạt

Chưa đạt

Năm học

Năm thứ 2

49(59)

34(41)

1

Năm thứ 3

45(54,2)

38 (45,8)

0,92

0,7 - 1,2

0,532

Năm thứ 4

59 (79,7)

15 (20,3)

1,35

1,1 - 1,7

0,006

Yêu nghành đang học

Không

11 (36,7)

19 (63,3)

1,84

1,1 - 3,0

0,001

142 (67,6)

68 (32,4)

Ngành học

Điều dưỡng

54 (45)

66 (55)

0,55

0,4 - 0,7

<0,001

Y đa khoa

99 (82,5)

21 (17,5)

Khi tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với kiến thức phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn cho thấy có 82,5% sinh viên ngành Y đa khoa có kiến thực đạt cao hơn nhóm sinh viên ngành Điều dưỡng là 45%. Những sinh viên trả lời là yêu ngành học có tỉ lệ kiến thức đạt cao gấp 1,84 lần so với sinh viên trả lời là không yêu ngành (PR=1,84, p=0,001). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Vì vậy có mối liên quan giữa yếu tố ngành học và yêu ngành học với kiến thực phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn.

Nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên quan giữa năm học (sinh viên năm 4) với kiến thức phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền. sinh viên viên năm 4 có kiến thức đạt cao nhất chiếm 79,7%, trong khi đó sinh viên năm 2 lại có kiến thức đạt chiếm tỉ lệ 59% cao hơn sinh viên năm 3 chỉ chiếm 54,2%. Kết quả này tương đương với với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Thơ năm 2015 khi sinh viên năm 3 lại có kiến thức về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn cao gấp 2,8 so với sinh viên năm 4, có ý nghĩa thống kê p < 0,05 [9].

Bảng 6. Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với thái độ phòng và xử trí phơi nhiễm

Nội dung

Thái độ(n,%)

Giá trị PR

Khoảng tin cậy

(CI)

Giá trị p*

Tích cực

Chưa tích cực

Năm học

Năm thứ 2

63 (75,9)

20 (24,1)

1

Năm thứ 3

69 (83,1)

14 (16,9)

1,09

0,9 - 1,3

0,251

Năm thứ 4

64 (86,5)

10 (13,5)

1,13

1 - 1,3

0,09

Yêu ngành học

174 (82,9)

36 (17,1)

1,11

0,9 - 1,4

0,207

Không

22 (73,3)

8 (26,7)

Ngành học

Điều dưỡng

88 (73,3)

32 (26,7)

0,81

0,7 - 0,9

0,0008

Y đa khoa

108 (90)

12 (10)

Kết quả cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thái độ tích cực giữa các nhóm sinh viên học ngành Y đa khoa và ngành Điều dưỡng. Trong đó sinh viên Y đa khoa có thái độ tích cực chiếm 90% cao gấp 0,8 lần so với sinh viên Điều dưỡng 73,3%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05. Điều này có thể do các bạn sinh viên Y đa khoa được học chuyên sâu về bệnh học nên các bạn sẽ có kiến thức và nhận thức tốt hơn so với các bạn sinh viên Điều dưỡng, đồng thời có thể kết quả kiến thức đạt về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn ở sinh viên Y đa khoa cao hơn Điều dưỡng do vậy sinh viên Y đa khoa sẽ có thái độ tích cực chiếm tỉ lệ cao hơn các bạn sinh viên học ngành Điều dưỡng.

Bảng 7. Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với thực hành phòng và xử trí phơi nhiễm

Nội dung

Thực hành

Giá trị PR

CI

Giá trị p*

Đạt

Chưa đạt

Năm học

Năm thứ 2

67 (80,7)

16 (19,3)

0,03

Năm thứ 3

74 (89,6)

9 (10,8)

Năm thứ 4

70 (94,6)

4 (5,41)

Yêu nghành đang học

188 (89,5)

22 (10,5)

1,16

1,0-1,4

0,043

Không

23 (76,7)

7 (23,3)

Ngành học

Điều dưỡng

107 (89,2)

13 (10,8)

1,02

0,9-1,1

0,552

Y đa khoa

104 (86,7)

16 (13,3)

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên có năm học càng cao thì tỉ lệ thực hành đạt càng cao. tỉ lệ sinh viên năm 2, năm 3, năm 4 có thực hành đạt lần lượt là 80,7%, 89,6%, 94,6%. sinh viên có thời gian thực hành lâm sàng nhiều sẽ có kỹ năng thực hành tốt hơn so với các bạn sinh viên có thời gian thực tập ngắn hơn. Nghiên cứu ghi nhận có mối liên quan giữa năm học với thực hành đạt về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền với p=0,03.

4. Kết luận

Dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sinh viên có thái độ tích cực về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền chiếm đến 81,7%, có 87,9% sinh viên thực hành đạt về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền. Tuy nhiên chỉ có 63,8% sinh viên có kiến thức đạt về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền do đó chúng tôi kiến nghị như sau: cần phải nâng cao kiến thức của sinh viên về phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền để đảm bảo sinh viên có kiến thức tốt nhất trước khi đi thực tập lâm sàng, thực hành và hướng dẫn các bạn sinh viên cách xử trí vết thương sau khi phơi nhiễm, hướng dẫn phương pháp bẻ ống thuốc an toàn cần được thực hiện, phương pháp xử lí kim tiêm truyền sau khi sử dụng, nguyên tắc sử dụng hộp an toàn.

[1]. Nguyễn Thúy Quỳnh, Dư Hồng Đức, Nguyễn Lệ Ngân, Nguyễn Phương Thùy. Thực trạng phơi nhiễm với máu, dịch của bệnh nhân và các yếu tố ảnh hưởng trong nhân viên y tế tại một số bệnh viện Việt Nam. Truy cập từ: https://moh.gov.vn/web/phong-chong-benh-nghe-nghiep/thong-tin-hoat-dong/-/asset_publisher/xjpQsFUZRw4q/content/thuc-trang-phoi-nhiem-voi-mau-dich-cua-benh-nhan-va-cac-yeu-to-anh-huong-trong-nhan-vien-y-te-tai-mot-so-benh-viet-viet-nam?inheritRedirect=false. [Ngày truy cập: 18/02/2021]

[2]. Ya-Hui Yang. The Effectiveness of a Training Program on Reducing Needlestick Injuries/Sharp Object Injuries Soon Graduate Vocational Nursing School Students in Southern Taiwan. Journal Occupational Health. 2007; 49(5):424-429.

[3]. Hala Gabr Mahmoud và các cộng sự (2013). Developing Proactive Protocol for Blood- borne and Body Fluids Infections Prevention among Students of Health Professional Colleges in King Khalid University. Journal of Education. 2013; 9(4): 38-49.

[4]. Nguyễn Thị Hà. Kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2018 [luận văn thạc sĩ], Trường Đại học Y học Hà Nội, 2019.

[5]. Bộ Y tế. Tài liệu đào tạo phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn, 2012.

[6]. Vũ Thị Thu Thủy. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều dưỡng trường đại học Y khoa Vinh năm 2018. Tạp Chí Khoa học Điều dưỡng. 2018; 1(2): 84–89.

[7]. Hani A. Nawafleh, Shalabia El Abozead, Muwafaq M. Al Momani, Heyam Aaraj. Investigating needle stick injuries: Incidence, knowledge and perception among South Jordanian nursing students. Journal of Nursing Education and Practice. 2018; 4(9): 59-69

[8]. Saleem Taimur. Knowledge, attitudes and practices of medical students regarding needle stick injuries. Journal of the Pakistan Medical Association. 2010; 60(2):151-156

[9]. Nguyễn Thị Mai Thơ, Nguyễn Cảnh Phú. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh, năm 2015. Hội nghị khoa học – công nghệ tuổi trẻ các trường đại học, cao đẳng Y – dược Việt Nam lần thứ XVIII; 2016, 399-403.

[10]. Bộ Y tế, Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, 2012.

[11]. Mỵ Thị Hải (2016), Khảo sát vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra cho sinh viên điều dưỡng thực tập tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. [luận văn thạc sĩ], Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 2016.

[12]. Seham A. Abd El-Hay PhD1. Prevention of Needle Stick and Sharp Injuries during Clinical Training among Undergraduate Nursing Students: Effect of Educational Program. IOSR Journal of Nursing and Health Science. 2015; 4(4): 19-32.

[13]. Binita Kumari Paudel, Kanchan Karki, Leena Dangol, Arjun Mani Guragain. Incidence Of Needle Stick Injury Among Proficiency Certificate Level Nursing Students In Kathmandu, Nepal. International journal of scientific & technology research. 2013; 9(2): 277-281.

[14]. Bộ Y tế. Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2011.

[15]. Nguyễn Tấn Tài. Thực trạng kiến thức, thái độ về phòng ngừa và xử trí chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang năm 2018 và một số yếu tố liên quan.[luận văn thạc sĩ y tế công cộng]. Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội. 2018.

[16]. Nguyễn Phương Anh. Thực trạng kiến thức dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tạp chí khoa học điều dưỡng. 2020; 3(2): 93–100.

[17]. Nguyễn Thị Mỹ Khánh. Kiến thức thực hành phòng bệnh viêm gan B nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre năm 2018. Tạp chí Y học dự phòng. 2020; 6(30): 121-130.

[18]. Đặng Thị Thanh Thủy. Kiến thức, kỹ năng thực hành tiêm an toàn và một số yếu tố liên quan của học sinh trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum năm 2016. Đề tài cấp tỉnh, Kon Tum. 2016.

Tác giả: Bùi Thị Kim Tuyến1 ,

Nguyễn Thị Ngọc Ngoan2 ,

Trần Thị Hồng Phương 3,

Sơn Thị Bích Tiền4,

Dương Đăng Khoa5

1,2,3,4Trường Đại học Trà Vinh

4Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh

5 Bệnh viện Sản – Nhi Trà Vinh

Cùng chuyên mục

Hoài Đức (Hà Nội): Chú trọng nâng cao đời sống công nhân, người lao động

Hoài Đức (Hà Nội): Chú trọng nâng cao đời sống công nhân, người lao động

Ngày 26/4, tại Hà Nội, UBND và Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức đã khai mạc buổi Lễ và Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết’’.
Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa y- dược trường đại học Trà Vinh

Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa y- dược trường đại học Trà Vinh

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng và một số yếu tố liên quan về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền.
Tỉ lệ kiến thức và thực hành về phòng biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh

Tỉ lệ kiến thức và thực hành về phòng biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định tỉ lệ kiến thức và thực hành đạt về phòng biến chứng tăng huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2023. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 355 người bệnh được lựa chọn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có kiến thức đạt về phòng biến chứng tăng huyết áp là 43%.Tỉ lệ bệnh nhân có thực hành đạt về phòng biến chứng tăng huyết áp là 70%. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng nghiên cứu này có thực hành đạt cao hơn so với các kết quả nghiên cứu khác, nhưng kiến thức đạt của bệnh nhân còn hạn chế, bệnh nhân vẫn chưa được tiếp cận đầy đủ các thông tin về phòng biến chứng bệnh tăng huyết áp Đây là mối nguy cơ dẫn tới biến chứng ở những người bị tăng huyết áp, làm gia tăng các trường hợp tử vong hoặc tàn phế vì bệnh tăng huyết áp, gây ra gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội.
Thực trạng hứng thú nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng Trường đại học Trà vinh

Thực trạng hứng thú nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng Trường đại học Trà vinh

Hiện nay, dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nghề điều dưỡng đã được công nhận là một nghề độc lập, phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ, dược sĩ, kĩ thuật viên và các tư vấn viên trong hệ thống y tế để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Những người làm nghề này được gọi là điều dưỡng viên. Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tỉ lệ hứng thú của sinh viên điều dưỡng đối với nghề nghiệp của mình. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên một nhóm gồm 163 sinh viên điều dưỡng đang theo học tại Trường Đại học Trà Vinh. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có 45,4% sinh viên thể hiện sự hứng thú với nghề điều dưỡng..

Các tin khác

Top 10 thực phẩm giàu canxi

Top 10 thực phẩm giàu canxi

Canxi là yếu tố then chốt giúp xương phát triển mạnh mẽ và duy trì sức khỏe của trẻ nhỏ, với một chế độ ăn cân đối, bạn có thể đảm bảo cung cấp đủ canxi cho trẻ, từ đó giúp bé có xương khỏe mạnh.
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI  Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN  TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố liên quan đến tình trạng rối loạn điện giải ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 287 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh thận mạn đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2023. Kết quả: Những bệnh nhân mắc tăng huyết áp có tỷ lệ rối loạn điện giải Na+ gấp 3,21 lần nhóm bệnh nhân không mắc bệnh tăng huyết áp (p < 0,05). Nhóm bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có rối loạn điện giải Na+ gấp 1,71 lần so với nhóm bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu ghi nhận tình trạng rối loạn điện giải K+ xảy ra ưu thế ở những đối tượng bệnh thận mạn có kèm theo bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nhóm bệnh nhân rối loạn lipid máu có tình trạng rối loạn điện giải Ca2+ gấp 1,28 lần nhóm bệnh nhân không mắc rối loạn lipid máu (p < 0,05). Những trường hợp rối loạn điện giải Ca2+ chiếm ưu thế ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn V (p > 0,05). Tình trạng rối loạn điện giải Ca2+ ở những người có lọc máu cao hơn 1,24 lần so với những người không lọc máu (p < 0,05). Kết luận: Tình trạng rối loạn điện giải Na+, K+ ở bệnh nhân bệnh thận mạn có liên quan với tình trạng tăng huyết áp và đái tháo đường. Tỷ lệ rối loạn điện giải Ca2+ chiếm ưu thế ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn V. Tình trạng rối loạn điện giải Ca2+ ở những người bệnh thận mạn có lọc máu chiếm tỷ lệ cao hơn ở bệnh nhân không lọc máu.
KIẾN THỨC VỀ PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

KIẾN THỨC VỀ PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH

Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của Điều dưỡng viên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2023. Chọn mẫu toàn bộ, chọn tất cả 12 Điều dưỡng viên Chấn thương chỉnh hình, 12 Điều dưỡng khoa Ngoại Thần kinh, 23 Điều dưỡng khoa Ngoại Tổng hợp và 16 Điều dưỡng khoa Ung bướu đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh. Tổng 63 mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng nữ chiếm 69,84%, nam chiếm 30,16% tổng số điều dưỡng tham gia nghiên cứu. Trong đó, trình độ cao đẳng là 68,25%, đại học là 30,16%, trung cấp là 1,59%. Số lượng chăm sóc trung bình từ 1-10 người bệnh/ngày của điều dưỡng là 15,88% và 84,12% trên 10 người bệnh. Có 87,30% tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đúng về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ và 12,70.% điều dưỡng có tỷ lệ kiến thức chưa đạt. Kết quả nghiên cứu cung cấp các dữ liệu hữu ích, góp phần cải tiến kiểm soát nhiễm khuẩn trong chăm sóc khoẻ người bệnh các cơ sở y tế nói riêng và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng nói chung.
KIẾN THỨC VỀ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH NĂM 2023

KIẾN THỨC VỀ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH NĂM 2023

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ Điều dưỡng viên có kiến thức đúng về chăm sóc vết thương tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: Điều dưỡng viên có kiến thức chung về chăm sóc vết thương đúng là 72,6%, cao hơn so với chưa đúng là 27,4%. Điều dưỡng viên có tỷ lệ kiến thức đúng cao nhất là kiến thức về giáo dục sức khỏe cho người bệnh (82,1%) và thấp nhất là kiến thức về chăm sóc vết thương có dẫn lưu (46,4%). Qua kết quả nghiên cứu trên 84 Điều dưỡng viên, chúng tôi ghi nhận có mối liên quan giữa việc tham gia học/hội thảo về chăm sóc vết thương với kiến thức chung về CSVT. Điều dưỡng viên có tham gia học/hội thảo về chăm sóc vết thương có kiến thức đúng (84,5%) cao hơn so với không tham gia học/hôi thảo về CSVT (46,2%). Điều dưỡng viên không tham gia học/hội thảo có kiến thức đúng thấp 0,157 lần so với có tham gia học/hội thảo (OR=0,157; KTC (0,005 - 0,449); p=0,001. Kết luận: Qua kết quả nghiên cứu trên 84 Điều dưỡng viên, ta thấy được kiến thức đúng về CSVT của Điều dưỡng viên tại bệnh viện Đa khoa Trà Vinh ở mức khá cao. Tỷ lệ Điều dưỡng viên có kiến thức về chăm sóc vết thương đúng là 72,6% và chưa đúng là 27,4%. Từ khóa: điều dưỡng, kiến thức, vết thương KNOWLEDGE ABOUT WOUND CARE OF NURSES AT TRA VINH PROVINCE GENERAL HOSPITAL IN 2023 SUMMARY Objective: Determine the proportion of nurses with correct knowledge about wound care at Tra Vinh Provincial General Hospital in 2023. Research method: Cross-sectional descriptive study with analysis. Results: Nurses had 72.6% correct general knowledge about wound care, higher than 27.4% incorrect knowledge. Nurses with the highest rate of correct knowledge are knowledge about health education for patients (82.1%) and the lowest is knowledge about wound care with drainage (46.4%). Through research results on 84 nurses, we found a relationship between participation in studies/workshops on wound care and general knowledge of wound care. Nurses who participated in a study/workshop on wound care had more correct knowledge (84.5%) than those who did not attend a study/workshop on wound care (46.2%). Nurses who did not participate in studies/seminars had correct knowledge 0.157 times lower than those who participated in studies/seminars (OR=0.157; CI (0.005 - 0.449); p=0.001. Conclusion: Through research results Out of 84 nurses, we see that the correct knowledge about wound care of nurses at Tra Vinh General Hospital is quite high. The percentage of nurses with correct knowledge about wound care is 72. 6% and not exactly 27.4%. Keywords: nursing, knowledge, wounds
VIÊM GAN DO SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG LAO

VIÊM GAN DO SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG LAO

Bệnh Lao do các chủng mycobacterium tuberculosis gây ra được điều trị hiệu quả bằng các thuốc chống lao hàng đầu. Tuy nhiên, hầu hết các loại thuốc kháng lao được biết là gây độc cho gan, điều này có thể hạn chế sự tuân thủ điều trị và do đó dẫn đến sự tiến triển của kháng thuốc do vi khuẩn mycobacteria. Tỷ lệ viêm gan do thuốc kháng lao cao. Bệnh nhân nên được theo dõi bằng cách đo men gan thường xuyên để đánh giá sự phát triển của viêm gan do thuốc kháng lao. Do đó, chức năng gan của bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh đồng mắc và lao ngoài phổi nên được theo dõi thường xuyên để giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm độc gan do thuốc.
Cà Rốt - Dinh dưỡng cho sức khỏe của bạn

Cà Rốt - Dinh dưỡng cho sức khỏe của bạn

Cà rốt không chỉ là một loại rau củ thông thường trong bữa ăn hàng ngày mà còn là một siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng. Với nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ việc cung cấp vitamin và khoáng chất cho đến hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, cà rốt có vai trò quan trọng và lợi ích đa dạng trong chế độ ăn uống lành mạnh.
Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc hội thi 

giáo viên giỏi cấp Tiểu học trên địa bàn huyện Hoài Đức

Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc hội thi giáo viên giỏi cấp Tiểu học trên địa bàn huyện Hoài Đức

Ngày 06/3, Tại Trường tiểu học xã Yên Sở, huyên Hoài Đức, TP Hà Nội. Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc hội thi giáo viên giỏi cấp Tiểu học trên địa bàn huyện
7 loại trái cây giàu Enzyme

7 loại trái cây giàu Enzyme

Khám phá những loại trái cây giàu enzyme không chỉ giúp cân bằng hệ tiêu hóa mà còn có khả năng giảm mỡ nội tạng và tăng cường sức khỏe tổng thể. Từ dứa đến cherry, các loại trái cây này không chỉ là nguồn dinh dưỡng quý giá mà còn là bạn đồng hành trong hành trình giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng.
KA Beauty by Dr.T: Mời chào phẫu thuật xâm lấn và vấn đề an toàn trong dịch vụ thẩm mỹ

KA Beauty by Dr.T: Mời chào phẫu thuật xâm lấn và vấn đề an toàn trong dịch vụ thẩm mỹ

Xu hướng thẩm mỹ ngày nay đang ngày một được đề cao, nhất là việc can thiệp thẩm mỹ giúp thay đổi về ngoại hình, giúp chị em phụ nữ ngày một tự tin, xinh đẹp hơn. Tuy nhiên, hành trình làm đẹp ngoài tiêu chí về diện mạo thăng hạng, không thể bỏ qua tiêu chí về an toàn, đảm bảo kết quả thẩm mỹ cao.
Đánh giá hiệu quả của cấy chỉ trên bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Trà Vinh

Đánh giá hiệu quả của cấy chỉ trên bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Trà Vinh

Mục tiêu: đánh giá hiệu quả giảm đau của cấy chỉ trên bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Y Dược cổ truyền Trà Vinh.
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động