Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa y- dược trường đại học Trà Vinh

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng và một số yếu tố liên quan về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng nghiên cứu là Sinh viên năm 2, năm 3, năm 4 học khối ngành thuộc khoa Y- Dược trường Đại học Trà Vinh bao gồm ngành Y đa khoa và ngành Điều dưỡng..

Kết quả: tỉ lệ sinh viên có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền lần lượt là 63,8%, 81,7%và 87,9%.

Kết luận: nghiên cứu cho thấy cần phải nâng cao kiến thức của sinh viên về phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền để đảm bảo sinh viên có kiến thức tốt nhất trước khi đi thực tập lâm sàng.

Từ khóa : kiến thức, thái độ, thực hành, phơi nhiễm

Abstract

Objective: Determine the rate of knowledge, attitude, correct practice and some related factors on preventing and handling exposure to sharp objects in intravenous injection.

Methods: Cross-sectional descriptive study, the research subjects were 2nd, 3rd, and 4th year students studying majors in the Faculty of Medicine and Pharmacy at Tra Vinh University, including General Medicine and Nursing.

Results: The percentage of students with correct knowledge, attitudes, and practices on preventing and handling exposure to sharp objects in injection is 63.8%, 81.7%, and 87.9%, respectively.

Conclusion: Research shows that it is necessary to improve students' knowledge about preventing and managing exposure to sharp objects in intravenous injection to ensure students have the best knowledge before going to clinical practice.

Key-words: knowledge, attitudes, practices, exposure

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Phơi nhiễm do vật sắc nhọn là một trong những tai nạn nghề nghiệp xảy ra thường xuyên và phổ biến tại các cơ sở y tế trên thế giới và Việt Nam. Tại Việt Nam nhân viên thường xuyên thực hiện các kỹ thuật tiêm truyền có tần suất phơi nhiễm cao với tỉ lệ là 79,6% [10]. Phơi nhiễm do vật sắc nhọn có thể xảy ra nhiều hơn ở những đối tượng thiếu kinh nghiệm, mệt mỏi, mất tập trung, luôn trong trạng thái lo lắng và thường xuyên tiếp xúc với môi trường làm việc mới khẩn trương như sinh viên thuộc khối ngành khoa học sức khỏe [30]. Tổn thương do vật sắc nhọn có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe phổ biến nhất là viêm gan B, viêm gan C, virus gây suy giảm chức năng miễn dịch ở người [31][34]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hà tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2018, ghi nhận có đến 54,3% sinh viên và không biết đã tiêm vắc xin viêm gan B chưa, 32,6% sinh viên biết để dự phòng phơi nhiễm với vật sắc nhọn cần xử lý đúng kim truyền ngay sau khi sử dụng [8]. Qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy kiến thức về phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn của sinh viên còn rất nhiều hạn chế, điều này có thể gây ra hậu quả rất lớn đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng học tập của sinh viên. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa Y- Dược trường Đại học Trà Vinh’’.

II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Biện pháp phòng rủi ro do vật sắc nhọn cho NVYT [2]

Truyền thông trên các phương tiện thông tin công cộng về nguy cơ của tiêm và khuyến khích giảm số lượng mũi tiêm không cần thiết. Sử dụng thuốc bằng đường uống khi có thể, lấy bệnh phẩm tập trung để tránh lấy máu nhiều lần [2].

Loại bỏ mối nguy hại: Sử dụng các thiết bị thay thế không kim để nối các phần của hệ thống đường truyền tĩnh mạch, hoặc sử dụng các loại kim luồn an toàn (đã và đang được sử dụng ở một số cơ sở y tế). Tuy nhiên các dụng cụ này có thể có chi phí cao hơn, song nếu sử dụng nhiều thì giá thành sẽ hạ. Liên hệ thực tế để nhận dạng các thao tác thực hành tiêm có nguy cơ cho người bệnh và các thực hành có nguy cơ cho cán bộ y tế, hạ giá thành sản phẩm mũi kim an toàn bằng giá thành mũi kim thông thường để khuyến khích người sử dụng nhiều kéo theo giá thành sản phẩm hạ [2].

Đào tạo NVYT: cập nhật các kiến thức, thực hành tiêm an toàn và thận trọng khi làm các thủ thuật liên quan đến tiêm và xử lí các vật sắc nhọn khác [2].

Biện pháp kiểm soát thực hành: những người thực hiện các thủ thuật phải luôn luôn cảnh giác những nguy cơ tổn thương khi tiến hành các thủ thuật và các dụng cụ sắc nhọn.

2.2. Biện pháp xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền

Sơ cứu ngay sau phơi nhiễm.

Báo cáo người phụ trách và làm biên bản:

Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm

Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm.

Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm.

Tư vấn và điều trị sau phơi nhiễm

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên năm 2, năm 3, năm 4 học khối ngành thuộc khoa Y- Dược trường Đại học Trà Vinh bao gồm ngành Y đa khoa và ngành Điều dưỡng.

Tiêu chuẩn chọn: Sinh viên thuộc đối tượng nghiên cứu đã học qua môn Điều dưỡng cơ sở, môn Điều dưỡng cơ bản - Cấp cứu ban đầu, môn học Kiểm soát nhiễm khuẩn và đang thực hành lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang.

Tiêu chuẩn loại trừ: Sinh viên không có mặt tại cơ sở y tế trong thời gian nghiên cứu hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu.

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu: tại trường Đại học Trà Vinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang trong thời gian từ tháng 02/2021 đến tháng 04/2021.

3.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

3.4. Cỡ mẫu - kỹ thuật chọn mẫu

Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả:

Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa y- dược trường đại học Trà Vinh

Trong đó:

n: Cỡ mẫu tối thiểu cần thiết trong nghiên cứu

Z: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% (α=0,05) tương đương với Z (1-α/2)=1,96

tỉ lệ: P= 81% (tỉ lệ sinh viên có kiến thức đúng về phòng chống tổn thương do vật sắc nhọn trong thực hành lâm sàng là 81% [9]).

d: Sai số chấp nhận được tương ứng với độ tin cậy 95%, d=0.05

Nhóm nghiên cứu tính được 236 sinh viên, mẫu thu được là 240 sinh viên.

3.5. Phương pháp thực hiện

Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đa tầng. Các bước tiến hành gồm:

Bước 1: Phân chia mẫu làm 2 tầng:

Tầng 1: Sinh viên ngành Điều dưỡng năm 2, năm 3, năm 4 bao gồm 231 sinh

viên (trong đó có 108 sinh viên năm 2, 89 sinh viên năm 3, 34 sinh viên năm 4).

Tầng 2: Sinh viên ngành Y đa khoa bao gồm 689 sinh viên (trong đó có 320

sinh viên năm 2, 273 sinh viên năm 3, 90 sinh viên năm 4).

Bước 2: Chọn ngẫu nhiên 120 sinh viên tầng 1 và 120 sinh viên tầng 2.

3.6 Công cụ và biến số thu thập số liệu

Bộ câu hỏi khảo sát kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa Y- Dược được tham khảo từ đề tài nghiên cứu khoa học của thạc sĩ Điều dưỡng Nguyễn Thị Hà [8].

- Phiếu kiến thức có các câu hỏi từ 10 đến 34 (tổng là 24 câu) bao gồm 55 đáp án. Đánh giá mức độ kiến thức của sinh viên đạt điểm A(kiến thức đạt) khi sinh viên trả lời đúng từ 39 câu trở lên đạt từ 70% trở lên.

- Phiếu khảo sát về thái độ bao gồm 9 câu hỏi từ 35 đến 43. Nếu sinh viên đạt từ 7 điểm trở lên ( trên 70% ) được cho là thái độ tích cực, sinh viên dưới 7 điểm (< 70%) được cho là thái độ không tích cực.

Bộ câu hỏi khảo sát và đánh giá thực hành tiêm truyền về dự phòng phơi nhiễm với vật sắc nhọn được xây dựng dựa trên nội dung của quyết định số: 3671/QĐ - BYT ngày 27/9/2012”[3] và quyết định số 5771/BYT-K2ĐT ngày 30/08/2012 [3] [7] bao gồm 5 tiêu chí khảo sát sinh viên. Số điểm tối đa đánh giá thực hành là 10 điểm, sinh viên được cho là thực hành đạt khi có số điểm khảo sát đạt từ 7 điểm trở lên (≥ 70%).

3.7. Thu thập và phân tích số liệu

Sau khi thu thập, số liệu được làm sạch và nhập liệu bằng phần mềm Epi data phiên bản 3.1. Số liệu được phân tích bằng phần mềm Stata 13.

3.8 Đạo đức nghiên cứu:

Mục đích và nội dung được giải thích rõ ràng để đối tượng tự nguyện tham gia. Kết quả nghiên cứu sẽ không ảnh hưởng tới bất kỳ một kết quả xếp loại hoặc học tập nào của đối tượng tham gia nghiên cứu.

IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Đã có 240 sinh viên tham gia vào nghiên cứu, trong đó có 50% sinh viên học ngành Y đa khoa, 50% sinh viên học ngành Điều dưỡng, 83 sinh viên năm 2 chiếm 34,6%, 83 sinh viên năm 3 chiếm 34,6% và 74 sinh viên năm 4 chiếm 30,8%. Có đến 95,8% sinh viên được hướng dẫn học, đọc những kiến thức về phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2018 [8] là 96,8% ở nội dung hướng dẫn kiến thức phòng ngừa, 96,6% ở nội dung hướng dẫn kiến thức về xử trí và hoàn toàn khác biệt so với kết quả của Sehan A năm 2015 là tất cả sinh viên không được đào tạo về tổn thương do vật sắc nhọn [35].

Bảng 1. Thực trạng tiêm phòng vắc xin viêm gan B của đối tượng nghiên cứu

Thông tin

Phân loại

Số lượng

(N=240)

Tỉ lệ %

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B

Đã tiêm

191

79,6

Chưa tiêm

44

18,3

Không biết

5

2,1

Về thực trạng tiêm phòng viêm gan B, tỉ lệ sinh viên đã tiêm phòng viêm gan B là 79,6% cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Binita Kumari Paudel năm 2013 là 44% [36], cao hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hà năm 2018 là 45,7% [8] và thấp hơn kết quả nghiên cứu trên sinh viên y khoa của tác giả Saleem Taimur và các cộng sự năm 2010 là 90% [26]. Bộ Y tế khuyến cáo sinh viên học các khối ngành y cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B trước khi thực tập tại bệnh viện để bảo sức khỏe của bản thân [3].

4.2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa Y- Dược

Bảng 2. Kiến thức của sinh viên về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền

Nội dung

Trả lời đúng

Số lượng (N=240)

Tỉ lệ %

Kiến thức về các virus lây truyền qua đường máu thông qua vật sắc nhọn

Virus gây bệnh có thể lây truyền qua đường máu theo vật sắc nhọn (viêm gan B, C, HIV)

187

77,9

Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh (viêm gan B, C, HIV)

139

57,9

Kiến thức về thời điểm nhân viên y tế có thể bị tổn thương do vật sắc nhọn

Khi bẻ ống thuốc để lấy thuốc vào bơm kim tiêm

78

32,5

Trong lúc đâm và rút kim tiêm truyền cho người bệnh

231

96,3

Khi vận chuyển kim tiêm truyền đã sử dụng tới hộp an toàn

198

82,5

Trả lời đúng cả 3 ý trên

69

28,8

Kiến thức về sử dụng hộp an toàn

Hộp an toàn cần được đậy nắp kín và thay hộp mới khi đã chứa 3/4 hộp

115

47,9

Có thể tái sử dụng hộp an toàn bằng nhựa khi hộp nhựa được vệ sinh, khử khuẩn theo quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế

212

88,3

Kiến thức về xử trí vết thương và báo cáo sau khi phơi nhiễm với vật sắc nhọn

Xử trí vết thương

91

37,9

Báo cáo đúng người sau khi bị tổn thương với vật sắc nhọn trong quá trình thực hành lâm sàng

200

83,3

Kiến thức về đánh giá nguy cơ sau phơi nhiễm với vật sắc nhọn

Nguy cơ phơi nhiễm với kim dính máu đâm xuyên phụ thuộc vào loại kim và mức độ tổn thương của vết thương

180

75

Tìm hiểu xét nghiệm máu về VGB,VGC, HIV

170

70,8

Nếu ngay sau khi phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm đã dương tính với HIV/VGB/ VGC thì do bị phơi nhiễm

110

45,8

Nếu ngay sau khi phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm âm tính với HIV thì cần làm xét nghiệm kháng thể HIV sau 3 tháng

207

86,3

Đánh giá chung về kiến thức

Đạt (trả lời đúng 70%)

153

63,8

Chưa đạt

87

36,2

Trong tổng số 240 sinh viên tham gia nghiên cứu cho thấy có 77,9% sinh viên biết được cả 3 loại virus viêm gan B, viêm gan C, HIV đều có thể lây truyền qua đường máu theo vật sắc nhọn. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Rajiv Saini năm 2011 là 74% [37], thấp hơn nghiên cứu của Taimur Saleem năm 2010 là 85% [26].

Kiến thức về thời điểm NVYT có thể bị tổn thương do vật sắc nhọn cho kết quả trong tổng số 240 sinh viên chỉ có 28,8% sinh viên trả lời đúng cả 3 ý cho thấy kiến thức của sinh viên vẫn còn rất thấp. Kết quả này gần giống với kết quả nghiên cứu của thạc sĩ Điều dưỡng Nguyễn Thị Hà tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2018 là 15,8% [8]. Có thể là do sinh viên chưa là một người NVYT thực thụ, chưa được thực hành với tần suất cao nên chưa có khả năng nhận thức được thời điểm NVYT bị tổn thương vật sắc nhọn.

Liên quan đến vấn đề thu gom và xử lý rác thải y tế Bộ Y tế quy đinh hộp an toàn cần được đậy nắp kín và thay hộp mới khi đã chứa 3/4 hộp để bảo vệ an toàn cho người bệnh [5]. Trong nghiên cứu này chỉ có 47,9% sinh viên biết được điều này, kết quả này tương đương với nghiên cứu của sinh viên điều dưỡng tại trường Cao đẳng Y tế Hà Nội là 48,4% [8]. Khi bị tổn thương do vật sắc nhọn chỉ có 37,9% sinh viên có kiến thức xử trí vết thương đúng, kết quả không có sự khác biệt nhiều so với kết quả nghiên cứu tại trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang năm 2018 là 35,6% [12]

Đối với phần tổng hợp kiến thức chung về phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền cho thấy 63,8% sinh viên đạt, tỉ lệ này tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Phương Anh (2019) [11] và Nguyễn Thị Hà (2018) [7] với tỉ lệ lần lượt là 59,7% và 62,1%. Điều này cho thấy tỉ lệ sinh viên đạt về kiến thức phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn không cao bởi vì có sự khác biệt giữa lý thuyết các bạn được học và điều kiện thực tập tại khoa lâm sàng đã ảnh hưởng đến thói quen của các bạn khi thực hành.

Bảng 3. Thái độ của sinh viên về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn

Nội dung

Thái độ đúng

Số lượng

(N= 240)

tỉ lệ %

Đồng ý nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ tổn thương do kim tiêm truyền cho nhân viên y tế là do thực hiện tiêm an toàn

162

67,5

Đồng ý xử trí đúng vết thương ngay sau phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm với HIV,VGB,VGC

222

92,5

Đồng ý sau khi tiêm cho người bệnh mà bị kim tiêm đâm vào tay gây ra vết thương nhỏ thì không cần thiết báo cáo với người phụ trách/quản lý

196

81,7

Đồng ý sau khi tiêm cho người bệnh mà bị kim tiêm đâm vào tay, tâm lý người bị kim đâm rất sợ hãi và lo lắng bị lây nhiễm với HIV,VGB,VGC

225

93,8

Đồng ý cần được đào tạo thêm về kiến thức và kĩ năng về phòng và xử trí với vật sắc nhọn trong tiêm truyền

231

96,3

Đánh giá chung về thái độ

Tích cực ( ≥ 7 điểm)

196

81,7

Chưa tích cực (< 7 điểm)

44

18,3

Khi được hỏi về nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ tổn thương do kim tiêm truyền cho NVYT là do thực hiện tiêm an toàn thì có đến 67,5% sinh viên không đồng ý với ý kiến trên, tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà (2018) là 59,1%. Nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 96,3% sinh viên mong muốn được đào tạo thêm về kiến thức và kĩ năng phòng ngừa phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hà năm 2018 là 96,1% [8]. Có sự tương đồng này là do sinh viên nhận thấy kiến thức và kĩ năng xử trí khi bị tổn thương do vật sắc nhọn của mình còn hạn chế, kĩ năng lâm sàng còn kém trong khi đó nguy tổn thương do vật sắc nhọn có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi thực tập và các bạn cần được trang bị kiến thức nhiều hơn nữa nhằm bảo vệ bản thân mình.

Bảng 4. Thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên

Thực hành

Thực hành đúng

Số lượng ( N=240 )

tỉ lệ %

Thùng đựng vật sắc nhọn và thùng đựng chất thải sau tiêm đúng quy định

238

99,2

Bông gạc đúng quy định

233

97,1

Dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc

118

49,2

Không dùng tay đậy nắp kim tiêm

187

77,9

Nhặt kim bằng pen cho vào hộp an toàn

191

79,6

Đánh giá chung về thực hành

Thực hành đạt (7 điểm)

211

87,9

Thực hành chưa đạt (< 7 điểm)

29

12,1

Tỉ lệ sinh viên thực hành đạt trong tiêm truyền về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong nghiên cứu này là 87,9% tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Khánh năm 2018 có đến 89,5% điều dưỡng thực hành tốt trong dự phòng viêm gan B nghề nghiệp [13], cao hơn so với nghiên cứu tại trường Trung Cấp Y tế tỉnh Kon Tum năm 2016 là 54,4% [6]. Tuy nhiên chỉ có 49,2% sinh viên dùng gạc vô khuẩn bẻ ống thuốc, có đến 44,6% sinh viên không dùng gạc vô khuẩn để bẻ ống thuốc, hành động này rất dễ dẫn đến nguy cơ tổn thương vật sắc nhọn.

3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa Y - Dược

Bảng 5. Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với kiến thức phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền

Nội dung

Kiến thức (n, %)

Giá trị PR

CI

Giá trị p*

Đạt

Chưa đạt

Năm học

Năm thứ 2

49(59)

34(41)

1

Năm thứ 3

45(54,2)

38 (45,8)

0,92

0,7 - 1,2

0,532

Năm thứ 4

59 (79,7)

15 (20,3)

1,35

1,1 - 1,7

0,006

Yêu nghành đang học

Không

11 (36,7)

19 (63,3)

1,84

1,1 - 3,0

0,001

142 (67,6)

68 (32,4)

Ngành học

Điều dưỡng

54 (45)

66 (55)

0,55

0,4 - 0,7

<0,001

Y đa khoa

99 (82,5)

21 (17,5)

Khi tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với kiến thức phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn cho thấy có 82,5% sinh viên ngành Y đa khoa có kiến thực đạt cao hơn nhóm sinh viên ngành Điều dưỡng là 45%. Những sinh viên trả lời là yêu ngành học có tỉ lệ kiến thức đạt cao gấp 1,84 lần so với sinh viên trả lời là không yêu ngành (PR=1,84, p=0,001). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Vì vậy có mối liên quan giữa yếu tố ngành học và yêu ngành học với kiến thực phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn.

Nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên quan giữa năm học (sinh viên năm 4) với kiến thức phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền. sinh viên viên năm 4 có kiến thức đạt cao nhất chiếm 79,7%, trong khi đó sinh viên năm 2 lại có kiến thức đạt chiếm tỉ lệ 59% cao hơn sinh viên năm 3 chỉ chiếm 54,2%. Kết quả này tương đương với với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai Thơ năm 2015 khi sinh viên năm 3 lại có kiến thức về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn cao gấp 2,8 so với sinh viên năm 4, có ý nghĩa thống kê p < 0,05 [9].

Bảng 6. Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với thái độ phòng và xử trí phơi nhiễm

Nội dung

Thái độ(n,%)

Giá trị PR

Khoảng tin cậy

(CI)

Giá trị p*

Tích cực

Chưa tích cực

Năm học

Năm thứ 2

63 (75,9)

20 (24,1)

1

Năm thứ 3

69 (83,1)

14 (16,9)

1,09

0,9 - 1,3

0,251

Năm thứ 4

64 (86,5)

10 (13,5)

1,13

1 - 1,3

0,09

Yêu ngành học

174 (82,9)

36 (17,1)

1,11

0,9 - 1,4

0,207

Không

22 (73,3)

8 (26,7)

Ngành học

Điều dưỡng

88 (73,3)

32 (26,7)

0,81

0,7 - 0,9

0,0008

Y đa khoa

108 (90)

12 (10)

Kết quả cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thái độ tích cực giữa các nhóm sinh viên học ngành Y đa khoa và ngành Điều dưỡng. Trong đó sinh viên Y đa khoa có thái độ tích cực chiếm 90% cao gấp 0,8 lần so với sinh viên Điều dưỡng 73,3%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p<0,05. Điều này có thể do các bạn sinh viên Y đa khoa được học chuyên sâu về bệnh học nên các bạn sẽ có kiến thức và nhận thức tốt hơn so với các bạn sinh viên Điều dưỡng, đồng thời có thể kết quả kiến thức đạt về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn ở sinh viên Y đa khoa cao hơn Điều dưỡng do vậy sinh viên Y đa khoa sẽ có thái độ tích cực chiếm tỉ lệ cao hơn các bạn sinh viên học ngành Điều dưỡng.

Bảng 7. Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với thực hành phòng và xử trí phơi nhiễm

Nội dung

Thực hành

Giá trị PR

CI

Giá trị p*

Đạt

Chưa đạt

Năm học

Năm thứ 2

67 (80,7)

16 (19,3)

0,03

Năm thứ 3

74 (89,6)

9 (10,8)

Năm thứ 4

70 (94,6)

4 (5,41)

Yêu nghành đang học

188 (89,5)

22 (10,5)

1,16

1,0-1,4

0,043

Không

23 (76,7)

7 (23,3)

Ngành học

Điều dưỡng

107 (89,2)

13 (10,8)

1,02

0,9-1,1

0,552

Y đa khoa

104 (86,7)

16 (13,3)

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên có năm học càng cao thì tỉ lệ thực hành đạt càng cao. tỉ lệ sinh viên năm 2, năm 3, năm 4 có thực hành đạt lần lượt là 80,7%, 89,6%, 94,6%. sinh viên có thời gian thực hành lâm sàng nhiều sẽ có kỹ năng thực hành tốt hơn so với các bạn sinh viên có thời gian thực tập ngắn hơn. Nghiên cứu ghi nhận có mối liên quan giữa năm học với thực hành đạt về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền với p=0,03.

4. Kết luận

Dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sinh viên có thái độ tích cực về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền chiếm đến 81,7%, có 87,9% sinh viên thực hành đạt về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền. Tuy nhiên chỉ có 63,8% sinh viên có kiến thức đạt về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền do đó chúng tôi kiến nghị như sau: cần phải nâng cao kiến thức của sinh viên về phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền để đảm bảo sinh viên có kiến thức tốt nhất trước khi đi thực tập lâm sàng, thực hành và hướng dẫn các bạn sinh viên cách xử trí vết thương sau khi phơi nhiễm, hướng dẫn phương pháp bẻ ống thuốc an toàn cần được thực hiện, phương pháp xử lí kim tiêm truyền sau khi sử dụng, nguyên tắc sử dụng hộp an toàn.

[1]. Nguyễn Thúy Quỳnh, Dư Hồng Đức, Nguyễn Lệ Ngân, Nguyễn Phương Thùy. Thực trạng phơi nhiễm với máu, dịch của bệnh nhân và các yếu tố ảnh hưởng trong nhân viên y tế tại một số bệnh viện Việt Nam. Truy cập từ: https://moh.gov.vn/web/phong-chong-benh-nghe-nghiep/thong-tin-hoat-dong/-/asset_publisher/xjpQsFUZRw4q/content/thuc-trang-phoi-nhiem-voi-mau-dich-cua-benh-nhan-va-cac-yeu-to-anh-huong-trong-nhan-vien-y-te-tai-mot-so-benh-viet-viet-nam?inheritRedirect=false. [Ngày truy cập: 18/02/2021]

[2]. Ya-Hui Yang. The Effectiveness of a Training Program on Reducing Needlestick Injuries/Sharp Object Injuries Soon Graduate Vocational Nursing School Students in Southern Taiwan. Journal Occupational Health. 2007; 49(5):424-429.

[3]. Hala Gabr Mahmoud và các cộng sự (2013). Developing Proactive Protocol for Blood-borne and Body Fluids Infections Prevention among Students of Health Professional Colleges in King Khalid University. Journal of Education. 2013; 9(4): 38-49.

[4]. Nguyễn Thị Hà. Kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2018 [luận văn thạc sĩ], Trường Đại học Y học Hà Nội, 2019.

[5]. Bộ Y tế. Tài liệu đào tạo phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn, 2012.

[6]. Vũ Thị Thu Thủy. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ về phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều dưỡng trường đại học Y khoa Vinh năm 2018. Tạp Chí Khoa học Điều dưỡng. 2018; 1(2): 84–89.

[7]. Hani A. Nawafleh, Shalabia El Abozead, Muwafaq M. Al Momani, Heyam Aaraj. Investigating needle stick injuries: Incidence, knowledge and perception among South Jordanian nursing students. Journal of Nursing Education and Practice. 2018; 4(9): 59-69

[8]. Saleem Taimur. Knowledge, attitudes and practices of medical students regarding needle stick injuries. Journal of the Pakistan Medical Association. 2010; 60(2):151-156

[9]. Nguyễn Thị Mai Thơ, Nguyễn Cảnh Phú. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Vinh, năm 2015. Hội nghị khoa học – công nghệ tuổi trẻ các trường đại học, cao đẳng Y – dược Việt Nam lần thứ XVIII; 2016, 399-403.

[10]. Bộ Y tế, Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, 2012.

[11]. Mỵ Thị Hải (2016), Khảo sát vết thương do dụng cụ y tế sắc nhọn gây ra cho sinh viên điều dưỡng thực tập tại bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. [luận văn thạc sĩ], Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 2016.

[12]. Seham A. Abd El-Hay PhD1. Prevention of Needle Stick and Sharp Injuries during Clinical Training among Undergraduate Nursing Students: Effect of Educational Program. IOSR Journal of Nursing and Health Science. 2015; 4(4): 19-32.

[13]. Binita Kumari Paudel, Kanchan Karki, Leena Dangol, Arjun Mani Guragain. Incidence Of Needle Stick Injury Among Proficiency Certificate Level Nursing Students In Kathmandu, Nepal. International journal of scientific & technology research. 2013; 9(2): 277-281.

[14]. Bộ Y tế. Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 2011.

[15]. Nguyễn Tấn Tài. Thực trạng kiến thức, thái độ về phòng ngừa và xử trí chấn thương do vật sắc nhọn trong thực tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang năm 2018 và một số yếu tố liên quan.[luận văn thạc sĩ y tế công cộng]. Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội. 2018.

[16]. Nguyễn Phương Anh. Thực trạng kiến thức dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn của sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tạp chí khoa học điều dưỡng. 2020; 3(2): 93–100.

[17]. Nguyễn Thị Mỹ Khánh. Kiến thức thực hành phòng bệnh viêm gan B nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre năm 2018. Tạp chí Y học dự phòng. 2020; 6(30): 121-130.

[18]. Đặng Thị Thanh Thủy. Kiến thức, kỹ năng thực hành tiêm an toàn và một số yếu tố liên quan của học sinh trường Trung cấp Y tế tỉnh Kon Tum năm 2016. Đề tài cấp tỉnh, Kon Tum. 2016.

Tác giả:

Bùi Thị Kim Tuyến1 ,

Nguyễn Thị Ngọc Ngoan2 ,

Trần Thị Hồng Phương 3,

Sơn Thị Bích Tiền4,

Dương Đăng Khoa5

1,2,3,4Trường Đại học Trà Vinh

4Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh

5 Bệnh viện Sản – Nhi Trà Vinh

*Tác giả liên hệ: Bùi Thị Kim Tuyến

Cùng chuyên mục

Dự án Luật Phòng bệnh: Nâng cao chất lượng cuộc sống, vì sức khỏe cộng đồng

Dự án Luật Phòng bệnh: Nâng cao chất lượng cuộc sống, vì sức khỏe cộng đồng

Theo Bộ Y tế, Chính phủ đã nhất trí đưa dự án Luật Phòng bệnh vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025 với kỳ vọng sẽ khắc phục những bất cập, tồn tại của Luật hiện hành.
Người dùng BHYT cần biết: Danh sách cấp chuyên môn của 48 bệnh viện

Người dùng BHYT cần biết: Danh sách cấp chuyên môn của 48 bệnh viện

Bộ Y tế đã có kết quả đánh giá xếp cấp chuyên môn của 48 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. Trong đó, 4 bệnh viện được xếp cấp chuyên môn chuyên sâu mức kỹ thuật cao là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh Đa khoa Trung ương Huế và Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM.
Việt Nam ghi nhiều dấu ấn trong hiến, ghép tạng

Việt Nam ghi nhiều dấu ấn trong hiến, ghép tạng

Ngày 7/1, tại Hà Nội, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đã tổ chức hội nghị tổng kết mạng lưới hiến mô, tạng từ người chết não 2024 và định hướng phát triển 2025.
Sửa đổi, bổ sung quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế

Sửa đổi, bổ sung quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế

Ngày 6/1, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 1/1/2025 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế.
Bộ Y tế đề xuất mở rộng địa điểm cấm hút thuốc lá

Bộ Y tế đề xuất mở rộng địa điểm cấm hút thuốc lá

Mới đây, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo góp ý về mở rộng địa điểm cấm hút thuốc lá, in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh và xác định thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện gây tác hại cho sức khỏe con người đưa vào hàng cấm theo Nghị quyết số 173/2024/QH15 của Quốc hội.
Nhiều quy định mới về khám bệnh BHYT có hiệu lực từ năm 2025

Nhiều quy định mới về khám bệnh BHYT có hiệu lực từ năm 2025

Từ ngày 1/1/2025, một số quy định mới về bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Các tin khác

Triển khai quy định cấm thuốc lá mới như thế nào?

Triển khai quy định cấm thuốc lá mới như thế nào?

Bộ Y tế đã có Tờ trình xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ đối với các nội dung liên quan đến việc cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025.
Nghị quyết mới trong lĩnh vực y tế: Động lực phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe Thủ đô

Nghị quyết mới trong lĩnh vực y tế: Động lực phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe Thủ đô

Hà Nội tiên phong thực hiện các Nghị quyết y tế mang tính chiến lược, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện và nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Hội Nam Y Việt Nam: Hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa”

Hội Nam Y Việt Nam: Hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa”

Sáng 21/12/2024, tại Trường tiểu học & THCS Xanh Tuệ Đức (Hà Nội) Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức hội thảo sức khỏe “Sinh lý và Bệnh lý lão khoa” do TTND.GS.TS Trương Việt Bình - nguyên Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam - chia sẻ thông tin. Tham dự hội thảo có BS Nguyễn Hoàng Sơn- Phó Chủ tịch Hội Nam Y Việt Nam; Ths Nguyễn Văn Tài- Chánh Văn phòng Hội Nam Y Việt Nam... cùng đông đảo hội viên Hội Nam Y Việt Nam. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Sáng ngày 7/12/2024, tại huyện Yên Mỹ (tỉnh Hưng Yên), Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam (YDHCTVN) tổ chức Lễ dâng hương và báo cáo kết quả thừa kế di sản của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Không phân biệt hạng bệnh viện trong kê đơn thuốc BHYT

Không phân biệt hạng bệnh viện trong kê đơn thuốc BHYT

Từ 1/1/2025, các cơ sở y tế sẽ được sử dụng toàn bộ các thuốc trong danh mục BHYT phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Cần đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Cần đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần xem xét nhiều yếu tố khi đưa đồ uống có đường vào danh sách chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; nhất là có nhiều sản phẩm hàm lượng đường còn cao hơn trong nước giải khát.
Việt Nam làm chủ được nhiều kỹ thuật mới trong điều trị ung thư máu, huyết học

Việt Nam làm chủ được nhiều kỹ thuật mới trong điều trị ung thư máu, huyết học

Thời gian tới, ngành Huyết học - Truyền máu sẽ tập trung vào các kỹ thuật mới nhất mà khu vực và thế giới đang phát triển như: ghép tế bào gốc tạo máu, ghép tế bào gốc trung mô và các liệu pháp mới liên quan điều trị tế bào…
Thiền năng lượng rung động cộng hưởng: Giải pháp đột phá khai mở tiềm năng con người

Thiền năng lượng rung động cộng hưởng: Giải pháp đột phá khai mở tiềm năng con người

Thiền năng lượng rung động cộng hưởng (RVEM - Resonant Vibrating Energy Meditation) phá vỡ những rào cản về cách nhìn nhận con người, vượt lên trên những lăng kính hạn hẹp của y học, giáo dục hay xã hội. RVEM như một chìa khóa vạn năng, mở ra cánh cửa năng lượng nhất thể tiềm ẩn bên trong mỗi cá nhân, trao quyền cho họ chủ động tự huấn luyện, liên tục gia tăng tâm thế năng lượng đỉnh cao để sống mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược vừa được Quốc hội thông qua có 7 nhóm điểm mới cơ bản.
[E-Magazine] Ghép tạng ở Việt Nam: Thành tựu và giải pháp

[E-Magazine] Ghép tạng ở Việt Nam: Thành tựu và giải pháp

Hơn ba thập kỷ nỗ lực không ngừng, ngành y học Việt Nam đã đạt được những kỳ tích trong lĩnh vực ghép tạng, trở thành quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về số lượng ca ghép mỗi năm. Tuy nhiên, đi đôi với những thành công là thách thức: lớn nguồn tạng hiến còn rất hạn chế. Đây là vấn đề cần sự chung tay của cả cộng đồng để mở ra cánh cửa hy vọng cho hàng nghìn bệnh nhân.
Xem thêm
Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận

Ninh Thuận: Hội Nam y Việt Nam Công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận

Sáng 12/01, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Ninh Thuận và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Ninh Thuận, nhiệm kỳ 2024-2029.
Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng  lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Sóc Trăng: Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030

Sáng ngày 08/01/2025, tại Thành phố Sóc Trăng tỉnh Sóc Trăng, Chi Hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng đã long trọng tổ chức Đại hội Chi hội Nam Y tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, nhiệm kỳ 2025-2030.
Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Hội Nam y Việt Nam: Phát huy thành tích, đổi mới phương thức, tạo đà cho các hoạt động trong năm 2025

Ngày 30/12, tại khu du lịch Ao Vua (Hà Nội), Hội Nam Y Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ lần thứ VI nhiệm kỳ 2023-2027; Tổng kết công tác hoạt động năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.
Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân

Hợp tác phát triển nền y học cổ truyền dân tộc, chung tay chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngày 27/12, Hội nghị ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam với Hội Quân Dân y Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam giai đoạn 2025 – 2028 diễn ra tại Hà Nội.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam)  tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức Hội thảo chuyển đổi số

Chiều ngày 18/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo chuyển đổi số với chủ đề “Định hướng công tác chuyển đổi số tại Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời gian tới”.
Phiên bản di động