Kinh nghiệm điều trị chứng Nguyệt thủy quá đa bằng bài thuốc nam tại bệnh viện 30.4 Bộ Công an
Kinh nguyệt ra nhiều cơ năng Y học cổ truyền (YHCT) gọi là chứng Nguyệt thuỷ quá đa, trong dân gian thường gọi là Cường kinh. Đây là một biểu hiện rối loạn kinh nguyệt trong giai đoạn thay đổi sinh lý và gây ra tâm lý sợ hãi, sự mệt mỏi nhất định nhưng cơ thể vẫn tự điều chỉnh được. Cường kinh theo Y học hiện đại (YHHĐ) chỉ là một triệu chứng và không phải là một bệnh (không có mã ICD). Khi kinh ra nhiều mang tính chất bệnh lý có căn nguyên rõ ràng được gọi là bệnh rong kinh rong huyết. Theo điều tra dịch tễ của bệnh viện Hùng Vương (Thành phố Hồ Chí Minh), người bệnh kinh ra nhiều chiếm khoảng gần 60% ở độ tuổi dậy thì, khoảng 30% tuổi tiền mãn kinh, còn lại khoảng 10% nằm ở độ tuổi sinh hoạt tình dục. Tuổi dậy thì và tiền mãn kinh liên quan mật thiết đến hoạt động của hormon sinh dục không ổn định – còn gọi là giai đoạn đang thay đổi sinh lý. Trong khi đó vào độ tuổi sinh sản lại liên quan tới các biện pháp tránh thai (uống thuốc, đặt dụng cụ tử cung ...) và các bệnh lý thực thể (u, viêm vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng, tử cung, viêm sinh dục tiểu khung…).
Sách Nội kinh và Phụ đạo xán nhiên YHCT mô tả triệu chứng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường trong chứng “Nguyệt thủy quá đa”. Do rối loạn chỉ nhất thời ở giai đoạn thay đổi sinh lý nên chứng Nguyệt thuỷ quá đa đang là lợi thế điều trị của các phương pháp YHCT. Trong dân gian có nhiều cách để điều chỉnh sự rối loạn này, đặc biệt có những bài thuốc xét về mặt khoa học có cơ sở khách quan. Các vị thuốc trong dân gian rất dễ tìm, chế biến đơn giản hoặc dùng tươi đều có công dụng như nhau. Ưu điểm đặc biệt của các vị thuốc là thức ăn gần gũi hàng ngày nên ngoài mùi vị thơm, dễ kích thích thần kinh tạo hưng phấn có lợi cho điều trị, không gây dị ứng, cơ chế tác dụng của hoạt chất, hoạt chất tương tác thuốc và thải độc an toàn gần như tuyệt đối.
Kinh ra nhiều được gọi là Nguyệt thủy quá đa khi có các biểu hiện:
- Kinh nguyệt ra trong ngày khoảng 40 ml hoặc cả chu kỳ khoảng trên 120ml và dưới 200 ml và số ngày kinh không quá 7 ngày.Bệnh kéo dài thường trên 3 tuần kinh cơ thể tự điều chỉnh được, kinh sẽ ra số lượng trong giới hạn bình thường.
- Kỳ kinh ra nhiều gây ra sợ hãi, mệt mỏi, ảnh hưởng chất lượng sống. Tuy lượng kinh ra nhiều nhưng chủ yếu là lượng tân dịch (do tác dụng giữ nước của estrogen và corticoide) nên hồng cầu và hematocrit, hemoglobine không thay đổi, thời gian máu đông máu chảy trong giới hạn bình thường. Chính lý do này mà theo quan sát và biện chứng của y học cổ từ xa xưa gọi chứng bệnh là Nguyệt thủy quá đa (nước nhiều).
Sơ đồ chứng Nguyệt thủy quá đa |
- Cần chẩn đoán phân biệt: Khi có thiếu máu phải nghĩ đến chứng Băng trung lậu hạ (rong kinh rong huyết - thường là biểu hiện khối u cơ quan sinh dục và biến chứng thiếu máu). Cần phân biệt với chứng Băng kinh (kinh ra không cầm được, phải can thiệp cầm máu) và Băng huyết (máu tử cung ra không cầm được, thường gặp trong nạo phá thai hoặc sau đẻ tử cung không co hồi tốt (đờ tử cung)).
CÁC HỘI CHỨNG BỆNH CHỨNG THUỶ NGUYỆT QUÁ ĐA
Các Hội chứng bệnh Thuỷ nguyệt quá đa trong y mô tả văn cổ (Nội kinh, Phụ đạo xán nhiên và Nội khoa chuẩn thằng, Y Học Chính Ấn) và giáo trình dạy đại học trong nước (Đại học Y Hà Nội và Đại học Y Dược TPHCM) ghi nhận thường gặp 2 bệnh cảnh chính là Khí hư và Huyết thực nhiệt trên lâm sàng.
1. Khí hư
Triệu chứng:
+ Kinh đến sớm, lượng kinh nhiều. Sắc kinh nhạt loãng.
+ Người ăn ít nhanh mệt, nói nhỏ, thở ngắn. Sắc da trắng bóng.
+ Chất lưỡi hồng nhạt, rêu nhớt. Mạch hư nhược, vô lực.
Pháp trị: Bổ Thận khí, cố kinh
Bài thuốc cổ phương: Cố kinh hoàn.
Thành phần (8 vị): Lộc giác sương, Sa uyển tật lê, Khiếm thực, Liên tu, Long cốt, Ngải diệp, Can khương, Mẫu lệ nung
2. Huyết thực nhiệt
Triệu chứng:
+ Kinh sớm, lượng kinh ra nhiều, sắc kinh đỏ tía, kinh đặc, huyết cục, tanh.
+ Sắc mặt đỏ, môi khô đỏ, tình chí dễ giận, cáu gắt.
+ Đại tiện táo, tiểu đỏ, thích mát, sợ nóng.
+ Mạch hoạt sác, hồng thực, hồng hoạt.
Pháp trị: Thanh nhiệt lương huyết, cố kinh
Bài thuốc cổ phương: Tứ vật cầm liên thang gia giảm
Thành phần (8 vị): Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược gia thêm Cát căn, Hoàng cầm, Hoàng liên, Tri mẫu, Mẫu lệ.
BÀI THUỐC DÂN GIAN ĐIỀU TRỊ CHỨNG THUỶ NGUYỆT QUÁ ĐA
1. Cấu trúc bài thuốc
Từ thời Tuệ Tĩnh “Nam dược trị Nam nhân” trong dân gian dùng rất nhiều vị thuốc Nam và cho kết quả rất khích lệ. Các vùng Hưng Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Tây (cũ) vẫn đang lưu truyền hai bài Rễ sâm cau bổ Khí (thay thế bài Cố kinh hoàn) và bài Cỏ mực sài cúc cố kinh (thay thế bài Tứ vật cầm liên thang) trong điều trị chứng Thuỷ nguyệt quá đa.
1.1. Bài Rễ sâm cau bổ Khí
Thành phần (4 vị): Rễ sâm cau, Đinh lăng, Trinh nữ hoàng cung, Hương phụ. Nếu có vỏ sò ốc nung càng tốt (Mẫu lệ).
Mỗi vị 1 nắm (20-40g), rửa sạch sắc đặc uống ngày 1 thang. Hạn chế uống nhiều nước.
Hình ảnh vị thuốc Đinh lăng |
- Bài Cỏ mực sài cúc cố kinh
Thành phần (4 vị): Sài đất, Cúc hoa, Lá tre, Cỏ mực. Nếu có thêm vị Hoàng liên thì khả năng khỏi nhanh hơn.
Mỗi vị 1 nắm (20-40g), rửa sạch sắc đặc uống ngày 1 thang. Hạn chế uống nhiều nước.
Hình ảnh cây Sài đất |
Hình ảnh Cỏ mực |
- Cơ sở khoa học của bài thuốc dân gian chữa Thủy nguyệt quá đa
2.1. Bài Rễ sâm cau bổ Khí
2.1.1. Theo YHHĐ
Kinh ra nhiều bệnh cảnh Khí hư là hoạt động của hormon sinh dục khi thay đổi sinh lý chưa đạt được sự đồng bộ (thừa folliculin): lượng estrogen quá cao làm niêm mạc tử cung quá dày và giữ nhiều nước trong khi progesteron không đủ nên máu chảy ra lượng nhiều hơn bình thường. Tuổi dậy thì thường do quá trình phát dục hoạt động tuyến yên tiết nhiều folliculin. Tuổi tiền mãn kinh lại do có nhiều kỳ kinh không phóng noãn, lượng progesterone bị giảm. Như thế việc bổ sung thêm hormon điều hòa cân bằng estrogen và progesteron sẽ làm lượng kinh ra bình thường.
Các vị thuốc của YHCT bản chất chứa flavonoid là hormon thực vật có tác dụng bổ sung và bán hủy tốt, không tác động lên các thụ thể không mong muốn, không để lại bất cứ di chứng nào cho cơ thể. Nói cách khác: các flavonoid thực vật chỉ bổ sung đủ lượng để hormon của chính cơ thể người bệnh tác động lên thụ thể có hiệu lực dược lý, việc điều chỉnh chữa trị triệu chứng đạt hiệu quả cao.
Rễ sâm cau: Thành phần chính flavonoid, saponin, tanin, đường khử tự do, axit hữu cơ, tinh bột và chất béo có tác dụng thuốc bổ, chữa ho, đau bụng, lậu.
Đinh lăng: Thành phần chính alcaloid, glucozit, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B, axit amin có tác dụng: Bổ dưỡng, tăng lực, kích thích tiêu hoá, lợi tiểu.
Trinh nữ hoàng cung: Thành phần chính glucoancaloit, ancaloit có tác dụng chữa các trường hợp u xơ, ung thư cổ tử cung (đối với phụ nữ), u xơ, ung thư tiền liệt tuyến (đối với nam giới).
Hương phụ: Thành phần chính tinh dầu, tinh bột có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau sinh nở.
2.1.2. Theo YHCT
Giai đoạn thay đổi sinh lý là lúc Thận khí khởi đầu để Thiên quý tới (7x2 = 14 tuổi dậy thì) chưa ổn định, hoặc giai đoạn Thiên quý suy (7x6= 42 tuổi tiền mãn kinh) chuẩn bị kiệt (7x7 =49 tuổi mãn kinh) bước sang giai đoạn lão hóa của Thận. Chức năng Thận khí không đảm đương nổi, Thận chủ thủy (có tác dụng của corticoid tuyến thượng thận và androgen) nên cần phải bổ Thận khí. Mặt khác Thận thủy (cơ chế thể dịch) sinh Can mộc (cơ chế thần kinh) làm người bệnh sợ hãi sinh ra cáu gắt nên dùng vị Trinh nữ hoàng cung có tác dụng bình Can cố kinh. Các thuốc bổ Thận của YHCT đều có tác dụng tăng vững chắc xương (Thận chủ cốt) nên nếu bổ sung Mẫu lệ có thể gia tăng hàm lượng Ca++ cần thiết trong quá trình cầm máu kinh chủ động.
Các vị thuốc có tác dụng bổ Thận khí của YHCT
Rễ sâm cau: Tính vị quy kinh tính ấm, vị cay, hơi mặn quy kinh Can, Phế, Thận có tác dụng trị bổ thận, tăng khả năng cường dương
Đinh lăng: Tính mát, vị ngọt, hơi đắng, quy kinh: chưa có nghiên cứu; có tác dụng trị: Bổ khí thông huyết,
Trinh nữ hoàng cung: Tính vị đắng chát; có tác dụng trị hành huyết tán ứ, tiêu thũng giảm đau, thanh nhiệt giải độc, thông lạc hoạt huyết.
Hương phụ: Tính vị quy kinh vị cay, hơi đắng, ngọt, tính bình (hoặc ôn). Quy kinh: vào 2 kinh can và tam tiêu có tác dụng trị lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống, chữa khí uất.
Bài thuốc có tác dụng chung là Bổ Khí (làm lượng hormon thực vật cân bằng với lượng cần thiết làm kinh nguyệt ra giảm đi đáng kể). Tuy nhiên nhược điểm Hội chứng bệnh này thường phải vài chu kỳ kinh sự điều hoà này mới thực sự ổn đinh. So sánh các vị trong bài thuốc nam và bài thuốc Cố kinh hoàn: vị thuốc ít hơn (4 vị), dễ kiếm hơn, không cần bào chế và bảo quản.
2.2. Bài thuốc dân gian chữa Thủy nguyệt quá đa Huyết thực nhiệt
2.2.1. Theo YHHĐ
Huyết thực nhiệt là cách gọi cơ thể có ổ viêm nhiễm nhẹ, cơ quan miễn dịch cơ thể đáp ứng xử lý tốt nhưng vẫn có biểu hiện có tăng chuyển hóa cơ bản. Bệnh thường là một bệnh nhiễm trùng ngoài bộ máy sinh sản (nếu bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục trên được chẩn đoán là chứng Trưng hà (Sán hà), pháp điều trị khác hẳn). Ổ viêm có thể ảnh hưởng toàn thân về công thức máu (tăng sinh bạch cầu) hoặc IgE và huyết động học toàn thân (yếu tố viêm, tăng độ kết tập tiểu cầu, giãn mạch) nhưng không ảnh hưởng tới số lượng hồng cầu và thời gian đông máu. Sự tăng nhiệt này có ảnh hưởng đến vùng niêm mạc tử cung làm giãn mạch và huyết thanh bị xuất tiết nhiều hơn bình thường nên lượng kinh nhiều hơn nhiều hơn. Điều chỉnh cơ chế này YHHĐ dùng các thuốc kháng viêm đều có tác dụng chống kết tập tiểu cầu chống thoát huyết thanh qua vết thương hở. Vì thân nhiệt tăng nên thuốc cần phải có tác dụng vào trung khu điều hòa thân nhiệt.
Tất cả các vị thuốc Thanh nhiệt lương huyết của YHCT đều là những alcaloid có tính acid hạ thân nhiệt như aspirin hoặc acetaminophen chữa được chứng Phát nhiệt của YHCT (thực nhiệt). Để tăng tác dụng cần có tác dụng của hoạt chất flavonoid gốc corticoid chống viêm hoặc chất giải độc, chống kết tập tiểu cầu, tránh giãn mạch tăng thoát huyết thanh gây ra kinh nguyệt kéo theo nhiều nước. Các vị thuốc vừa có alkaloid vừa chứa flavonoid là những vị thuốc YHCT có tác dụng kìm khuẩn rất công hiệu.
Sài đất: Thành phần chính flavonoid, coumarin, tinh dầu có tác dụng: kháng viêm tấy ngoài da, ở xương khớp, ở răng, vú...thanh nhiệt, loại trừ độc tố.
Cúc hoa: Thành phần chính adenin, cholin, stachydrin, vitamin A, tinh dầu; có tác dụng chữa chứng nhức đầu, đau mắt, cao huyết áp, sốt.
Lá tre: Thành phần chính flavonoid có tác dụng chữa kinh nguyệt ra mãi không ngừng, chữa cảm phù, hạ sốt cấp tính.
Cỏ mực: Thành phần chính flavonoid, alkaloid có tác dụng co tử cung, cầm máu
2.2.2. Theo YHCT
Pháp điều trị bệnh cảnh Huyết thực nhiệt là Thanh nhiệt lương huyết cố kinh nghĩa là tà khí đã vào đến Dinh Huyết. Tà vào Dinh phận làm cho tân dịch hư thoát qua đường Xung Nhâm đang mở (đang trong tuần hành kinh), tạo chứng kinh ra nhiều, đỏ, tanh (thuỷ hoà kinh).
Bài thuốc dân gian có vị Lá tre chủ yếu Thanh tân.
Các vị Sài đất, Cúc hoa có tác dụng lương huyết khu tà.
Cỏ mực: Vị ngọt, chua, tính lạnh, quy kinh Can, Thận; Tác dụng lương huyết chỉ huyết, bổ Can Thận.
Bài thuốc có tác dụng chung là giảm lượng kinh tức thời như lượng kinh bình thường ngay sau khi uống thang đầu tiên phù hợp pháp điều trị như bài thuốc cổ phương. So sánh các vị thuốc nam và bài thuốc Tứ vật cầm liên thang: vị thuốc ít hơn (4 vị), dễ kiếm hơn, không cần bào chế, không bảo quản.
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHỨNG THUỶ NGUYỆT QUÁ ĐA TẠI KHOA YHCT BỆNH VIỆN 30.4.
Khảo sát hồi cứu trên 36 bệnh nhân đến chữa trị chứng Thủy nguyệt quá đa tại khoa YHCT bệnh viện 30.4 thu được kết quả sau:
Bảng: Số thu dung và thể bệnh điều trị bằng bài thuốc dân gian
STT | Hội chứng bệnh | Tuổi X ±SD | Tần số | Kết quả | |||
Khỏi | tỉ lệ | Không | Tỉ lệ | ||||
1 | Khí hư dậy thì | 17,3 | 24 | 24 | 100 | 0 | 0 |
Khí hư tiền mãn kinh | 48,2 | 08 | 7 | 87,5 | 1 | 2,5 | |
Khí hư tuổi hoạt động sinh dục | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
2 | Huyết thực nhiệt | 36,5 | 04 | 2 | 50 | 2 | 50 |
Tổng số | n= 36 | 33 | 91,7 | 3 | 8,3 |
Tiêu chí đánh giá bệnh nhân khỏi:
- Kinh nguyệt ra trong ngày dưới 40 ml hoặc cả chu kỳ dưới 120ml, số ngày ra kinh không quá 7 ngày.
- Huyết áp, Hồng cầu, Hemoglobin, TS, TC trong giới hạn bình thường.
Tiêu chí đánh giá bệnh nhân không khỏi:
- Kinh nguyệt ra trong ngày trên 40 ml, mệt mỏi, lo lắng hoặc sợ hãi.
- Phải điều trị bằng thuốc YHHĐ.
Nhận xét: Bảng trên ghi nhận số bệnh nhân tới khám chủ yếu tuổi dậy thì (66,7%) X ±SD = 17,3. Nhóm tuổi tiền mãn kinh thu dung chưa phù hợp tỉ lệ dịch tễ, có thể bệnh nhân có Hội chứng tiền mãn kinh và điều trị ở khoa khác. Nhóm tuổi hoạt động sinh dục không ghi nhận được trường hợp nào. Nhóm Khí hư chiếm 93,9 %, nhóm Huyết thực nhiệt chiếm 6,1% chứng tỏ bệnh Phát nhiệt thường được đi chữa căn nguyên gây sốt YHHĐ và thường không trùng với kỳ ra kinh. Trong nhóm Khí hư tuổi dậy thì tỷ lệ 66,7% cao hơn 60% điều tra dịch tễ của bệnh viện Hùng Vương có lẽ số bệnh nhân kinh ra nhiều trong thời kỳ tiền mãn kinh có chỉ định khám chuyên khoa sản nhằm loại trừ nguyên nhân gây rong kinh, rong huyết.
Kết quả điều trị bằng bài thuốc dân gian: khỏi đạt kết quả 91,7%. Nếu nghiên cứu trên cỡ mẫu nhiều hơn sẽ khảo sát so sánh được với kết quả điều trị bằng thuốc YHHĐ tại khoa sản cũng có thể đánh giá được độ tin cậy theo số liệu thống kê.
KẾT LUẬN
Điều trị chứng Nguyệt thủy quá đa bằng bài thuốc dân gian có hiệu quả khỏi đạt khá cao do chứng là rối loạn quá trình thay đổi sinh lý. Chứng thực thể Huyết thực nhiệt nếu là Thấp nhiệt Bào cung (viêm nhiễm tại buồng tử cung, ở cơ quan sinh dục và độ tuổi sinh sản) đều được điều trị theo chứng Trưng hà (Sán hà). Chứng thực thể Huyết thực nhiệt là viêm nhiễm ở cơ quan khác cũng cần phải theo dõi thông qua chỉ số sinh hoá và hoá sinh nhằm theo sát cơ chế bệnh sinh của YHHĐ mới không nhầm Thuỷ nguyệt quá đa với các bệnh khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ y tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sản phụ khoa. NXB Y học, Hà Nội.
2. Dật Danh bình giải, Tiến Thành dịch (2017). Hoàng đế Nội kinh Linh khu. NXB Hồng Đức, Hà Nội.
3. Đỗ Tất Lợi (2019). Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam. NXB Y học, Hà Nội.
4. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (TK XVII) (2001), Hải Thượng Y tông Tâm lĩnh. NXB Y học.
5. Nguyễn Đức Đoàn (2018). Nam Y Nghiệm Phương – NXB Y học, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Bay (2021). Bệnh học và điều trị Ngoại - Phụ khoa. NXB Y học, Hà Nội.
Tác giả:
Tô Phan Tấn Phát
Sinh viên Y5 YHCT 19
Nguyễn Thị Như Thuỷ
Thạc sĩ Bác sĩ Y học cổ truyền
Cùng chuyên mục
Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?
16:11 | 16/10/2024 Tư vấn
Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn
Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
15:57 | 01/08/2024 Tư vấn
Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?
13:52 | 04/07/2024 Tư vấn
Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
11:08 | 17/06/2024 Tư vấn
Vì sao đột quỵ khi ngủ?
14:40 | 12/06/2024 Tư vấn
Các tin khác
Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?
06:50 | 05/06/2024 Tư vấn
Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?
06:50 | 23/05/2024 Tư vấn
Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?
14:13 | 21/05/2024 Tư vấn
Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường
17:56 | 17/05/2024 Tư vấn
Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú
10:20 | 14/05/2024 Tư vấn
Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ
19:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường
07:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não
13:55 | 06/05/2024 Tư vấn
Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim
13:48 | 01/05/2024 Tư vấn
Điều trị dự phòng đem lại hy vọng cho người bệnh máu khó đông
16:50 | 30/04/2024 Tư vấn
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội