Mối liên quan thể bệnh viêm não do virus và bệnh cảnh Nuy chứng hậu ôn Kỳ hằng bệnh của Y học cổ truyền
Bệnh Di chứng viêm não do virus là bệnh tổn thương thực thể thần kinh trung ương do virus để lại hậu quả sau khi chấm dứt các giai đoạn cấp của bệnh truyền nhiễm. Gây ra bệnh viêm não có nhiều tác nhân khác nhau như vi rút, vi khuẩn, xoắn khuẩn, ký sinh trùng, đơn bào và thậm chí không phải nhiễm trùng như tai biến hoá chất, phóng xạ, thuốc điều trị hoặc một bệnh hệ thống nào đó và dĩ nhiên nguyên nhân khác nhau cũng để lại tổn thương khác nhau. Ở nước ta, viêm não do virus thường gặp nhất, đặc biệt nhóm virus gây viêm não Nhật Bản – JEV, chiếm đến 80% tổng số ca viêm não.
Mỗi loại virus có đường lây nhiễm và tuỳ vào số lượng độc tố của vi rút cũng như sức đề kháng của cơ thể người bệnh mà chúng tấn công vào loại thụ thể não nào nhất định. Bệnh cảnh giai đoạn cấp lây nhiễm hầu hết giống nhau (sốt cao, tăng áp lục nội sọ) nhưng tổn thương đích có khác nhau. Bệnh viêm não do virus khác các bệnh viêm não khác ở tổn thương trong nhân tế bào thần kinh, làm mất và bất hoạt dữ liệu thông tin hoạt động tính phản xạ có điều kiện. Bệnh cũng khác với bệnh bại não do không cung cấp đủ oxy và glucose cho mô não gây tổn thương đồng đều với tất cả các tế bào não (ví dụ như tổn thương vận động gây yếu liệt đối xứng cả hai bên), trong khi bệnh viêm não virus chỉ gây tổn thương cục bộ khu trú rải rác vùng thần kinh bị virus xâm nhập (chẳng hạn bệnh khu trú cục bộ, một bên của bó tháp).
Đường lây truyền và đích tổn thương
Nhóm vi rút arbo, nhóm lây qua vật chủ trung gian côn trùng (muỗi, bọ ve cắn đốt - như virus gây ra bệnh viêm não JEV): virus xâm nhập trực tiếp vào máu và vượt ngay được qua hàng rào máu não, gây ra các tổn thương tế bào thần kinh màng nhện và dưới nhện, bệnh cảnh chất xám tư duy, biểu hiện lâm sàng sa sút trí tuệ người lớn và trì trệ tâm thần ở trẻ em. Bệnh nặng có thể tấn công sâu hơn bên trong gây tổn thương thần kinh vận động trung ương (bó tháp, thể vân, bó gối, rối loạn tiền đình). Sốt cao là độc tố virus tấn công trung khu thân nhiệt không phải trực tiếp virus tấn công tế bào não, có thể để lại di chứng động kinh co giật.
Nhóm chủng vi rút như thuỷ đậu, herpes, sởi, quai bị là loại virus lây qua đường hô hấp (qua giọt bắn hoặc qua sự đụng chạm hít vào), lây qua đường tiêu hóa (tiếp xúc ăn uống và hành vi vệ sinh): virus xâm nhập gây ra rối loạn chức năng hô hấp hoặc tiêu hoá và đến giai đoạn kết thúc lui bệnh, virus tập trung về hạch cạnh sống hoặc lưu ký ở sừng sau tuỷ nhiều năm đến khi đủ điều kiện sẽ bùng phát ra bệnh mới. Tuy nhiên đa số trong thời gian lưu ký cơ thể người bệnh cũng sản xuất được kháng thể nên số lượng và hoạt lực của virrus bị thay đổi, chúng ít khi tấn công được lên não gây tổn thương; nhóm gây bệnh thứ phát này thường chỉ hướng đến mô thần kinh ngoại biên và cơ thể luôn đáp ứng bằng cách buộc chúng bị phát tán ra ngoài cơ thể, đa số phát tán ra ngoài da gây bệnh da liễu như zona, herpes….
Y học chứng cứ về viêm não do virus
Trong nghiên cứu được công bố ngày 16.12.2020, trên tạp chí Nature Neuroscience: ngay sau khi xâm nhập được vào máu, virus làm protein đột biến thành protein S1, gp120. Protein này kích thích tế bào tiết ra cytokine và các chất gây viêm tương thích để bám vào các được thụ thể vượt qua hàng rào máu não, tiếp sau đó là bám được vào thụ thể khác để chui lọt vào nhân tế bào thần kinh. Virus xâm nhậρ vào nhân tế bào gắn ngay vật liệu di truуền của mình vào chuỗi DNA tế bào, gây ngưng sao mã RNAm tế bào và chuyển vật liệu sang phục vụ sao chép mã virus được nhân lên. Như thế, tế bào thần kinh trở thành nhà máy sản xuất virus. Chính vì DNA của virus gắn vào DNA nhân thần kinh nên virus cũng không thể thoát sang nhân tế bào thần kinh khác chỉ trừ khi tế bào bị chết - bệnh lý luôn làm ngưng hoạt động tế bào thần kinh rải rác.
Trường hợp virus xâm nhập qua sợi trục: virus xâm nhập theo đường lây truyền khác sẽ nhờ hai loại protein vận động là dynein (tế bào biểu mô) để đi từ mô nhiễm đến sừng sau tuỷ sống; và kinesin (protein vận động hướng thần kinh) từ sừng sau tuỷ theo sợi trục rất dài mới xâm nhập được vào mô não. Thời gian hoạt động của của hai loại protein vận động này đủ làm cho hoạt lực virus giảm đi rất nhiều do trong thời gian đó cơ thể sản xuất kháng thể chống lại.
Đó là lý do viêm não qua hàng rào máu não gây tổn thương nặng nề hơn các virus lây qua đường sợi trục (hô hấp hoặc đường tiêu hoá).
Di chứng sau thời kỳ viêm não virus
Khi virus tấn công được vào mô não gây bệnh cảnh viêm não và để lại tổn thương thực thể chức năng không hồi phục gọi là di chứng. Nhóm virus tấn công sợi trục hướng thần kinh đa số để lại di chứng nhẹ do số lượng virus vào được nhân tế bào não ít, ít tế bào não bị huỷ hoại. Nhóm xâm nhập qua hàng rào máu não thường để lại di chứng nặng nề:
- Tri thức, tâm thần kinh: chậm phát triển tâm thần trẻ em; giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ ở người lớn; rối loạn cảm xúc, tác phong, tính tình và nhân cách; có thể thất ngôn, rối loạn ngôn ngữ.
- Vận động trung ương: tổn thương bó nào có bệnh cảnh rối loạn liệt trung ương bó đó.
- Toàn thân: động kinh cục bộ hoặc toàn bộ do độc tố gây sốt cao co giật.
Theo YHCT
Lý luận YHCT Nuy chứng hậu ôn kỳ hằng bệnh được xếp vào chứng Ôn bệnh do độc ôn Thử Thấp phát vào mùa Hạ gây ra. Bệnh truyền biến theo 4 giai đoạn Vệ, Khí, Dinh, Huyết. Giai đoạn độc ôn xâm phạm Vệ phận (ủ bệnh), thể hiện lâm sàng sốt cao khi vào đến Khí phận (khởi phát), nhưng vào tới Dinh phận của Não Kỳ hằng phủ thì tà gây ra được tổn thương di chứng (toàn phát) hại Tâm Thận thương Can; và nếu để tà vào Huyết phận tàn phá toàn bộ tạng phủ sinh ứ đàm che lấp tất cả các khiếu là ôn độc đã phát thành Dịch lệ, bệnh cảnh nặng nề và thường gây tử vong. Nếu bệnh xuất hiện lẻ tẻ không vào tiết thời bệnh mùa Hạ, tà ôn Thử Thấp ít độc nên bệnh chỉ vào đến Dinh phận, hiếm khi phát thành Dịch. Tóm lại, sau khi độc ôn Thử Thấp tấn công gây bệnh không còn giai đoạn truyền biến sẽ để lại tổn thương ở Não phủ Kỳ hằng bệnh cảnh yếu liệt trì trệ tâm thần kinh được gọi là Nuy chứng hậu ôn Não phủ Kỳ hằng bệnh. Kỳ hằng Não phủ không đảm bảo chức năng, thể hiện thần minh không sáng, nuy chứng bất toại, thậm chí ngũ trì. Các bệnh cảnh này được YHCT mô tả thường gặp trên lâm sàng:
- Thiên về âm hư (thiên về hư chứng): đêm nóng sáng mát, da thịt gầy róc, miệng họng khô, hết sốt mà không có mồ hôi, lòng bàn tay chân nóng và đỏ, đại tiện táo, nước tiểu vàng, môi lưỡi đỏ. Mạch tế sác.
- Nếu âm huyết hư sinh phong (thiên về thực chứng): kích thích quấy khóc, la hét, vật vã, phiền nhiệt, mất ngủ, chân tay co cứng, xoắn vặn, run giật hoặc co giật, chất lưỡi nhợt. Mạch huyền tế.
- Thiên về khí huyết hư (thiên về hư chứng): đàm nhiệt trở trệ mạch lạc, bế tắc tâm khiếu sinh đần độn, khó nói, chân tay co quắp, cứng hoặc liệt, không ngồi không đứng, không đi được, sắc mặt trắng nhợt, chất lưỡi nhợt hoặc tím. Mạch tế sáp.
- Bệnh cảnh của tà tàn phá Huyết phận gây Ngũ trì: thất ngôn, nghe kém, tinh thần mờ tối, phản ứng chậm chạp. Cử động không tự chủ. Nuốt thở khó khăn. Cứng khớp, cơ nhục mềm nhẽo. Có thể có cơn động kinh. Lưỡi thè rớt rãi, rêu nhớt. Mạch trầm sáp.
Mối liên quan giữa YHCT và YHHĐ
Vào đúng tiết thời bệnh mùa Hạ, chủ độc tà Thử Thấp nắng nóng mưa nhiều, mùa của côn trùng sinh sản phát triển mạnh mẽ mà virus truyền bệnh lại thông qua vật chủ trung gian này. Tuỳ theo loại virus mà đích tấn công có khác nhau: có chủng gây viêm não, có chủng gây viêm phổi, có chủng gây xuất huyết. Đích tấn công của ôn độc Thử Thấp chứng hậu Nuy chứng ôn bệnh là Kỳ hằng Não phủ. Đó là cách gọi độc ôn Thử Thấp - tác nhân là virus gây viêm não chỉ là một chủng loài virus theo YHHĐ. Nếu tiết thời bệnh không nắng lắm mưa nhiều hoặc không vào mùa Hạ thì độc lực ôn tà yếu khó xâm nhập vào Kỳ hằng Não phủ, đích thường là Phế (bệnh cảnh của hô hấp), Tỳ (bệnh cảnh của rối loạn tiêu hoá), khó phát dịch lệ (YHHĐ cho rằng virus truyền bệnh lẻ tẻ không tạo thành dịch vì hoạt lực virus không đủ mạnh).
Sau giai đoạn tấn công vào Dinh phận của Kỳ hằng Não phủ đén tuần thứ 2-6 thường bệnh lui dần để lại di chứng phụ thuộc vào Vệ khí và Chính khí (đáp ứng miễn dịch và sức khoẻ) của người bệnh:
- Do bệnh kéo dài làm âm dịch hao tổn, tinh huyết khô ráo, thủy không dưỡng được mộc, âm hư liên cập đến dương, làm khí huyết đều hư. Nhiệt thường hiệp với Thấp, Thấp bị nhiệt cô lại thành đàm gây bế tắc Tâm khiếu, trở trệ mạch lạc, sinh trì trệ, không nói, chân tay co cứng hoặc liệt.
- Do sốt cao kéo dài gây nên chứng Phong xù (động kinh di chứng sốt cao – tổn thương không hồi phục).
Bảng tóm tắt các thể bệnh YHHĐ và bệnh cảnh YHCT
STT | YHCT | YHHĐ | Tương thích | |
1 | Thể khí âm dương lưỡng hư (khí huyết hư) | Tâm thần kinh: Chậm phát triển tâm thần (và vận động ở trẻ em). Giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ. Rối loạn cảm xúc, tác phong, tính tình và nhân cách. | Giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ | Virus gây tổn thương trực tiếp tế bào dưới màng nhện |
Thất ngôn, rối loạn ngôn ngữ | Virus gây tổn thương trực tiếp tế bào thần kinh vùng Broca | |||
2 | Nuy chứng (bất toại) | Vận động: Giảm vận động nửa người hoặc tứ chi. Rối loạn trương lực cơ, run kiểu parkinson. | Can thận bất túc | Virus gây tổn thương trực tiếp tế bào thần kinh bó vận động (bó tháp, bó gối, bó thể vân, tiền đình) |
Tâm tỳ hư | ||||
Đàm thấp ứ trệ | ||||
3 | Ngũ trì | Hỗn hợp: nuy chứng, răng mọc chậm, tóc thưa, trí dục chậm, còi cọc | Tổn thương rải rác, bệnh nặng | |
4 | Thể âm hư sinh Phong | Toàn thân: Động kinh cục bộ hoặc toàn bộ. | Độc tố gây tổn thương trung khu thân nhiệt |
Bàn luận và Kết luận
Thông thường mỗi loại virus có đích khác nhau gây tổn thương mô trên não khác nhau: virus xâm nhập nhân tế bào thần kinh huỷ hoại nhân gây mất chức năng thần kinh trung ương, chúng sản xuất những độc tố (gangliosides GM1, GQ1b…) gắn vào reseptor gây tổn hại mô thần kinh nhất định. Tuỳ vào sức chống đỡ cơ thể, đáp ứng miễn dịch khi mắc và sự tự sửa chữa mô thần kinh của người bệnh mà biểu hiện ra các hôị chứng bệnh khác nhau. Việc phục hồi có kết hợp YHHĐ và YHCT ngày càng cần thiết và cấp bách.
Người ta nhận thấy hoạt động thần kinh dù bị chết não (nhân tế bào không còn hoạt động) nhưng khi trung khu sinh tồn còn hoạt động thì một phần mã thông tin vẫn được phát động ở các sợi nhánh theo quy trình đã lập trước đó. Lợi dụng đặc điểm này mà các chức năng thần kinh bị tổn thương phục hồi theo con đường tái lập hoạt động sợi nhánh nhờ các tế bào thần kinh có nhân không tổn thương trước khi sợi trục không còn hoạt động (liệt thực sự). Đường dẫn truyền phản xạ sợi trục càng được phục hồi sớm càng tốt, nhưng ở giai đoạn đang viêm thì việc phục hồi quá sớm lại có tác dụng ngược lại. Thời gian đủ dài một khi sợi trục không còn đáp ứng thì dù sợi nhánh liên kết tốt cũng không tạo ra một hoạt động tín hiệu thần kinh hiệu quả. Bản chất mô não là phospho lipide nên khi nhân thần kinh ngừng hoạt động nghĩa là các cửa trao đổi chất đóng lại tạo ra nhiều sản phẩm YHCT gọi là hoá đàm bít khiếu (gây ra u mê). Nhiều giả thuyết hiện nay khác trước đây (các nhà khoa học Trung Quốc) cho rằng mô thần kinh vẫn có sự tái tạo ra tế bào thần kinh với nhân mới, đặc biệt tế bào gốc tăng sinh ở hồi hải mã. Như vậy việc điều trị hậu quả nếu bắt đầu sớm có thể tái tạo được thần kinh thì không còn gọi là di chứng bệnh. Vấn đề y học chứng cứ Trung Quốc (dù chiết xuất chứng minh được hoạt chất có tên hoá học trong châm cứu và dùng thuốc: SDF-1. Ang- I, Ang- II, CCL- 2, FGF-2, OPCs…) nhưng vẫn chưa đưa ra được các chất tham gia vào tái tạo thần kinh có hàm lượng bao nhiêu, phối hợp với nhau thế nào và khả năng tái tạo được bao nhiêu tế bào thần kinh. Có thể các thể bệnh YHCT là sự phối hợp có thể giải thích được điều này. Thực tiễn chứng minh ngày càng phục hồi tốt cho các bệnh nhân bị di chứng não do virus dù tế bào thần kinh bị huỷ hoại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2020). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Quyết định số 5013/QĐ-BYT của Bộ Y tế V/v Ban hành 01/12/2020
2. Bộ Y tế (2013). Quy trình khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu. Quyết định 792/QĐ-BYT ban hành ngày 12/3/2013
3. Khoa Y học cổ truyền - Trường Đại học Y Hà Nội (2017). Nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học.
Tác giả:
Nguyễn Chí Thanh
Thạc sĩ Bác sĩ Y học cổ truyền
Giảng viên Khoa Y Học Cổ Truyền, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Trương Quốc Công
Sinh viên Y6, Khoa Y Học Cổ Truyền, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Cùng chuyên mục
Y học cổ truyền là gì, ngành Y học cổ truyền, khám y học cổ truyền là học và khám những gì?
16:11 | 16/10/2024 Tư vấn
Kết quả bất ngờ của công nghệ chụp đáy mắt màu với hệ thống SLO
21:52 | 09/08/2024 Tư vấn
Có cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu?
15:57 | 01/08/2024 Tư vấn
Hội chứng ruột kích thích cần xử trí như thế nào?
13:52 | 04/07/2024 Tư vấn
Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
11:08 | 17/06/2024 Tư vấn
Vì sao đột quỵ khi ngủ?
14:40 | 12/06/2024 Tư vấn
Các tin khác
Cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật?
06:50 | 05/06/2024 Tư vấn
Vì sao bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng "trẻ hóa"?
06:50 | 23/05/2024 Tư vấn
Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?
14:13 | 21/05/2024 Tư vấn
Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường
17:56 | 17/05/2024 Tư vấn
Giải pháp toàn diện trong tầm soát, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến vú
10:20 | 14/05/2024 Tư vấn
Tìm hiểu các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ
19:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường
07:00 | 09/05/2024 Tư vấn
Bí quyết “vàng” giúp cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não
13:55 | 06/05/2024 Tư vấn
Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim
13:48 | 01/05/2024 Tư vấn
Điều trị dự phòng đem lại hy vọng cho người bệnh máu khó đông
16:50 | 30/04/2024 Tư vấn
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024
06-10-2024 15:00 Hoạt động hội