Mới nhất Đọc nhiều

Một số vấn đề về thân thế và sự nghiệp đại Danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh

SKV – Từ trước đến nay đã có nhiều nghiên cứu về Tuệ Tĩnh trong các lĩnh vực Y học và Phật học. Các nhà khoa học đã tổ chức 3 cuộc hội thảo nghiên cứu về Danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh, tại Bệnh viện YHCT TW ở Hà Nội vào các ngày 19-9-1984, 17-11-1984 và 23-7-1986:

Có ý kiến Tuệ Tĩnh là nhân vật có thật hay chỉ là truyền thuyết ? Có đậu tiến sĩ năm 1374 và đi sứ nhà Minh không ? và Ông sống ở thế kỷ thứ X, XIV hay XVIII? …

Danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh.


1/ THÂN THẾ & SỰ NGHIỆP:
Tuệ Tĩnh là pháp danh của Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Hồng Nghĩa, biệt hiệu: Thận Trai hay Tráng Tử Vô Dật. Ông sinh năm 1330, thời vua Trần Dụ Tông (1341-1369), tại làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thái, phủ Thượng Hồng, Huyện Cẩm Giàng, trấn Hải Dương.

Lúc 6 tuổi, mồ côi cha mẹ, ở với nhà sư chùa Hải Triều, xã Hải Triều (tức chùa Giám ngày nay). Nhà sư cho ăn học ở chùa Keo (tức chùa Cổ Lễ – Thái Bình).

Khoa thi năm Giáp Dần (1374), niên hiệu Long Khánh (Trần Duệ Tông – 1336-1377), Ông đậu Đệ nhị giáp tiến sĩ, không ra làm quan mà ở lại Chùa thuộc hạt Giao Thủy và hạt Cẩm Giàng, Hải Dương để tu hành, theo nghề làm thuốc.

Tuệ Tĩnh phát động phong trào trồng thuốc Nam ở vườn Chùa, vườn Đền và ở gia đình. Với khẩu hiệu: “Nam dược trị Nam nhân” và viết sách thuốc để phổ biến cho dân chúng.

Ông rất được nhân dân tín nhiệm và quí trọng. Lúc đã ngoài 50 tuổi, vâng mệnh vua, Ông đi sứ sang Trung Quốc.

Tương truyền, Ông đã chữa khỏi bệnh sản hậu cho Tống Vương phi, vợ vua Thành Tôn (1403-1424) nhà Minh, nên được nhà Minh phong hiệu là “Đại Y Thiền Sư”, bị giữ lại làm việc tại Thái Y Viện và mất bên đó.

Hơn 200 năm sau, đến cuối thế kỷ 17, Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho , cùng quê với Ông ở làng Nghĩa Phú, đi sứ Trung quốc, tình cờ đọc được bia mộ của Tuệ Tĩnh. Mặt sau bia có ghi: “Đời sau có ai bên Đại Việt qua, nhớ cho hài cốt tôi về với”. Nguyễn Danh Nho can chữ trên bia về.

Tương truyền Bia chở về đến làng Văn Thái thì bị lũ lớn, thuyền lật, phải để bia lại, nhân dân cho rằng ngài muốn ngự tại đây, nên cho lập luôn đền thờ, gọi là đền Bia (nay là xã Cẩm Văn).

Sau đó ở các Chùa Giám (tức Chùa Hải Triều, nay ở xã Cẩm Vũ), Đền Thánh thuốc Nam (Đền Xưa, ở làng Nghĩa Phú, nay thuộc xã Cẩm Vũ) đều lập Đền thờ Tuệ Tĩnh. Nhân dân rất tin tưởng, hằng ngày có nhiều người từ các nơi đến xin thuốc. Các nhà sư cứ theo sách Ông trước tác để lại mà cho thuốc hay hướng dẫn nhân dân tự tìm thuốc, đem đến dâng lên Đền thờ để cầu xin sự linh ứng, rồi mang về dùng.

Từ khi lập Đền thờ, nhân dân đến “Đền Bia xin thuốc Thánh” ngày một đông. Có những thời kỳ rộ lên lời đồn “Tuệ Tĩnh hiển Thánh cho thuốc”. Nhân dân đến đông vô kể. Như năm 1846, thời vua Thiệu Trị, mỗi ngày nhân dân đến xin thuốc đông hàng ngàn người. Quan Tỉnh và nhân dân Hải Dương dâng sớ về triều đình Huế xin Vua phong Thánh cho Tuệ Tĩnh. Vua Thiệu Trị nói: “Tuệ Tĩnh là người thế nào mà được hàng ngàn người bái lạy” và “hạ chiếu cấm lễ bái, cho đục Bia, đem Bia bỏ tù”. Vào năm 1936, thời vua Bảo Đại, cũng rộ lên lần nữa, kéo dài 5, 6 năm. Sau do chiến tranh mới thưa dần. Hiện nay bia đã bị thất lạc. Xã Cẩm Vũ năm 1971 bị lũ lụt vở đê ngập nước, nên nhân dân di cư vào xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Bình (cách khoảng 7 Km), toàn bộ ngôi chùa Giám đồ sộ cũng được dời theo. Một số văn bia được dựng từ thế kỹ 17, 18 cũng được di dời về nơi mới.

2/ CÁC TÁC PHẨM VỀ Y HỌC CỦA TUỆ TĨNH

2.1 Bộ Nam Dược Thần Hiệu (Thuốc Nam hiệu nghiệm như thần):

Đây là bộ sách của Vương Thiện Trí, ở xã Liễu Chàng sưu tập, được Hoà Thượng Bản Lại ở chùa Hồng Phúc (Hà Nội) hiệu đính, bổ sung và lạc quyên khắc bản in vào năm Tân Tỵ, thời Cảnh Hưng (Lê Hiển Tông) nhà Lê (1761)

Nam Dược Thần Hiệu có 11 quyển.

Quyển đầu nói về 499 vị thuốc và 10 quyển sau nói về 10 khoa, với 3875 phương thuốc Nam, chữa trị cho 184 loại bệnh.

Các bệnh về trúng, bệnh về khí, bệnh về Huyết, bệnh có đau, bệnh không có đau, bệnh về các khiếu, bệnh nội thương, bệnh phụ khoa, bệnh nhi khoa, bệnh ngoại khoa. Có thêm phần cấp cứu và bệnh gia súc.

Mỗi khoa đều có nêu rõ nguyên nhân, bệnh lý, bệnh biến và phép chữa; với các phương thuốc cụ thể, bao gồm phép xông, chườm, chích lễ, đắp thuốc, tắm rữa, ăn uống, tiết chế… Sách được phòng tu thư huấn luyện Viện nghiên cứu Đông y dịch thuật và hiệu đính ra quốc ngữ, xuất bản năm 1960. Tái bản lần 2 năm 1972, tái bản lần 3 năm 1982 và Hội YHDT T.P Hồ chí Minh tái bản Tuệ Tĩnh toàn tập, năm 1990.

2.2 Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư:

(Sách dạy thuốc của thầy Hồng Nghĩa trước tác).

Đây là bộ sách cũng đã được chỉnh lý, bổ sung nhiều lần:

– Lần 1: Khi khắc bản in để ở chùa Hộ xá, Hạt Giao Thủy có tên là “Nam dược chỉnh bản”gồm: Nam dược quốc ngữ phú có 590 vị thuốc, do dật sĩ Lê Đức Toàn hiệu Pháp Thạnh ở Hoè Nhai, thành Đông Quan sao lục;

Trực giải thuốc Nam dược tính phú, có 220 vị thuốc; 13 phương gia giảm, có kèm Bổ Âm đơn, do Sơn Nam Hồng Cẩm cư sĩ (Họ Bùi ở Sơn Nam – Hà Nam Ninh) sao lục và tam thập thất truỳ pháp trị Thương hàn của Lão Mai Am soạn thể song thất lục bát (37 phương trị Thương hàn của Cung Đình Hiên trong Thọ Thế Bảo Nguyên, không dùng cổ phương của Trương Trọng Cảnh. Lão Mai Am có thêm Trùy pháp của Tuệ Tĩnh, như rượu, giấm, đất vách, nước bùn để lắn trong, nước gừng, nước cây tre non, nước lá ngãi diệp, nước rỉ sắc, đạm đậu sị… cho tăng thêm phần hiệu quả; Đây là nét độc đáo, là kinh nghiệm sử dụng phối hợp thuốc Nam Bắc của Ông cha chúng ta…). Có lẽ do nhà sách Liễu Chàng hiệu đính và khắc in.

– Lần 2: Vào năm 1717, nhà sách Liểu Chàng (Hải Dương) dâng cho Vương Thượng (Chúa Trịnh Cương-1709-1729) sách, “Nam Dược Chỉnh bản” đã in từ lâu, lưu truyền đến nay tiếng tăm vang dậy bốn phương (Lời Tựa của Thái Y viện và các quan nội phủ). Chúa Trịnh Cương thấy sách chữ khắc còn nhiều sai sót, (có nhiều dị bản) nên sai các quan Thái Y viện khảo đính kỹ lưỡng, sắp xếp và bổ sung thêm các phần: Y luận (Vạn kim thống nhất thuật – trích trong Vạn Bệnh Hồi Xuân của Cung Đình Hiền), tạng phủ và kinh lạc, phương pháp biện chứng luận trị, 37 phương thuốc gia truyền hiệu nghiệm của Hoàng triều ban bố, Như Ý đơn và Hồi Sinh đơn.

Sách được chia làm 2 quyển:

* Quyển Thượng gồm: Nam dược quốc âm phú, Trực giải thuốc Nam dược tính phú, Y luận, Tạng phủ và kinh lạc, Thương hàn cách pháp trị lệ (tức Thương hàn tam thập thất trùy của Lão Mai Am).

* Quyển hạ gồm: Thập Tam phương gia giảm, Phương pháp biện chứng luận trị, các phương thuốc gia truyền kinh nghiệm đã được chọn lọc mà Hoàng Triều ban bố, các đơn thuốc: Như ý đơn, Hồi sinh đơn, Bổ Âm đơn. Vương Thượng ban tên là “Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư” (Sách y học do Thầy Hồng nghĩa trước tác), giao cho nhà sách Hồng Liễu khắc in, truyền bá chung cho cả nước. (Nguyên bản hiện còn lưu tại Sở Văn hoá Hà Sơn Bình, bản chụp micro phim ở Viện Hán nôm AB231)

– Lần 3: Năm 1723, bộ sách “Hồng Nghĩa Giác Tư Y thư” in năm 1717 có lẽ còn nhiều sai sót, gây nhiều tranh luận, nên Vua Lê Dụ Tông cho các quan Thị nội phủ khảo đính lại và các quan Thái Y Viện tái kháo đính, vua Lê cho khắc bản in, cũng lấy tên là “Hồng Nghĩa Giác Tư Y thư”.(Quyển thượng AB288, quyển hạ AB306 thư viện Hán Nôm). Sách được phòng tu thư Huấn luyện Viện Đông Y dịch, Gs Lương y Nguyễn Sĩ Lâm chú thích, nhà xuất bản Y Học xuất bản 1978 tại Hà Nội.

3/ Y LÝ & Y ĐỨC:

3.1 Y Lý:

Lý lụận gọn gàng, xử phương đơn giản, chính xác.

Tuệ Tĩnh không câu nệ trong việc sử dụng thuốc Nam Bắc. Ông chủ trương “Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt.” và “Thiên thư riêng định cõi Nam, thổ sản khác nhiều đất Bắc”.

Ông nêu lên biện chứng khái quát về dược lý, hướng điều trị của 630 vị thuốc để chữa về ngoại cảm lục dâm; Về nội thương do thất tình, do ăn uống, do phòng dục, do lao lực; Về bệnh bên trong như trúng độc, uất khí, đờm, hỏa, tích… Tuệ Tĩnh nhận định: Việt nam khí hậu nóng ẩm, nên bệnh thiên về thấp nhiệt, đàm hỏa và thường thì chính khí hư yếu. Phép chữa: Thanh nhiệt, trừ thấp, tả hỏa, hoá đàm, công bổ kiêm thi.

Ông sử dụng tâm đắc “13 phương gia giảm” rút ra từ bộ “Thái Bình Thánh Huệ Dân Hòa Tể Cục phương” gọi tắc là Cục phương, (có 16.834 bài thuốc) của Thái Y Viện nhà Tống, in năm 1078, để chữa bệnh:

– Về ngoại cảm: Hương tô tán, Tiểu sài hồ, Thập thần thang, Bất hoán kim chánh khí tán.

Về nội thương: Nhị Trần thang, Bình Vị tán, Ô Dước thuận khí.

Về Ngoại cảm kèm nội thương: Ngũ Tích tán, Sâm Tô ẩm, Ngũ Linh tán

Bệnh về dương khí: Tứ Quân Tử thang, Huyền Vũ thang.

Bệnh về âm huyết: Tứ Vật thang, (Bổ Âm đơn).

Tất cả thuốc được dùng trong 13 phương gia giảm này chỉ có 35 vị thuốc

3.2. Y Đức:

“Thương dân bệnh tật chết chóc, lo giữ nước vững bền, trước phải tìm Thánh dược. Phải tìm thuốc chữa bệnh ở cây cỏ quanh mình, phổ biến một cách rộng rãi cho dân chúng biết và sử dụng”.

3.3.Về dưỡng sinh: Ông chủ trương: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần. Thanh tâm, qủa dục, thủ chân, luyện hình”.

– Bế tinh là bế tàng tinh khí. Sống có điều độ, không ăn chơi trác táng để gìn giữ tinh.

– Dưỡng khí là nuôi dưỡng chính khí. Không sân giận, rượu chè be bét, nói nhiều vô bổ để không bị tán khí.

– Tồn thần là bảo tồn nguyên thần. Khi tinh đầy, khí đủ sẽ sinh thần. Thần là tư tưởng ý thức cho đến tất cả các biểu hiện hoạt động của sinh mệnh. Thần có cơ sở vật chất của nó, như Linh Khu nói “Thần là tinh khí của đồ ăn uống” (Cố thần giả, thủy cốc chi tinh khí dã). Ba món này là báu vật của con người, đánh mất nó đồng nghĩa với đánh mất sức khoẻ, mất sự sáng suốt và cũng chính là tiền đề của bệnh tật.

– Thanh tâm là sự tinh khiết của tinh thần, là “Giữ lòng trongsạch cho thần được yên” như Lãn Ông nói trong Vệ Sinh Yếu Quyết. Thanh tâm chính là dừng lại, chỉ sống cho cái biết ban đầu, không tác ý, thêm bớt để được tĩnh lặng và trong sáng.

– Quả dục là ít dục vọng. Vạn sự vạn vật thay đổi không ngừng, cứ mỗi lúc mỗi mới. Người nhiều ham muốn, không biết “tri túc” giống như người khát nước phải uống nước mặn, không bao giờ nguôi cơn khát. Cuối cùng sẽ bị ngộ độc… Nên ít ham muốn là cách sống khôn ngoan.

– Thủ chân là giữ lấy chân nguyên, chân tính của mình. Con người sống trên thế gian như chiếc thuyền đi giữa đại dương, cần phải có la bàn hướng đạo. Nếu không sẽ bị lạc đường. Cũng như vậy, ta phải nương tựa một chân lý, một triết thuyết làm lý tưởng để sống có mục đích, ý nghĩa. Nếu ta xa rời đạo đức, chân lý ta sẽ bị các thói hư tật xấu lôi cuốn và vô tình làm mồi cho bọn cơ hội lợi dụng, thật đáng thương.

– Luyện hình là luyện tập thân thể. Tất cả mọi sự vật trong vũ trụ đều chuyển động, nếu ta thụ động là trái với qui luật tự nhiên, sống tĩnh tại, tất sẽ bị bệnh tật và sự đào thải. Thế nên luyện hình là một phương pháp tốt cho cả phẩm và lượng. Cơ thể có tráng kiện, tinh thần mới minh mẫn. Khó có sự sáng suốt, linh hoạt trong một cơ thể què quặt, bệnh tật. Trường phái Y Dược của Tụê Tĩnh, có những nét độc đáo, nỗi tiếng với những tuyên ngôn về Nam Dược, đề cao tinh thần dân tộc “tự túc, tự cường”.

II/ TUỆ TĨNH SỐNG THẾ KỶ XIV HAY TK.XVIII ?

– 1/ Năm 1992, đoàn nghiên cứu gồm các giáo sư đầu ngành của Viện khảo cổ, Viện Hán Nôm, Gs Dược học, Hội Đông y (GS Hà Văn Tấn, Gs Đỗ Tất Lợi, Gs Lương y Nguyễn Sĩ Lâm…) đến khảo sát Chùa Giám, Huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng thấy tấm bia Vĩnh Thịnh thứ 13 (1717) vẫn còn nguyên. Bia dựng cho “Sa môn Giác tính Tuệ Tĩnh thiền sư”, do học trò là “Sa Di Như Ứng” hiệu Tuệ Phái làm cho Thầy. Bia nói đến công đức dựng Chùa, đúc Tượng Quan Âm 24 tay vào năm 1711… Đoàn kết luận: Tuệ Tĩnh chỉ là một Ông sư, không đậu Tiến sĩ và còn sống vào năm 1717. Và sau đó Lương y Nguyễn Sĩ Lâm cũng nói rằng: Trong “Thương hàn tam thập thất truỳ” của Tuệ Tĩnh toàn là những tân phương của các đời sau. (Đào Hoa hiệu Tiết Am, viết Thương hàn Lục thư, thế kỷ 15, đời Minh. Trương Lộ (1617-1700), viết “Trương Thị Y Thông, đời Thanh. Cung Đình Hiền trong “Thọ Thế Bảo Nguyên” đầu TK17, đời Minh – Lương y Trần Sỹ Chú thích)… và Nguyễn Sĩ Lâm còn nói: “Chế độ thi cử đời nhà Trần, các tầng lớp con dân: Sĩ, nông, công, thương không được thi cử. Tuệ Tĩnh là một vị sư, mồ côi cha mẹ thì làm gì mà dự thi được để đậu Tiến sĩ…

– 2/ Năm 1994, các Ông: L.y Nguyễn Văn Bách, L.y Lê Trần Đức, Mai Hồng, L.y Nguyễn Thiện Quyến và L.y Phó Đức Thảo, công bố trên Nghiên cứu Lịch sử số 1/1994 rằng: Bia chùa GIám lập năm 1717 là của TUỆ TỊNH (2 chữ Băng và chữ Thanh), là một vị sư sống ở chùa Giám (1623-1713), có công xây chùa, dựng tượng, nhưng biệt hiệu là “Sa môn Chân An Giác Tính Thiền sư”. Không làm thuốc và cũng không đổ đạt Tiến sĩ. Còn TUỆ TĨNH sống ỡ TK14 (chữ Lập và Chữ Thanh), biệt danh Thận Trai, hiệu “Hồng Nghĩa đường Tráng Tử Vô Dật Thiền Sư”, như trong Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư đã ghi. Đoàn kết luận có 2 người: TUỆ TỊNH và TUỆ TĨNH khác nhau.

Đoàn nêu một số tư liệu dẫn chứng Tuệ Tĩnh sống thế kỷ XIV:

2.1 Theo sách “Đại Việt Lịch đại Đăng khoa lục” của Võ Duy Doãn biên tập năm 1654 và Lê Nguyên Trung tục biên năm 1845, hiện còn lưu giữ tại viện Hán Nôm, do Đ/c Mai Hồng dịch đăng trong lịch sử số 226/1986: Khoa thi năm Giáp dần, niên hiệu Long Khánh có tên Nguyễn Bá Tĩnh đậu đệ nhị giáp tiến sĩ. (Tra sách “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim có ghi: Năm Giáp dần (1374) niên hiệu Long Khánh tức Trần Duệ Tông (1372-1377), có tổ chức thi tiến sĩ, lấy 50 người. Như thế chứng tỏ Nguyễn Bá Tĩnh có sống thời Trần và đậu tiến sĩ.)

2.2/ Theo nghiên cứu của E.Gaspardone, nhà thư mục nổi tiếng người Pháp, đã viết trong sách “Thư Mục Việt Nam” (Bibliographie Annamite), đăng trong tạp chí của trường Viễn Đông Bác cổ năm 1934 thì “Tuệ Tĩnh sống vào thời Trần Duệ Tông (1372-1377) và có thể nói không qúa đáng rằng Tuệ Tĩnh là người sáng lập thật sự ra nghề thuốc Việt Nam, về sau Hải Thượng Lãn Ông là người tuyên truyền rất có hiệu quả cho nghề này.”

2.3 Theo tài liệu của Trần Duy Phác (1754-1834), khi làm trợ giáo tỉnh Hải Dương, Ông viết “Hải Dương phong vật chí” có nói: Tuệ Tĩnh tiên sinh, danh y ở xã Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng, chuyên dùng thuốc Nam chữa bệnh cứu người rất công hiệu, có chép sách “Dược tánh chỉ Nam” và “Thập Tam phương gia giảm” lưu truyền trong dân gian. (lưu tại thư viện khoa học số A.882). Như thế Nguyễn Sĩ Lâm dựa vào “37 phương Thương hàn” của Lão Mai Am để kết luận Tuệ Tĩnh sống ở thế kỷ 18 là chưa xác đáng…

III/ NHỮNG MINH CHỨNG TUỆ TĨNH SỐNG Ở THẾ KỶ 14:

1/ Chùa Giám đã được di dời, tu sữa nhiều lần:

Hiện nay mà dựa theo Bia ở Chùa Giám để xác định thời kỳ của Tuệ Tĩnh sống thí rất khó, vì Chùa Nghiêm Quang Tự (còn gọi Chùa Hải Triều, Chùa Yên Trang hay chùa Giám) đã được trùng tu nhiều lần, nhất là năm 1971 do lũ lớn nên phải dời từ xã Cẩm Vũ vào xã Cẩm Sơn và trong chữ Nôm, chữ viết dựa theo Âm đọc của người Việt, nên cú pháp thường rất phức tạp và không thống nhất, nên “Chữ Thanh với chữ Tranh”, “chữ Lập với chữ Thanh” hay “hai chữ Băng với chữ Thanh” cũng đều đọc là TĨNH cả. Không thể nói chữ trên bia này là Tĩnh hay Tịnh.

Còn nói “Tuệ Tĩnh là nhà sư, nên không thể dự thi được” vì chế độ thi cử của nhà Trần không cho con thứ dân đi thi thì có lẽ chưa chuẩn xác, vì:

Nhà Trần, Phật giáo là quốc giáo. Vua Trần Nhân Tông khi rời ngôi vị, lên làm Thái Thượng hoàng thì đi tu, được tôn là tổ của Thiền phái Trúc Lâm. Thành phần Tăng lữ rất được tôn kính trong xã hội; tầng lớp này không nằm trong “Sĩ, Nông, Công, Thương”. Thời kỳ này nhà Minh ở Trung Quốc cũng coi Phật giáo là quốc giáo. Chu Nguyên Chương, người sáng lập nhà Minh cũng xuất thân từ vị Sãi ở Chùa. Nhà Minh yêu cầu Đại Việt triều cống thầy Chùa, thầy thuốc và thợ giỏi. Nên việc Tuệ Tĩnh đậu Tiến sĩ, đi sứ, bị giữ lại cũng là điều dễ hiểu. Người xưa thường nói: “Thánh nhân nếu không ở cung đình thì chỉ ở nơi Bốc Y” (Cổ chi Thánh nhân, bất cư cung đình, tất bốc Y chi xứ). Nên thầy thuốc hay, đạo sĩ giỏi thì về địa vị xã hội cũng không kém gì quan lại triều đình.

Chùa Giám thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

2/ Xét nguồn gốc phương thang trong “Thập Tam Phương gia giảm”:

Năm 1713, nhà sách Liễu Chàng dâng lên Vương Thượng cuốn “Nam dược Chỉnh bản” đã được in và truyền tụng lâu đời, bản in để ở chùa Hộ Xá gồm có: “Nam dược quốc ngữ phú, Trực giải chỉ nam, Thập tam phương gia giảm” và “Thương hàn Tam thập thất trùy” là của Lão Mai Am soạn. Như thế, về phương thang Tuệ Tĩnh chỉ viết “Thập tam phương gia giảm”, nên ta chỉ truy nguyên các thang trong phần này để xác định niên đại của Tuệ Tĩnh sống; Còn 37 trùy pháp chữa thương hàn (37 phương có gia thêm vị thuốc sống như gừng, hành…) không phải của Tuệ Tĩnh. Trong “Mười ba phương gia giảm “ Ông sử dụng toàn cổ phương ở “Cục phương” của Thái Y Viện nhà Tống, in năm 1078. Không có tân phương của các thế kỷ 15 trở về sau, ví dụ như:

a/ “Bất Hoán Kim chính khí tán” là bài thứ nhất trong 13 phương, gồm có các vị: Thương truật, hoắc hương, hậu phác, bán hạ, trần bì, cam thảo, gừng, táo.

Từ thế kỷ 15 trở về sau, thang này được hiểu là “Hoắc hương chính khí”, gồm: Thương truật, hoắc hương, hậu phát, bán hạ, trần bì, chích thảo, khương, táo và đại phúc bì, tô diệp, kiết cánh, bạch phục linh, bạch chỉ. Có người lầm 2 phương này là một thì không đúng.

b/ “Đối Kim Ẩm Tử tức Bình Vị tán” là bài số 9 trong 13 phương. Tên bài thuốc ghi nguyên văn như trong Cục phương. Đời sau, Chu Đan Khê (1281-1358) trong “Đan Khê Tâm pháp” chỉ ghi “Bình Vị tán” mà không ghi “Đối Kim Ẩm Tử Tức Bình Vị tán”. (Gồm có các vị: Thương truật, hậu phác, trần bì, cam thảo, gừng). Vương Khẳn Đằng (1549-1613) trong “Chứng Trị chuẩn Thằng” nói “Đối Kim ẩm tử” là “Vi Linh tán”. Từ Thế kỷ 15 trở đi không ai nói đến “Đối Kim Ẩm Tử Tức Bình Vị Tán” nữa…

3/ Trong sách của Tuệ Tĩnh không nói đến học thuyết “Thủy Hoả” và không sử dụng phương Lục Vị, Bát Vị, Toàn Chân nhất khí:

Học thuyết này rất thịnh hành vào thế kỷ 18,19. Trong “Tứ Khố Toàn Thư” của nhà Thanh nói: “Phùng Triệu Trương là danh y có ảnh hưởng lớn đến các Y gia Việt Nam”. (Phùng Triệu Trương viết bộ Phùng Thị Cẩm Nan, 50 quyển, năm 1702, rất chú trong học thuyết Thủy Hỏa và lập phương Toàn Chân nhất khí). Hải Thượng Lãn Ông lấy “Phùng Thị cẩm nang” và “Cảnh Nhạc toàn thư” làm đề cương và Ông còn nói: “Không sử dụng Lục vị, Bát vị coi như mất đi một nữa của nghề làm thuốc” (Huyền Tẩn Phát Vi – Mục bàn về Thủy Hỏa). Nếu Tuệ Tĩnh sống ở Thế kỷ 18 thì không thể không biết đến học thuyết này và không thể không sử dụng các thang Lục vị, Bát vị, Toàn chân nhất khí, trong các tác phẩm của mình.

4/ Triều Vua Lê – chúa Trịnh rất coi trọng khoa bản, TUỆ TĨNH phải là người kiệt xuất như thế nào mới được tôn sùng đến như thế:

Năm 1717 và năm 1723 Vua Lê, Chúa Trịnh cho các quan Thị nội phủ và các quan Thái Y viện khảo đính, tái khảo đính 2 lần bộ “Hồng Nghĩa Giác tư y thư” và cũng cho in 2 lần, đủ thấy bộ sách này qúy và được tín nhiệm đến mức độ nào. Bộ sách khi dâng lên Vương Thượng có tên: “ Nam dược chỉnh bản”. Chứng tỏ bộ sách đã có từ lâu đời lắm rồi, nhưng tam sao thất bổn nên mới có sự chỉnh lý. Nếu Tuệ Tĩnh sống trong TK18 và là người không có khoa bản, không phải là người được dân chúng tôn thờ “như một vị Thánh” thì chắc chắn Vua Lê – Chúa Trịnh không tốn nhiều công sức đến thế. Nếu cần in sách về Y học để phổ biến cho dân chúng thì Thái Y Viện đủ sức làm, cần gì phải khảo đính, bổ sung nhiều lần bộ “Nam Dược Chỉnh bản” rồi cuối cùng Chúa Trịnh khẳng định: “Bộ Sách dạy thuốc của Thầy Hồng Nghĩa”. Ta cũng nên biết thêm rằng Hải Thượng là con quan Thượng thư Lê Hữu Mưu, bản thân Hải Thượng cũng đã từng đổ đạt, cầm quân và được Chúa Trịnh mời lên Kinh chữa bệnh cho Thế tử; Hải Thượng cũng hy vọng lần lên Kinh này để in bộ sách phổ biến cho mọi nhà; Nhưng bộ “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” không được Viện Thái Y nhà Lê quan tâm, ngó ngàng đến. (Tựa trong Thượng kinh ký sự).

5/ Trong sách “Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư” có nhiều câu:

– Tôi tiên sư kính đạo tiên sư. Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt. ( Nam dược quốc âm phú)

– Thiên thư riêng định cõi trời Nam. Thổ sản, khác nhiều đất Bắc. (Trực giải chỉ Nam phú)…

Đây là những câu gần như “tuyên ngôn độc lập trong Y Học”. Phải là một nhà Sư, vừa là thầy thuốc tầm cở, học rộng, đổ đạt cao, có uy tín sâu rộng trong quan trường và trong dân chúng đến mức độ nào thì mới dám nói những câu này, mà không sợ bị ghép tội “phạm thượng”. Người này ngoài Tuệ Tĩnh, nổi tiếng đến độ được đại diện triều đình nhà Trần đi sứ Trung quốc, thì còn ai khác nữa.

6/ Ở quê hương Tuệ Tĩnh, chỉ trong vòng khoảng 10 km, đã có 3 nơi thờ Ông: Đền Xưa ở thôn Nghĩa Phú, Đền Bia ở làng Văn Thái, Chùa Giám ở xã Cẩm sơn. Trong đó “Đền Bia” được dân chúng chiêm ngưỡng, sùng bái hơn cả. Việc lập “Đền Bia” cũng nói lên việc Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho mang Bia về là chuyện có thật. Không phải “Bia Đá Cổ ngoa truyền” như Thiệu Trị đã nói.

Trải qua gần 700 năm, tác phẩm mà Tuệ Tĩnh để lại, đã được chỉnh lý bổ sung nhiều lần, làm cho nó ngày càng thêm phong phú. Đây là bộ sách đầy đủ cả Lý, Pháp, Phương, Dược, nhưng tinh gọn, dễ áp dụng.

Bộ sách được Thái Y viện nhà Lê chỉnh lý bổ sung và Hoàng Triều ban bố cho sử dụng như một giáo trình Kinh điển. Riêng “13 phương gia giảm” là sự đúc rút kinh nghiệm của Tuệ Tĩnh trong việc sử dụng những bài thuốc hay thông dụng, chắc lọc từ bộ “Cục Phương” của Viện Thái Y nhà Tống, nếu chúng ta nắm được đầy đủ cũng có thể trở thành một lương y chân chính.

Với bộ sách “Nam Dược Thần Hiệu” và “Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư”, Tuệ Tĩnh xứng đáng được suy tôn là “Thánh Y của Việt Nam” và Trường phái Tuệ Tĩnh ngày càng được phát huy, phát triển mạnh mẽ. Hằng năm vào ngày rằm tháng hai, nhân dân ở quê hương Tuệ Tĩnh đều làm lễ kỷ niệm cho người và ngành Y tế đã có văn bản về việc tổ chức lễ kỷ niệm Tuệ Tĩnh vào ngày rằm tháng hai các năm chẵn.

TTND.GS.TS Trương Việt Bình – Chủ tịch Hội Nam Y Việt Nam

Cùng chuyên mục

Hoài Đức (Hà Nội): Chú trọng nâng cao đời sống công nhân, người lao động

Hoài Đức (Hà Nội): Chú trọng nâng cao đời sống công nhân, người lao động

Ngày 26/4, tại Hà Nội, UBND và Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức đã khai mạc buổi Lễ và Phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết’’.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em

Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.
Vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gây ra những bệnh gì, nguy hiểm không?

Vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gây ra những bệnh gì, nguy hiểm không?

Người nhiễm vi rút hợp bào hô hấp (RSV) có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, khò khè..., trường hợp nặng có thể gây suy hô hấp.
Bác sĩ khuyến cáo về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Bác sĩ khuyến cáo về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

ThS.BS Phạm Văn Dương - Khoa Nhi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: Trẻ em ít gặp bệnh lý dạ dày - tá tràng hơn người lớn, vì dạ dày trẻ chưa trải qua nhiều thử thách, tuy nhiễn vẫn có thể gặp viêm dạ dày cấp, mạn tính, viêm tá tràng cấp tính như ở người lớn.
Rối loạn lipid máu: nguyên nhân, biến chứng, điều trị  và phòng ngừa

Rối loạn lipid máu: nguyên nhân, biến chứng, điều trị và phòng ngừa

Rối loạn lipid máu (hay còn gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa mỡ máu) là tình trạng mất cân bằng một hoặc nhiều thông số lipid như cholesterol, LDL-C, HDL-C hay triglyceride. Tình trạng này có thể dẫn đến bệnh tim mạch và các biến chứng nguy hiểm khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả các thông tin về bệnh.
Kỳ nam, trầm hương có tác dụng dược lý gì?

Kỳ nam, trầm hương có tác dụng dược lý gì?

Trong rừng tự nhiên từ 1.000 đến 1.500 cây dó bầu mới có một cây có trầm và từ 10.000 đến 20.000 cây có trầm mới có một cây có kỳ nam.

Các tin khác

Nâng cao tay nghề, chất lượng quản lý đường thở

Nâng cao tay nghề, chất lượng quản lý đường thở

Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á và Việt Nam. Hội nghị WAAM 2024 diễn ra trong hai ngày 13-14/4, do Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Hồng Ngọc, Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, Liên minh Thế giới về Quản lý đường thở (WAAM) và tổ chức từ thiện Facing The World tổ chức.
Dấu hiệu viêm cơ tim mờ nhạt, người bệnh không nên chủ quan

Dấu hiệu viêm cơ tim mờ nhạt, người bệnh không nên chủ quan

Không ít người có cảm nhận thở mệt, đau ngực, buồn nôn nhưng lại chủ quan nghĩ mình mắc bệnh lý tiêu hóa hoặc mệt mỏi bình thường. Đến khi triệu chứng nặng lên nhập viện thì đã qua giờ vàng can thiệp nhồi máu cơ tim, người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng sau điều trị.
Gia tăng trẻ mắc ho gà, chuyên gia y tế khuyến cáo phòng tránh

Gia tăng trẻ mắc ho gà, chuyên gia y tế khuyến cáo phòng tránh

Bệnh ho gà có nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, lồng ruột, sa trực tràng, chảy máu nội sọ...
Phản xạ liệu pháp là gì?

Phản xạ liệu pháp là gì?

Phạn xạ liệu pháp là một liệu pháp tập trung vào việc tác động các lực khác nhau lên các điểm cụ thể trên bàn chân. Có rất ít nghiên cứu về phản xạ liệu pháp, nhưng người ta cho rằng các vị trí khác nhau của bàn chân có mối tương quan với một số vùng nhất
Loại thực phẩm tăng cường cho sức khỏe tuyến giáp

Loại thực phẩm tăng cường cho sức khỏe tuyến giáp

Trong tự nhiên có nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể hỗ trợ sức khỏe của tuyến giáp, như thực phầm giàu I-ốt, vitamin D, selen, chất chống oxy hóa và zinc...Đồng thời cũng có những thực phẩm nên tránh như thực phẩm chứa caffeine, thực phẩm chứa đường và thực phẩm xử lý...Việc chọn lựa thực phẩm phù hợp có thể đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện sức khỏe của tuyến giáp, đồng thời cũng nhấn mạnh vai trò của sự cân đối và đa dạng trong chế độ ăn uống lành mạnh.
Mô hình hỗ trợ người học của Trường Du lịch - Đại học Huế: Cánh cửa mở ra bầu trời mới

Mô hình hỗ trợ người học của Trường Du lịch - Đại học Huế: Cánh cửa mở ra bầu trời mới

SKV - Cánh cửa mở ra bầu trời mới đã giúp khám phá thêm tri thức, để rồi tôi có động lực, hành động. Và “đứa trẻ bắt đầu tập đi” trên con đường nghiên cứu khoa học ấy, từng bước hoàn thiện các bước của một nghiên cứu sinh ở Trường Du lịch - Đại học Huế.
Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa y- dược trường đại học Trà Vinh

Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên khoa y- dược trường đại học Trà Vinh

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng và một số yếu tố liên quan về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền.
Phát hiện nhóm máu có nguy cơ cao bị đột quỵ

Phát hiện nhóm máu có nguy cơ cao bị đột quỵ

Một nghiên cứu gần đây cho thấy nhóm máu có thể đóng một vai trò trong việc xác định nguy cơ đột quỵ.
Kinh nghiệm điều trị chứng Nguyệt thủy quá đa bằng bài thuốc nam tại bệnh viện 30.4 Bộ Công an

Kinh nghiệm điều trị chứng Nguyệt thủy quá đa bằng bài thuốc nam tại bệnh viện 30.4 Bộ Công an

Nguyệt thủy quá đa được Y học cổ truyền (YHCT) xếp trong chứng Nguyệt kinh thất điều do kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường (nhóm rối loạn số lượng kinh). Khi điều trị bằng các phương pháp YHCT cần hiểu rõ bản chất thực sự của các hội chứng bệnh YHCT mang bản chất theo Y học hiện đại (YHHĐ), lúc đó chẩn đoán và điều trị mang lại hiệu quả cao. Lý luận YHCT và YHHĐ có các triệu chứng vàng tương thích chặt chẽ, nên từ các triệu chứng vàng thể bệnh YHHĐ có thể chẩn đoán hội chứng bệnh của YHCT, từ đó đưa ra pháp trị và bài thuốc rất khách quan. Tại bệnh viện 30.4 Bộ Công an, việc chẩn đoán và điều trị bước đầu kết luận số bệnh nhân điều trị bằng thuốc nam khỏi đạt 91,7%.
Tác hại do lạm dụng thuốc giảm đau liều cao

Tác hại do lạm dụng thuốc giảm đau liều cao

Có tiền sử đái tháo đường, nhưng bệnh nhân thường xuyên uống Medrol liều cao khiến cơ thể gặp nhiều tác dụng phụ, rơi vào tình trạng suy thượng thận cấp và nhiễm trùng nặng.
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động