Nghiên cứu đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng
Việt Nam đã có vắc xin sốt xuất huyết VNVC tiêm gần 15.000 liều vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ em và người lớn |
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, có khoảng 4 tỷ người có nguy cơ nhiễm arbovirus (các virus lây truyền qua các động vật chân khớp) trên toàn thế giới và con số này ước tính sẽ tăng lên 5 tỷ vào năm 2050. Các trường hợp mắc sốt xuất huyết đã tăng vọt trên tất cả sáu khu vực của WHO và số ca mắc đã tăng gấp đôi mỗi năm kể từ năm 2021. Tính đến cuối tháng 8/2024, cả thế giới có hơn 12,3 triệu ca - gần gấp đôi so với 6,5 triệu ca được báo cáo trong cả năm 2023.
Sốt xuất huyết lưu hành ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là ở Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ và cũng đáng lo ngại ở châu Phi...
Nghiên cứu đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Ảnh minh họa. |
Do đó, Tổ chức Y tế thế giới đã khởi động Kế hoạch chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó chiến lược toàn cầu (SPRP) để giải quyết bệnh sốt xuất huyết và các loại arbovirus khác do muỗi Aedes truyền. Bằng cách thúc đẩy phản ứng phối hợp toàn cầu, Kế hoạch nhằm giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong do sốt xuất huyết và các bệnh do arbovirus khác do muỗi Aedes truyền như Zika và Chikungunya...
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến cuối tháng 9/2024, cả nước ghi nhận khoảng 80.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 12 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2023, số ca mắc giảm 15,5%, số ca tử vong giảm 14 trường hợp.
Trước đây, đỉnh dịch sốt xuất huyết tại Việt Nam thường xảy ra vào mùa mưa, từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm. Nhưng gần đây, tháng nào các cơ sở y tế cũng ghi nhận các ca bệnh, bao gồm cả các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra, nếu trước đây các ổ dịch thường tập trung tại khu vực miền Trung và Nam thì nay, sốt xuất huyết đã dần được ghi nhận ở miền Bắc. Thực trạng này cho thấy cần phải gia tăng nguồn lực và bổ sung biện pháp dự phòng sốt xuất huyết chủ động như tiêm chủng khi có vaccine.
Hiện Việt Nam lưu hành cả 4 tuýp virus Dengue, nhưng tuýp virus lưu hành chủ yếu là DENV-1, DENV-2. Trong năm 2023, tuýp DENV-2 chiếm 88%; năm 2024 tuýp DENV-2 chiếm khoảng 70%.
Tuýp DENV-2 thường liên quan đến các trường hợp mắc sốt xuất huyết nghiêm trọng và gây dịch cũng như là nguyên nhân lớn dẫn đến các ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết.
Các chuyên gia y tế cho biết, một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần trong đời với các tuýp virus khác nhau, thậm chí lần mắc thứ 2 có nguy cơ nặng hơn lần đầu.
Hiện tại, đã có vaccine Qdenga phòng bệnh sốt xuất huyết, thuộc danh mục vaccine được cấp phép lưu hành theo Quyết định 308/QĐ-QLD ngày 14/5/2024 của Cục Quản lý Dược, đang được tiêm dịch vụ tại Việt Nam.
Một số nghiên cứu vaccine trong nước và quốc tế cũng đang tiếp tục được phát triển và thử nghiệm để cung cấp thêm sự lựa chọn phòng, chống bệnh cho người dân.
Vaccine phòng, chống sốt xuất huyết - một vũ khí mới trong công tác phòng chống sốt xuất huyết nhằm làm giảm số mắc và hạn chế các trường hợp bệnh nặng phải nhập viện hoặc tử vong do sốt xuất huyết, góp phần đạt được mục tiêu chung là bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân.
Theo Cục Y tế dự phòng, việc đưa vaccine phòng, chống sốt xuất huyết vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng cần được thực hiện theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, đó là bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm có vaccine vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng, bảo đảm tiêm miễn phí cho người dân.
Tin liên quan
Ghi nhận trường hợp thứ 3 tử vong vì bệnh sốt xuất huyết.
09:34 | 19/10/2024 Sức khỏe
Khuyến cáo phòng, chống các dịch bệnh thường gặp khi mưa lũ, ngập lụt
10:38 | 24/09/2024 Sức khỏe
Huyện Cư M’gar tập trung phòng bệnh sốt xuất huyết
11:29 | 21/09/2024 Sức khỏe
Cùng chuyên mục
TP.HCM: Hướng tới chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030
11:15 | 04/12/2024 Sức khỏe
TP.HCM: Số ca mắc sởi tiếp tục gia tăng trong nhóm tuổi 10-14 và 6-9 tháng tuổi
11:15 | 04/12/2024 Sức khỏe
[Infographic] Lợi ích khi dùng mật ong vào buổi sáng
07:00 | 04/12/2024 Y tế 24h
Kon Tum: Tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng sâm Ngọc Linh
11:18 | 03/12/2024 Sức khỏe
Hiểu về đường dextrose: Công dụng và tác động đối với sức khỏe
09:58 | 03/12/2024 Nghiên cứu trao đổi
TP.HCM có 52.695 người nhiễm HIV được quản lý
09:52 | 03/12/2024 Sức khỏe
Các tin khác
Bác sĩ Lê Đình Hùng: Người nặng tình với Đông y Việt Nam
07:04 | 03/12/2024 Sức khỏe
5 mẹo tiết kiệm thời gian khi đi khám sức khỏe
22:08 | 02/12/2024 Sức khỏe
Bộ Y tế ban hành “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030”
15:40 | 02/12/2024 Sức khỏe
Bổ sung vitamin A vì sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ
15:40 | 01/12/2024 Sức khỏe
[Infographic] Nên ăn trứng vào buổi sáng hay buổi tối?
06:40 | 30/11/2024 Sức khỏe
TP.HCM cấp cứu 300 ca đột quỵ trong 9 tháng
22:28 | 29/11/2024 Sức khỏe
Kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh
15:17 | 29/11/2024 Sức khỏe
Mùa đông ăn gì để giữ ấm cơ thể hiệu quả?
14:30 | 28/11/2024 Khỏe - Đẹp
[Infographic] Những lợi ích tuyệt vời của táo đỏ
06:30 | 28/11/2024 Khỏe - Đẹp
Thiền năng lượng rung động cộng hưởng: Giải pháp đột phá khai mở tiềm năng con người
21:31 | 27/11/2024 Thông tin đa chiều
Hội Nam Y Việt Nam tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 50 năm ngày mất cố Lương Y Nguyễn Kiều
4 ngày trước Hoạt động hội
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế
12-11-2024 10:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình
21-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)
12-10-2024 00:00 Hoạt động hội