Mới nhất Đọc nhiều

Những ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc được lợi gì?

Những ngân hàng tham gia tái cơ cấu, tiếp nhận các ngân hàng thuộc diện chuyển giao bắt buộc, bên cạnh việc mở rộng quy mô mạng lưới một cách nhanh chóng, được kỳ vọng sẽ có động lực tăng trưởng tốt hơn do được cấp “room” tín dụng cao hơn các ngân hàng khác.

Trong báo cáo gửi Ủy ban Kinh tế Quốc hội cuối tháng 4/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt. Trong số 4 ngân hàng nói trên, có 3 ngân hàng được Nhà nước mua lại 0 đồng gồm Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank) và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank). Ngân hàng còn lại là Đông Á Bank. Theo NHNN, cơ quan này đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện các nội dung tiếp theo để trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng này theo trình tự, thủ tục quy định. Như vậy, có thể thấy quá trình chuẩn bị cho phương án tái cơ cấu các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt sắp hoàn tất và bước vào giai đoạn triển khai.

Báo cáo của NHNN không nêu tên “các bên liên quan”, nhưng tại các kỳ đại hội đồng cổ đông vừa qua, nhiều ngân hàng đã lên tiếng xác nhận đang chuẩn bị phương án nhận chuyển giao các tổ chức tín dụng yếu kém. Cụ thể, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết Vietcombank đã xây dựng xong phương án nhận chuyển giao tổ chức tín dụng yếu kém và trình lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chờ phê duyệt. Trong khi đó, ông Ngô Chí Dũng – Chủ tịch HĐQT VPBank – cũng xác nhận VPBank là một trong 4 ngân hàng tham gia vào tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, nhận chuyển giao bắt buộc. Hai ngân hàng còn lại là MB và HDBank cũng cho biết đã đề xuất phương án tiếp nhận ngân hàng thuộc diện chuyển giao bắt buộc với các cơ quan chức năng.

Có một điểm chung để bốn ngân hàng trên được chọn tham gia vào tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, đó đều là những ngân hàng “khỏe” và có tham vọng lớn. Vietcombank, MB hay VPBank hiện đang nằm trong nhóm những ngân hàng có quy mô vốn lớn và bảng cân đối tài chính lành mạnh. Cuối tháng 3 vừa qua, VPBank đã hoàn tất thương vụ phát hành riêng lẻ 15% vốn điều lệ cho Ngân hàng SMBC của Nhật Bản, thu về gần 36 nghìn tỷ đồng, bổ sung đáng kể nguồn tiền cho các hoạt động kinh doanh cốt lõi và tăng hệ số an toàn vốn của ngân hàng.

Những ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc được lợi gì?

Việc tiếp nhận chuyển giao bắt buộc có thể khiến các ngân hàng bước đầu phải san sẻ nguồn lực hỗ trợ, nhưng theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành, điều này sẽ mang lại cho các ngân hàng những lợi ích rất lớn nhằm hiện thực hóa những kế hoạch tăng trưởng táo bạo trong tương lai.

Trước mắt, các ngân hàng yếu kém sẽ được hoạt động độc lập, tức là kết quả kinh doanh hay những khoản nợ xấu của ngân hàng bị chuyển giao bắt buộc sẽ không hợp nhất vào báo cáo tài chính của ngân hàng tiếp nhận. Trong khi đó, mạng lưới hoạt động của ngân hàng sẽ mở rộng hơn, quy mô lớn hơn sẽ tăng khả năng tiếp cận phục vụ thị trường sâu rộng hơn. Điều này đặc biệt quan trọng với các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân, vốn ra đời sau và vẫn thua kém các ngân hàng quốc doanh về mạng lưới hoạt động và khả năng tiếp cận khách hàng.

Nhưng lợi ích lớn hơn, giúp các ngân hàng có động lực mở rộng hoạt động kinh doanh chính là một số hỗ trợ ưu tiên từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng cao rất có giá trị trong bối cảnh “room” cho vay của nhiều ngân hàng bị hạn chế, trong khi nhu cầu vay vốn để phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh vẫn được dự báo tăng cao trong thời gian tới.

Đơn cử như VPBank, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng riêng lẻ VPBank trong năm 2022 đạt xấp xỉ 30%, thuộc nhóm cao nhất ngành ngân hàng. Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS), việc nằm trong nhóm 4 ngân hàng tham gia phương án tái cấu trúc một ngân hàng yếu kém giúp cho tổng hạn mức tín dụng được cấp của VPBank thuộc nhóm cao hơn trung bình ngành, là động lực chính giúp tổng thu nhập từ lãi của nhà băng này lần đầu vượt 40 nghìn tỷ đồng.

“Chúng tôi kỳ vọng với đà tăng trưởng tín dụng tốt trong năm 2022 và động lực từ việc tiếp nhận chuyển giao bắt buộc sẽ mở ra cơ hội được cấp hạn mức tín dụng cao trong năm 2023 cho VPBank,” VCBS nhận định trong một bản báo cáo phân tích về VPBank mới đây, đồng thời nhấn mạnh với mô hình hoạt động hiệu quả, năng động và vốn chủ sở hữu thuộc top đầu ngành cũng sẽ là những yếu tố quan trọng giúp VPBank đạt lợi nhuận ở mức tỷ USD trong năm nay.

Trong kế hoạch trình bày tại đại hội đồng cổ đông 2023, Ban lãnh đạo VPBank đã đưa ra một bản kế hoạch kinh doanh khá mạnh bạo, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 33%, gần 636.000 tỷ đồng trong năm nay và tăng trưởng huy động 41% với hơn 518.000 tỷ đồng. Ở tầm nhìn dài hơn, ngân hàng này đặt mục tiêu tăng trưởng trung bình hàng năm trong 5 năm tới lên tới 36% ở nhiều tiêu chí, như tín dụng 35%, huy động khách hàng 36%, lợi nhuận trước thuế 31% và vốn chủ sở hữu 25%.

Đại diện ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, kế hoạch tăng trưởng trong 5 năm tới của ngân hàng không hề viển vông, mà đã được tính toán cẩn thận dựa trên nhiều yếu tố, trong đó bao gồm cả yếu tố tiếp nhận một ngân hàng thuộc diện chuyển giao bắt buộc.

Minh Thiện

Cùng chuyên mục

HDBank tăng trưởng mạnh quý đầu năm, kế hoạch tăng vốn lên hơn 35.000 tỷ đồng

HDBank tăng trưởng mạnh quý đầu năm, kế hoạch tăng vốn lên hơn 35.000 tỷ đồng

Quý I/2024, Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank, mã: HDB) thu về 4.028 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 47% so với cùng kỳ. Năm 2024, HDBank lên kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm hơn 6.025 tỷ đồng, lên 35.101 tỷ đồng thông qua phát hành trả cổ tức tỷ lệ 30% gồm tiền và cổ phiếu.
3 kịch bản điều hành giá

3 kịch bản điều hành giá

Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá Quý I và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024.
NHNN đề nghị các bộ ngành phối hợp quản lý hiệu quả thị trường vàng

NHNN đề nghị các bộ ngành phối hợp quản lý hiệu quả thị trường vàng

Lãnh đạo NHNN vừa ký loạt văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý thị trường vàng.
Loạt ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, cổ đông chuẩn bị đón tin vui

Loạt ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, cổ đông chuẩn bị đón tin vui

Năm 2024, tổng số tiền mà các ngân hàng dự kiến dùng để chi trả cổ tức tiền mặt lên tới khoảng 26.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vẫn có số ít ngân hàng không có kế hoạch chia cổ tức tiền mặt lẫn cổ phiếu.
Thủ tướng: Cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng

Thủ tướng: Cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong các giao dịch mua, bán vàng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP ngày 11/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.
Hơn 2.300 tỷ đồng trái phiếu "chảy về" MB chỉ trong hai tuần

Hơn 2.300 tỷ đồng trái phiếu "chảy về" MB chỉ trong hai tuần

Từ ngày 27/3 đến 8/4/2024, ngân hàng MB đã phát hành 6 lô trái phiếu, huy động thành công 2.350 tỷ đồng. Trước đó, trong năm 2023, MB phát hành tới 12 lô trái phiếu, huy động 3.449 tỷ đồng.

Các tin khác

Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt 3,8% quý 2/2024

Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt 3,8% quý 2/2024

Khảo sát cho thấy, các TCTD kỳ vọng dư nợ tín dụng toàn hệ thống sẽ tăng 3,8% trong quý II/2024 và tăng 13,6% trong năm 2024, điều chỉnh giảm 0,6 điểm phần trăm so với mức dự báo 14,2% tại kỳ điều tra trước.
Hưởng lợi thế từ các cổ đông, thị phần và lợi nhuận tại Mcredit đều tăng trưởng

Hưởng lợi thế từ các cổ đông, thị phần và lợi nhuận tại Mcredit đều tăng trưởng

Gia nhập thị trường tài chính tiêu dùng từ năm 2016, sau hơn 7 năm hoạt động, Mcredit đã có sự bứt phá về thị phần và lợi nhuận. Tuy nhiên, năm 2023 kết quả kinh doanh không mấy khả quan do tình trạng khó khăn chung của thị trường.
Chính phủ yêu cầu xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế

Chính phủ yêu cầu xử lý tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Bổ sung đối tượng được phép mua bán tín phiếu với Ngân hàng Nhà nước

Bổ sung đối tượng được phép mua bán tín phiếu với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang xây dựng dự thảo thông tư sửa đổi Điều 2 Thông tư số 16/2019/TT-NHNN quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trong đó bổ sung một số đối tượng áp dụng để phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng.
Tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, vượt kịch bản đề ra

Tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, vượt kịch bản đề ra

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương cho thấy, tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, vượt kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2020.
Triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng

Triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 257/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Phát huy vai trò nòng cốt, mở đường của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

Phát huy vai trò nòng cốt, mở đường của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 127/TB-VPCP ngày 23/3/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị gặp mặt đầu xuân với các doanh nghiệp nhà nước tiêu biểu trên toàn quốc.
SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

SeABank đang rót tiền nhiều nhất vào ngành nào?

Năm 2023, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) ghi nhận thay đổi với hàng loạt sổ đỏ thế chấp.
Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói sẽ tính toán mức hợp lý

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói sẽ tính toán mức hợp lý

Tại buổi họp báo kinh tế, xã hội TP HCM, chiều 21/3, ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, Phó Tổng Giám đốc Eximbank, khẳng định không có chuyện Eximbank thu 8,8 tỷ đồng phí nợ thẻ của khách hàng.
Bộ Tài chính: Cần chấn chỉnh các đại lý bán xổ số

Bộ Tài chính: Cần chấn chỉnh các đại lý bán xổ số

Tại phiên chất vấn sáng 18/3, nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về những nội dung liên quan đến tác động của xu hướng tăng trưởng trong lĩnh vực kinh doanh xổ số với tình hình kinh tế - xã hội, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát với loại hình này.
Xem thêm
Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Chi hội Nam Y An Giang (Hội Nam Y Việt Nam) cấp phát nước miễn phí cho người dân tỉnh Tiền Giang

Trong bối cảnh nắng nóng kéo dài, nhiều tháng không mưa, gây xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng đến đời sống bà con vùng ven biển, việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng trở thành một trách nhiệm quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức xã hội. Theo tinh thần đó, ngày 24/4/2024, Chi hội Nam Y tỉnh An Giang đã tổ chức chương trình thiện nguyện quý II năm 2024 với mục đích là phát nước miễn phí cho người dân xã Tân Điền, TP Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029

Ngày 20/04, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024 – 2029 & Diễn đàn tư vấn sức khỏe cộng đồng tại số 139 đường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Hội Nam Y Việt Nam: Dâng hương tưởng nhớ Danh y Tuệ Tĩnh- Một Thiền sư, một nhân cách lớn

Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330 – 1400) là một lang y sống ở giai đoạn cuối thời Trần. Ông được hậu thế suy tôn là tiên thánh của ngành thuốc Nam. Tại Hải Dương còn có các đền thờ ông ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ ( Đền Bia, Đền Xưa), ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay
Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Hội Nam y Việt Nam Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ năm 2024 khu vực phía Nam

Sáng ngày 29/2/2024, tại Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, Hội Nam y Việt Nam đã tổ chức Đại hội Tổng kết Công tác hoạt động năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác Hội năm 2024.
Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết Công tác Hội năm 2023 và Triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 28/2/2024, Tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, Hội Nam y Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội năm 2023 và Triển khai công tác Hội năm 2024 Khu vực phía Bắc.
Phiên bản di động