Những người “đại kỵ” với rau cải, cố tình ăn như “đưa thuốc độc vào người”
Cải là một loại rau rất phổ biến trong bữa ăn của người Việt
Rau cải có nhiều loại, chẳng hạn như: cải xanh, cải ngọt, cải bắp, cải xoong, cải thảo, cải chít, củ cải, cải cúc… Trong đông y, tất cả các loại cây màu xanh nào cũng đều có tác dụng thanh nhiệt, riêng rau cải có tác dụng thanh nhiệt gấp đôi.
Những người tuyệt đối không nên ăn rau cải
Người bị đau dạ dày
Với những người bị đau dạ dày, hay bị chướng hơi đầy bụng không nên ăn nhiều rau cải. Nguyên do là khi ăn loại rau này dễ sinh ra nhiều khí, gây đau bụng, đặc biệt là khi bạn ăn sống. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nấu chín trước khi ăn.
Người táo bón
Đối với những người bị táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Người bị thận
Những người suy thận nặng không nên ăn bắp cải.
Bà bầu có hội chứng trào ngược
Bà bầu có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải nên thận trọng với cải thảo. Bạn cũng nên biết thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của vài loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.
Bệnh nhân bị suy giáp
Bệnh nhân bị suy giáp không nên ăn rau cải dưới mọi hình thức. Rau cải có nhiều vitamin A, K, những chất này đóng vai trò quan trọng đối với chức năng hoạt động của tuyến giáp.
Người bị viêm đường tiêu hóa
Đối với những người có bệnh viêm đường tiêu hóa không nên ăn cải sống, kể cả khi đã muối như như kim chi, dưa muối, salad… để tránh gây kích thích cho vùng viêm loét.
Rau cải nói chung và canh rau cải nói riêng có tác dụng thanh nhiệt rất tốt.
Một số lợi ích sức khỏe từ rau cải
Phòng chống ung thư
Trong một số nghiên cứu dịch tễ học, hấp thụ hàm lượng cao các loại rau cải có thể giảm nguy cơ ung thư kết tràng, phổi, bàng quang, vú, tuyến tiền liệt và các loại ung thư khác.
Đặc biệt là trong trường hợp ung thư kết tràng và ung thư phổi, các loại rau cải được chứng minh là có tác dụng phòng chống ung thư mạnh mẽ.
Giúp sáng mắt
Khi nhắc đến carotenoid (pro-vitamin A), chúng ta thường nghĩ ngay đến các loại thực phẩm như cà rốt và rau quả, trái cây màu cam khác.
Tuy nhiên cũng có rất nhiều loại rau màu xanh lá, trong đó bao gồm cả những loại rau họ cải như cải xoăn, củ cải xanh, cải xoong, rau xanh collard với các chất dinh dưỡng cho đôi mắt khỏe mạnh.
Khoảng 28 g cải xoăn nấu chín và để ráo nước cung cấp một con số khổng lồ 76% vitamin A ở dạng carotenoid.
Giúp xương chắc khỏe
Nhiều loại rau họ cải có chứa một lượng đáng kể canxi, chất dinh dưỡng rất quan trọng để giữ cho xương chắc khỏe.
Ngoài việc cung cấp nhiều canxi, các loại rau họ cải còn chứa vitamin K, chất dinh dưỡng giúp cho xương chắc khỏe.
Nghiên cứu cho thấy vitamin K có thể giúp tăng mật độ chất khoáng trong xương cũng như giảm tỷ lệ gãy xương ở những người mắc bệnh loãng xương.
Tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin C dồi dào trong rau cải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, da, xương và răng chắc khỏe.
Vitamin C cũng có thể hoạt động như một chất kháng histamin (một trong những chất sinh học có thể gây ra phản ứng dị ứng) tự nhiên và do đó có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng liên quan đến dị ứng.
Bảo vệ tim mạch
Một nghiên cứu được công bố trong ấn bản tháng 7 năm 2011 của tạp chí Journal of Clinical Nutrition của Mỹ cho thấy, tiêu thụ trái cây và rau sẽ tỷ lệ nghịch với nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, và đặc biệt thấy rõ đối với các loại rau họ cải.
Những lợi ích đối với tim mạch của các loại rau họ cải là do rất nhiều các chất dinh dưỡng và chất phytochemical có trong loại rau này, bao gồm vitamin C, vitamin K, folate, chất xơ và flavonoid.
Mặc dù rau cải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn loại rau này.
Những lưu ý khi chế biến rau cải
Từ rau cải, bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như rau luộc, nấu canh, làm dưa muối chua. Đối với các món nấu và luộc, bạn không nên đun quá lâu. Trong quá trình nấu nên đậy vung để các vitamin trong rau không bị bay hơi mất.
Đối với loại rau cải muối chua, bạn phải chờ cho dưa chuyển sang màu vàng mới được ăn. Không nên ăn dưa muối xổi. Không nên ăn dưa muối khi đói bụng, ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên vì sẽ tích nhiều natri trong cơ thể, gây ra tình trạng cao huyết áp, sỏi thận.
Nguồn: tienphong.vn
Cùng chuyên mục

Tác dụng của cỏ mần trầu và lưu ý sử dụng
06:51 | 25/04/2025 Y tế 24h

Những điều thú vị xoay quanh vị thuốc từ cây hoàng bá
06:50 | 25/04/2025 Y tế 24h

Công dụng chữa bệnh từ cây sinh địa
06:50 | 25/04/2025 Y tế 24h

15 bài thuốc từ huyền sâm
06:50 | 25/04/2025 Y tế 24h

Thổ phục linh có tác dụng gì?
06:49 | 25/04/2025 Y tế 24h

Một số bài thuốc chữa bệnh từ khương hoạt
23:43 | 24/04/2025 Y tế 24h
Các tin khác

Bài thuốc ứng dụng và lưu ý sử dụng khương hoàng
23:43 | 24/04/2025 Y tế 24h

Cây cam thảo đất chữa những bệnh gì cà lưu ý khi dùng
23:42 | 24/04/2025 Y tế 24h

10 công dụng nên thử của lá tre
23:41 | 24/04/2025 Y tế 24h

Bài thuốc kinh nghiệm từ vừng đen
23:41 | 24/04/2025 Y tế 24h

Một số bài thuốc được sử dụng từ cây ngũ gia bì
23:41 | 24/04/2025 Y tế 24h

Những công dụng của dây đau xương
15:01 | 24/04/2025 Y tế 24h

Điều khá bất ngờ từ cây Hoàng Liên
15:00 | 24/04/2025 Kho thuốc Việt

Ké đầu ngựa là loài cây mọc hoang nhưng có tác dụng trị bệnh
22:37 | 23/04/2025 Kho thuốc Việt

Nhiều vị thuốc chữa bệnh từ cây tang chi có thể bạn chưa biết
22:29 | 23/04/2025 Y tế 24h

Thảo quyết minh - vị thuốc dễ tìm giúp chữa bệnh gì
22:26 | 23/04/2025 Y tế 24h

Thanh Oai, Hà Nội: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi - Lan tỏa giá trị y học cổ truyền trong cộng đồng
2 ngày trước Hoạt động hội

Chi Hội Nam Y An Giang tổ chức trao quà thiện nguyện tại khóm Phước Quản, thị trấn Đa Phước
7 ngày trước Hoạt động hội

Hội Nam Y TP. HCM tổ chức khám chữa bệnh và tặng quà cho người khiếm thị tại chùa Chánh Giác
30-03-2025 07:48 Hoạt động hội

Hợp tác chiến lược toàn diện cùng kế thừa, bảo tồn và phát triển tinh hoa y dược cổ truyền
26-03-2025 22:00 Hoạt động hội

Ứng dụng y học cổ truyền với y học hiện đại và dinh dưỡng vào phòng ngừa đột quỵ
26-03-2025 10:43 Thông tin đa chiều