Mới nhất Đọc nhiều

Phát triển du lịch nông nghiệp: cốt lõi là "tinh, chuyên, nhân và kiên"

Tuy đã có những kết quả bước đầu, nhưng thực tế du lịch nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung vẫn chưa thành công. Để loại hình du lịch này phát triển, theo ý kiến chuyên gia, sản phẩm phải đạt được bốn yếu tố cốt lõi là “tinh, chuyên, nhân và kiên”.

Du khách tham quan tại một điểm du lịch nông nghiệp về hoa tại làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Trung Chánh

Bán vài tấm vé, phục vụ vài món ăn: chưa phải là du lịch nông nghiệp

Tại hội thảo “Nâng tầm vị thế phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp” diễn ra trong khuôn khổ lễ hội xoài ở địa phương này từ ngày 28-4 đến 1-5, ông Ngô Quang Tuyên, Phó giám đốc Sở Văn hoá Thể thao Du lịch tỉnh Đồng Tháp cho biết, loại hình du lịch nông nghiệp của địa phương chỉ mới bắt đầu từ cuối năm 2016 khi 5 hộ dân trồng sen ở huyện Tháp Mười “tiên phong” khai thác loại hình du lịch trải nghiệm chèo xuống ngắm cảnh đồng san, câu cá và thưởng thức ẩm thực đồng quê với các món ăn chế biến từ sen.

Tiếp sau đó, các hộ dân trồng cam, quýt ở huyện Lai Vung cũng đã mạnh dạn mở cửa vườn đón khách du lịch đến tham quan hay thành phố Cao Lãnh xây dựng và phát triển được mô hình làng du lịch Tân Thuận Đông với các dịch vụ: du lịch sinh thái – ẩm thực; du lịch trải nghiệm- giáo dục và du lịch sinh thái, trải nghiệm- nghỉ dưỡng…

Đến nay, theo ông Tuyên, riêng tỉnh Đồng Tháp đã phát triển được 65 điểm du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng phục vụ khách tham quan trải nghiệm, trong đó, có 8 homestay; 2 farmstay, 55 điểm tham quan du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp trải nghiệm làng nghề.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016-2022, các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp chỉ đón tiếp và phục vụ được 4,3 triệu lượt khách, tổng doanh thu đạt 519 tỉ đồng. Đây là con số khá khiêm tốn, bởi chỉ riêng năm ngoái, toàn ngành du lịch Đồng Tháp đã đón 3,4 triệu lượt khách, tổng doanh thu đạt 1.500 tỉ đồng.

Đánh giá du lịch nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận xét chưa thành công.

“Tại sao tôi nói thất bại?”, ông nêu câu hỏi và dẫn chứng một trường hợp điển hình, đó là khi còn giữ vị trí Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Đồng Tháp, ông đã “xúi” lão nông 80-90 tuổi Năm Phích ở cồn Tân Thuận Đông (ông Lê Văn Thành, xã Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp – PV) làm du lịch nông nghiệp, nhưng thiếu “tiếp sức” của cấp xã phường- vốn là cấp gần gũi, quyết định đến thành công cho những người làm du lịch nông nghiệp. “Người ta đang sống bình thường như vậy, mình “xúi” họ làm (làm du lịch nông nghiệp- PV) và khi họ đang háo hức làm, thì mình lại bỏ rơi họ”, ông nói.

Dẫn chứng câu chuyện các hộ dân làm du lịch trên đồng sen ở huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp), nhưng ông Hoan cảnh báo, mô hình này có thể thất bại nếu trở thành “quán nhậu” trên đồng sen cho người dân xung quanh, chứ không phải là một điểm du lịch nông nghiệp thật sự. “Nông dân lầm tưởng có khách tới là du lịch, bán được vài tấm vé là làm du lịch”, ông nói.

Tuy nhiên, thực tế du lịch không phải chỉ dừng lại ở việc xây dựng vài ba cái chòi, trang trí một vài bông hoa rồi kê vài cái bàn là xong!

Dẫn câu chuyện về cách làm du lịch nông nghiệp của người Thái thông qua chuyến đi cách đây 10 năm, ông Hoan cho biết đã phải thốt lên tiếng “wow” vì sự tinh tế trong cách làm du lịch nông nghiệp của họ.

Cụ thể, ngoài việc được trải nghiệm nấu ăn các món Thái từ gia đình của một ông bà cụ, thì điểm nhấn quan trọng, đó là cách “tiếp thị” với du khách các điểm đến bằng cả sự tự hào của họ. “Điều đó, đã thôi thúc du khách như chúng tôi phải đi”, ông thừa nhận.

Theo ông, trước khi xe rời đi, hình ảnh bà cụ “lưng còng” đi từng phòng nhắc nhở du khách “kiểm tra kỹ hành lý” hay cầm trên tay nải chuối ra xe để du khách “lót dạ” trên đường cũng cho thấy sự ân cần, chu đáo trong cách thức làm du lịch nông nghiệp của người Thái. “Đây là những chuyện rất đơn giản, nhưng là yếu tố quyết định đến sự thành công của làm du lịch nông nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được, nếu không hiểu, không sống trong cảm xúc”, ông nhấn mạnh.

Bán vài tấm vé, phục vụ vài món ăn không phải là du lịch nông nghiệp. Ảnh: Trung Chánh

Phải “tinh, chuyên, nhân và kiên”

Chuyên gia du lịch Ngô Quốc Khang, Cố vấn Hiệp hội phát triển nông trại du lịch Đài Loan cho biết, triết lý phát triển du lịch nông nghiệp của Đài Loan là trên nền nông nghiệp để làm du lịch. “Đây là yếu tố hết sức phù hợp với giá trị và những gì đang có ở Việt Nam”, ông nhấn mạnh.

“Vậy cách thức phát triển du lịch nông nghiệp của Đài Loan ra sao?”, theo ông Khang, du lịch nông nghiệp của Đài Loan bắt đầu bằng chữ “tinh”, tức nông dân phải nắm vững kỹ thuật sản xuất nông nghiệp giống như câu chuyện người nông dân tại một điểm du lịch nông nghiệp ở Đài Loan “tinh“ đến mức có thể xử lý cho hoa nở theo kích thước và màu sắc mong muốn.

Chữ “tinh” còn thể hiện ở chỗ người nông dân phải làm ra các sản phẩm chế biến sâu như: tinh dầu hay các sản phẩm khác đem lại giá trị cao hơn từ nông nghiệp.

Kế đến nữa, du lịch nông nghiệp của Đài Loan “tinh” về dịch vụ, tức phải có quy hoạch rõ ràng là nông trại trải nghiệm hay nông trại cung cấp dịch vụ đây đủ. Bởi, nếu là nông trại trải nghiệm, thì du khách đến thưởng thức, trải nghiệm hoạt động, ẩm thực rồi về; còn nếu là nông trại cung cấp dịch vụ đầy đủ, thì gồm cả lưu trú.

Theo ông Khang, du lịch nông nghiệp của Đài Loan “tinh” đến mức họ chia cụ thể thành từng ngành hàng (như cá, hoa, trà và gạo) để khi làm chính sách, thiết kế tour có sự hỗ trợ chuẩn hơn.

Kế đến là “chuyên”, tức phải chuyên tâm, chuyên nghiệp và chuyên biệt. Điều này có nghĩa, khi tạo ra sản phẩm phải hấp dẫn, nhưng không trùng lặp- vốn là “căn bệnh” về sản phẩm du lịch ở ĐBSCL. “Chúng ta phải có sự chuyên biệt trong thiết kế sản phẩm”, ông nhấn mạnh và dẫn chứng, Đài Loan có cả bản đồ được thiết kế đơn giản về nông trại theo các chủ đề và có hướng dẫn đường đi để du khách tìm hiểu một cách tiện lợi.

Muốn du lịch nông nghiệp thành công, thì phải có thêm “nhân”, tức tạo ra sản phẩm phải an toàn, thân thiện bằng cái tâm của người thực hiện. Ở Đài Loan, có quan điểm rất hay, đó là làm du lịch cũng là giáo dục, cho du khách sự trải nghiệm; phía sau mỗi sản phẩm là một câu chuyện để hướng du khách đến “chân- thiện- mỹ”, giúp họ thêm yêu ngành nông nghiệp, thậm chí hướng người trẻ quay trở lại với nông nghiệp.

Tiếp theo nữa là phải “kiên”, tức phải có sự kiên trì, cả trong chính sách và nổ lực trong chuyện đổi thay. Bởi, một nông trại đang sản xuất nông nghiệp thông thường mà chuyển sang làm du lịch nông nghiệp sẽ có những bước thay đổi rất quan trọng.

Theo ông Khang, bên Đài Loan cũng như vậy thôi, khi 1 nông trại hoa chuyển từ nông nghiệp đơn thuần sang nông nghiệp du lịch sẽ có vấn đề là: nếu trồng hoa để bán, thì chỉ để bán thôi và không phục vụ khách du lịch; nhưng nếu chuyển sang du lịch nông nghiệp, thì phải luôn luôn có hoa cho khách đến ngắm và thu nhập có thể thấp hơn sản xuất hoa để bán, nhưng lâu dần sẽ mang lại giá trị cao hơn. “Vì vậy, cần phải kiên trì trước sự thay đổi này”, ông Khang nhấn mạnh.

Ông Hoan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gợi ý, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp phải đưa Trung tâm xúc tiến du lịch của địa phương trở thành nơi huấn luyện, cung cấp kiến thức, kỹ năng để người nông dân biết từ “cái đang có làm sao để nâng cao giá trị”, kết nối chuyên gia để hỗ trợ…

Đối với người nông dân, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn muốn họ phải từ bỏ ngay tư duy: vậy là được rồi, kiếm được đồng nào hay đồng ấy; nông nghiệp là chính, còn du lịch được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Bởi, suy nghĩ như vậy nên người nông dân/người làm du lịch nông nghiệp sẽ không thể có đam mê cháy bổng để tạo ra những sản phẩm “tinh”.

Đối với lãnh đạo các cấp, bây giờ là lúc phải làm thật, phải được đo lường cụ thể hay nói cách khác đang yếu, đang nhỏ, thì phải thay đổi để lớn mạnh lên. Bởi, du lịch nông nghiệp không thể tự động mạnh lên được, mà phải hành động bằng đam mê cháy bổng như câu slogan của Đồng Tháp: “phát triển du lịch không chỉ vì lợi ích kinh tế, mà còn vì lòng tự hào và trách nhiệm với quê hương xứ sở”.

“Khi chúng ta nghĩ đó là niềm tự hào, trách nhiệm, thì với cương vị công dân “Đất Sen Hồng”, chúng ta sẽ giới thiệu hình ảnh, con người “Đất Sen Hồng như cách người Thái làm, thì lúc đó du lịch chúng ta mới tiến xa được”, ông Hoan nhấn mạnh.

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Ninh Trung Tân, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Nita Travel cho biết, yếu tố đánh giá sự thành công của một khu điểm hoặc một tour du lịch là du khách phải thốt lên được những tiếng… “wow”. Trong đó, tiếng “wow” thứ nhất nằm ở cảnh quan; tiếng “wow” thứ hai ở trải nghiệm và tiếng “wow” thứ ba là phải có sự chỉn chu và chân thành trong nghiệp vụ phục vụ du khách.

Cụ thể, đối với trải nghiệm, khi đến một điểm du lịch nào đó, khi du khách thưởng thức món ăn và được nghe giải thích về món ăn đó mà họ “wow” lên một tiếng là thành công.

“Cá nhân tôi thấy, ba tiếng “wow” nêu trên nghe hơi thông dụng, mang tính chất tượng thanh. Thế nhưng, nếu như chúng ta làm một tour hay một sản phẩm du lịch, mà du khách không “wow” được tiếng nào là coi như thất bại”, ông Tân nhấn mạnh.

Ông Trần Văn Thanh đến từ Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TPHCM đặt vấn đề, trong hành trình từ thị trường khách gần nhất là TPHCM về Đồng Tháp đã có trạm dừng chân đúng chuẩn nào để phục vụ du khách chưa hay chỉ là những điểm tự phát của người dân mở ra kinh doanh hoặc ghé vào cây xăng?

Theo ông, cần phải hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ du khách, kể cả cơ sở vật chất, hạ tầng tại các điểm du lịch nông nghiệp.

Nguồn: Phát triển du lịch nông nghiệp: cốt lõi là ‘tinh, chuyên, nhân và kiên’

Trung Chánh / Tc Kinh tế Sài gòn
suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Thời tiết ngày 4/10: Bão Koinu hoạt động mạnh trên Biển Đông

Thời tiết ngày 4/10: Bão Koinu hoạt động mạnh trên Biển Đông

Thời tiết ngày 4/10, do ảnh hưởng của bão Koinu vùng biển phía Đông Bắc của Bắc Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa lớn.
Trung Thu ấm áp tại Bệnh viện K – Tân Triều: Đong đầy yêu thương

Trung Thu ấm áp tại Bệnh viện K – Tân Triều: Đong đầy yêu thương

SKV - Một ngày Trung Thu ấm áp và tràn đầy yêu thương đã đến tại Bệnh viện K – Tân Triều, nhờ sự hỗ trợ của Hội Thiện Nguyện 1979 Việt Nam và những tấm lòng nhân ái. Ngày 30-9-2023 Hội đã trao tặng 112 suất quà trung thu cho các bé bệnh nhân ung thư đã tạo nên một mùa Trung Thu đáng nhớ cho các con, em và thể hiện tình thương, quan tâm của cộng đồng xã hội.

Cùng chuyên mục

Gỏi cá nhệch: Đậm vị quê nhà trên đầu lưỡi

Gỏi cá nhệch: Đậm vị quê nhà trên đầu lưỡi

(SKV) - Trong hoàn cảnh có nhiều xu hướng ẩm thực mới đang được cường điệu, truyền thông một cách rầm rộ, thì đâu đó trong ấn tượng của du khách, món gỏi cá nhệch vẫn mang trong mình một nét riêng, đơn sơ, đậm vị mà không một món ăn nào có thể thay thế.
Bình Liêu: Khám phá “viên ngọc” miền biên cương Tổ quốc

Bình Liêu: Khám phá “viên ngọc” miền biên cương Tổ quốc

Khi nhắc tới Quảng Ninh, phần nhiều du khách sẽ nhớ tới vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận. Tuy nhiên, nơi đây còn ẩn giấu một hòn ngọc xanh mướt, ôm trong mình cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và những sắc màu văn hóa dân tộc độc đáo nơi miền biên cương Tổ quốc. Đó chính là huyện Bình Liêu.
Đảo cò Thanh Miện - Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở Hải Dương

Đảo cò Thanh Miện - Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở Hải Dương

Đảo Cò Thanh Miện hay Đảo Cò Chi Lăng Nam là điểm đến hấp dẫn thu hút du khách bởi một không gian xanh tươi, mát mẻ mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất nơi đây.
Cầu kính Rồng Mây: Ngỡ ngàng trước bức tranh non nước hữu tình

Cầu kính Rồng Mây: Ngỡ ngàng trước bức tranh non nước hữu tình

Cách Sapa gần 20 km, Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây thuộc địa bàn xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Liên Sơn làm chủ đầu tư được ví như “Kỳ quan - Tiên cảnh - Đất trời”. Đến đây, du khách sẽ được trải nghiệm những trò chơi cảm giác mạnh, ngắm núi non hùng vĩ và những điểm check - in đầy ấn tượng…
Đánh thức dòng chảy kỳ quan - Suối nước nóng Bang

Đánh thức dòng chảy kỳ quan - Suối nước nóng Bang

Cách thành phố Đồng Hới khoảng 45km về phía Tây Nam, suối nước nóng Bang (thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) gây ấn tượng với du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi làn khói nghi ngút mờ ảo bốc lên từ lòng suối như làn sương mai mỏng manh vương trên những tán cây rừng.
Lặn biển ngắm san hô ở Cô Tô

Lặn biển ngắm san hô ở Cô Tô

Dịch vụ lặn biển ngắm sản hô duy nhất ở miền Bắc được triển khai tại huyện đảo Cô Tô từ tháng 4/2023 đã thu hút hàng trăm du khách tham gia trải nghiệm.

Các tin khác

Suôi Thầu - Vẻ đẹp tựa “châu Âu” của Hà Giang

Suôi Thầu - Vẻ đẹp tựa “châu Âu” của Hà Giang

Suôi Thầu là điểm du lịch mới hấp dẫn đối với du khách khi đặt chân đến vùng đất phía Tây của tỉnh Hà Giang, nơi có vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần hùng vĩ.
Ninh Bình: Làng nghề chiếu cói Kim Sơn

Ninh Bình: Làng nghề chiếu cói Kim Sơn

Làng nghề Chiếu cói Kim Sơn thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Qua hàng trăm năm quai đê lấn biển, Kim Sơn có những bãi sa bồi mênh mông, là xứ sở của cây cói, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào để nghề chế tác sản phẩm cói không ngừng phát triển. Nói đến Kim Sơn là người ta nghĩ đến làng nghề dệt chiếu truyền thống, đây là một nét văn hóa đặc trưng của địa phương.
Đồi chè Long Cốc - Tuyệt tác của thiên nhiên

Đồi chè Long Cốc - Tuyệt tác của thiên nhiên

Đồi chè Long Cốc (xã Long Cốc, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) được mệnh danh là “chốn bồng lai trên đất trung du”.
Thú vị chợ “chồm hổm” Vị Thanh

Thú vị chợ “chồm hổm” Vị Thanh

Tôi vốn thích các loại chợ, từ "chợ sang chảnh" kiểu siêu thị, mall, store trong Trung tâm thương mại, chợ online thời 4.0... cho đến chợ cóc, chợ phiên, chợ trời, chợ đồ cổ, đồ cũ, chợ nổi, chợ cạn... và cả chợ tình!
Du lịch trị liệu - Xu hướng trên thế giới và Việt Nam

Du lịch trị liệu - Xu hướng trên thế giới và Việt Nam

Du lịch trị liệu đang trở thành một xu hướng hot trong thời gian gần đây. Với cuộc sống hiện đại đầy căng thẳng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe và giảm căng thẳng ngày càng tăng cao. Điều này đã tạo ra một cơ hội đầy tiềm năng cho ngành du lịch và chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.
Du lịch trải nghiệm mùa cỏ lau biên giới

Du lịch trải nghiệm mùa cỏ lau biên giới

Dọc theo tuyến quốc lộ 31 từ thị trấn Đình Lập đến khu vực biên giới giáp ranh với Trung Quốc là 2 xã Bính Xá và Bắc Xa. Điểm nổi bật về du lịch của khu vực này là cung đường tuần tra biên giới dài hơn 34 km, trải dài qua địa bàn 2 xã (Bính Xá, Bắc Xa).
Phát triển sản phẩm du lịch gắn với hoạt động chăm sóc sức khỏe

Phát triển sản phẩm du lịch gắn với hoạt động chăm sóc sức khỏe

Trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của Hội chợ Du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 17, hội thảo Du lịch trị liệu - Xu hướng trên thế giới và Việt Nam diễn ra mới đây đã thu hút đông đảo sự quan tâm của giới chuyên môn và người dân.
Về Lai Châu gặp những tinh hoa "nắm giữ" di sản văn hóa dân tộc

Về Lai Châu gặp những tinh hoa "nắm giữ" di sản văn hóa dân tộc

Lai Châu - miền đất địa đầu phía Tây Bắc, nơi có 20 dân tộc cư trú. Mỗi dân tộc là một kho tàng văn hóa dân gian riêng có. Được cho là “bảo bối”, nắm giữ những “túi khôn” của dân tộc mình, đó là các nghệ nhân dân gian - những người đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, lưu giữ, truyền dạy bản sắc văn hóa dân tộc cho thế hệ hôm nay.
Hấp dẫn với những danh lam thắng cảnh và di tích ở Kon Tum

Hấp dẫn với những danh lam thắng cảnh và di tích ở Kon Tum

Kon Tum ở cửa ngõ Bắc Tây Nguyên, nơi có ngã ba Đông Dương huyền thoại; là vùng đất có lịch sử lâu đời, có bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của nhiều dân tộc cùng sinh sống. Và đặc biệt là có khu du lịch sinh thái Măng Đen được công nhận là Khu du lịch sinh thái quốc gia. Đây là điều kiện thuận lợi và cũng là điểm đến hấp dẫn đối với du khách khi đến với Kon Tum.
Hải đăng Kê Gà - Công trình kiến trúc độc đáo giữa biển khơi

Hải đăng Kê Gà - Công trình kiến trúc độc đáo giữa biển khơi

Hải đăng Kê Gà nằm tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam cách thành phố Phan Thiết 30km về hướng Nam. Điểm du lịch này đang thu hút nhiều du khách vừa thích khám phá một công trình kiến trúc độc đáo, vừa muốn nghỉ ngơi thư giãn giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình.
Xem thêm
Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028

Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028

Ngày 26/9/2023 Chi hội Nam y huyện Ba Vì tổ chức Đại hội lần thứ II nhiệm kỳ 2023-2028 và xây dựng phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2023-2028.
Hội Nam Y Việt Nam: Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV, phát huy trí tuệ, tinh thần để xây dựng Hội vững mạnh

Hội Nam Y Việt Nam: Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV, phát huy trí tuệ, tinh thần để xây dựng Hội vững mạnh

Sáng 24/9/2023, tại Văn phòng Hội Nam y Việt Nam đã diễn ra Hội nghị Ban thường vụ lần thứ IV
Chi hội Nam y Pháp bảo khỏe đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Chương trình Asia Top Brand Awards 2023

Chi hội Nam y Pháp bảo khỏe đạt nhiều thành tích ấn tượng tại Chương trình Asia Top Brand Awards 2023

Ngày 6 tháng 8 năm 2023, tại Hội trường Thống Nhất – Dinh Độc Lập, sự kiện tôn vinh và vinh danh các thương hiệu uy tín hàng đầu tại Châu Á - Asia Top Brand Awards 2023 đã diễn ra, và đáng chú ý, Chi Hội Nam Y Pháp Bảo Khỏe (Hội Nam Y Việt Nam) đã giành được những thành tích ấn tượng tại sự kiện này.
Kỳ họp thứ I Ban Kinh tế Hội Nam y Việt Nam

Kỳ họp thứ I Ban Kinh tế Hội Nam y Việt Nam

Sáng ngày 14/8, tại trụ sở Hội Nam y Việt Nam, lãnh đạo Hội tổ chức kỳ họp thứ I Ban Kinh tế để chuẩn bị các bước đi cần thiết thúc đẩy hoạt động trong thời gian tới.
Hội Nam y Việt Nam với "Dấu ấn Việt Nam"

Hội Nam y Việt Nam với "Dấu ấn Việt Nam"

Chủ đề thứ 5 "Y học cổ truyền trong đời sống hiện đại" của Chương trình "Dấu ấn Việt Nam" sắp được phát sóng trên kênh VTV4 và các nền tảng số.
Phiên bản di động