Rau sống được nhiều người ưa thích nhưng ai nên hạn chế ăn?

Rau sống là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của người Việt nhưng nhóm người dưới đây không nên ăn để đảm bảo sức khỏe.

Rau sống là tên gọi chung của các loại rau được sử dụng chủ yếu ở dạng tươi sống. Loại thực phẩm này được nhiều người ưa thích, được ăn kèm với một số món khác như cuốn, nướng, thịt luộc…

Theo Cử nhân dinh dưỡng Nguyễn Thị Hạnh, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), trong bữa ăn hằng ngày, ngoài các thức ăn giàu đạm, giàu chất bột đường, chất béo, nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất chủ yếu lấy từ các loại rau, quả.

Rau sống với đa dạng các loại rau gia vị (xà lách, rau mùi, húng…) cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng quan trọng.

Các vitamin trong rau sống được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Ngoài ra, các loại rau thơm còn cung cấp một lượng kháng sinh thực vật giúp cơ thể tăng sức đề kháng với bệnh tật.

Nhưng nếu rau sống không đảm bảo vệ sinh (tưới bón phân chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản thực phẩm… không đúng quy định) lại là món ăn mang theo mầm bệnh. Theo đó, người ăn dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hóa, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp tính và mạn tính.

“Việc ngâm rau sống vào dung dịch thuốc tím loãng (thường là dung dịch thuốc tím 1%) hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo loại trừ sạch mầm bệnh.

Qua một số thí nghiệm cho thấy trong môi trường thuốc tím, nước muối loãng không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại nhiều lần”, Cử nhân dinh dưỡng Nguyễn Thị Hạnh cho biết.

Để đảm bảo rau sạch, chúng ta cần lựa chọn nguồn cung cấp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cần nhặt sạch, loại bỏ các phần không ăn được, hỏng, dập.

Rau phải được rửa nhiều lần dưới vòi nước sạch, tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau. Lưu ý, rau sống nên được vẩy ráo nước trước khi ăn hoặc nên chần qua nước sôi các loại rau sống trước khi ăn giúp loại bỏ vi khuẩn có hại cho cơ thể.Những ai nên hạn chế ăn rau sống?

Cách nào bảo vệ trẻ em trước “làn sóng” biến thể Delta? Cách nào bảo vệ trẻ em trước “làn sóng” biến thể Delta?
Rau sống được nhiều người ưa thích nhưng ai nên hạn chế ăn?
Ảnh minh họa/https://suckhoeviet.org.vn/

Mặc dù rau sống được khá nhiều người yêu thích nhưng theo Cử nhân dinh dưỡng Nguyễn Thị Hạnh, nhóm người sau đây không nên ăn:

- Người bị rối loạn tiêu hóa: Chất xơ trong rau sống có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa như làm đầy hơi, chuột rút, co thắt dạ dày, tiêu chảy, giảm hấp thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng.

- Người bị hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày: Không nên ăn nhiều rau sống vì có thể bị đầy hơi, đau dạ dày, có cảm giác muốn đi đại tiện ngay.

- Người bị viêm đại tràng: Một số loại rau sống có chất xơ dạng không tan như cellulose, vì thế người bệnh viêm đại tràng không nên ăn để tránh thành ruột bị tổn thương.

- Bệnh nhân suy thận: Những người mắc bệnh thận nên tránh các loại rau chứa nhiều kali và phốt pho, vì thận không thể loại bỏ chúng theo đường tiểu (nhất là khi người bệnh có kali máu tăng).

- Bà bầu: Trong thực phẩm sống luôn chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng, có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

- Cơ thể có mùi khó chịu: Những người có tình trạng này cũng nên hạn chế ăn rau sống, vì rau sống chứa nhiều lưu huỳnh thường khiến mồ hôi có mùi khó chịu. Những loại rau màu sậm có thể làm nước tiểu có màu.

Ngọc Trang/vietnamnet.vn
https://suckhoeviet.org.vn

Tin liên quan

Nguyên nhân suy giảm thính lực ở người trẻ: Thói quen gây ảnh hưởng đến thính lực

Nguyên nhân suy giảm thính lực ở người trẻ: Thói quen gây ảnh hưởng đến thính lực

Thói quen sử dụng tai nghe không đúng cách và tiếp xúc với âm thanh ồn ào đang khiến nhiều người trẻ phải đối mặt với tình trạng suy giảm thính lực nghiêm trọng. Bác sĩ cảnh báo về nguy cơ tự hại đôi tai của họ khi mức độ âm thanh vượt quá ngưỡng an toàn.
Phòng ngừa viêm họng vào mùa lạnh từ những thói quen thường ngày

Phòng ngừa viêm họng vào mùa lạnh từ những thói quen thường ngày

SKV - Viêm họng là chứng bệnh phổ biến ở cả trẻ em và người lớn, thường gặp trong thời điểm giao mùa. Bệnh gây ra cảm giác khó chịu và đau rát ở cổ họng, khiến cơ thể mệt mỏi. Nhưng chúng ta có thể dễ dàng phòng ngừa viêm họng từ những việc làm đơn giản nhất tại nhà.
Một vài thói quen sai lầm trong bảo vệ cơ thể vào mùa đông

Một vài thói quen sai lầm trong bảo vệ cơ thể vào mùa đông

SKV - Miền Bắc đang chuẩn bị bước vào mùa đông năm 2023. Kéo theo đó, thói quen chăm sóc sức khỏe, bảo vệ cơ thể để chống chọi với giá lạnh khắc nghiệt cũng được tăng cường. Tuy nhiên, không phải thói quen nào cũng thực sự tốt cho sức khỏe của bạn.

Cùng chuyên mục

TP.HCM: Tiêm hơn 3.000 mũi vaccine sởi cho trẻ 6-9 tháng tuổi

TP.HCM: Tiêm hơn 3.000 mũi vaccine sởi cho trẻ 6-9 tháng tuổi

SKV - Trước diễn biến gia tăng số ca sởi mới, TP.HCM đang triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Tính đến ngày 19/11/2024, Thành phố đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
[Infographic] Những người nên hạn chế ăn quả lê

[Infographic] Những người nên hạn chế ăn quả lê

Quả lê có nhiều lợi ích với sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng ăn được. Dưới đây là một số người nên hạn chế ăn lê.
Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN

Khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cùng với TT-GREEN

Với xu hướng ngày càng quan tâm đến sức khỏe, các phương pháp chăm sóc sức khỏe Đông y kết hợp công nghệ hiện đại đang mở ra những cơ hội đầy tiềm năng trong chuyên ngành chăm sóc sức khỏe. Đáp ứng nhu cầu đó, TT-GREEN tổ chức khóa học "Đặt Tâm Vào Đôi Tay" - chương trình đào tạo đặc biệt giúp chuyển giao công nghệ và trang bị kiến thức chuyên sâu cho những ai đam mê và mong muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực này.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo khám chữa bệnh từ xa cho người dân vùng cao

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo khám chữa bệnh từ xa cho người dân vùng cao

Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) vừa khởi động dự án "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
TP.HCM: Khẩn trương điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

TP.HCM: Khẩn trương điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở

SKV - UBND TP.HCM vừa có dự thảo tờ trình HĐND TP đề nghị xây dựng nghị quyết bãi bỏ Nghị quyết 39 năm 2023 của HĐND TP quy định giá dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước thuộc TP.HCM quản lý và mức giá dịch vụ khám chữa bệnh trong một số trường hợp. Tại dự thảo này, UBND TP cho biết, sẽ trình ban hành giá khám chữa bệnh mới để đảm bảo phù hợp với việc tăng lương cơ sở.
Gia đình 8 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn thịt chó

Gia đình 8 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn thịt chó

SKV- Ngày 21/11, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm sau khi 8 người trong một gia đình ăn thịt chó.

Các tin khác

Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine sởi

Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu bỏ sót trẻ chưa tiêm vaccine sởi

SKV - UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở ban ngành và UBND quận huyện, TP Thủ Đức về việc tăng cường phòng, chống bệnh sởi.
TP.HCM: Cho phép ngành y tế thành lập Hội đồng thẩm định giá khám chữa bệnh mới

TP.HCM: Cho phép ngành y tế thành lập Hội đồng thẩm định giá khám chữa bệnh mới

SKV - Ngày 18/11, UBND TP.HCM đã có công văn trả lời đề nghị của Sở Y tế xin chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng phương án giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo Thông tư số 21/2024/TT-BYT ngày 17/10/2024 của Bộ Y tế hướng dẫn các quy định mới liên quan phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh.
Nhiều quy định mới về khám sức khỏe khi cấp đổi giấy phép lái xe

Nhiều quy định mới về khám sức khỏe khi cấp đổi giấy phép lái xe

SKV - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái ô tô; cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe và người lái xe máy chuyên dùng. Thông tư này sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
[Infographic] 7 loại trà thảo mộc dành cho người tiểu đường

[Infographic] 7 loại trà thảo mộc dành cho người tiểu đường

Những loại trà này cung cấp các hợp chất thực vật, chất chống oxy hóa hỗ trợ cải thiện độ nhạy insulin, giảm lượng đường trong máu.
Top các loại rau là nguồn thuốc quý

Top các loại rau là nguồn thuốc quý

Các loại rau này không chỉ dễ trồng, giàu dinh dưỡng mà còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Đắk Nông: Trong 10 tháng ghi nhận 21 bệnh truyền nhiễm với 6.020 ca mắc, 2 trường hợp tử vong

Đắk Nông: Trong 10 tháng ghi nhận 21 bệnh truyền nhiễm với 6.020 ca mắc, 2 trường hợp tử vong

SKV - Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Nông, trong 10 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh ghi nhận 21 bệnh truyền nhiễm với 6.020 ca mắc, trong đó có 2 trường hợp tử vong.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Ngày 14/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.
6 tác dụng của việc uống trà hàng ngày

6 tác dụng của việc uống trà hàng ngày

Cà phê, rượu và trà được biết đến là ba loại đồ uống chính trên thế giới. Trong đó lợi ích sức khỏe của việc uống trà được công chúng ghi nhận nhiều nhất.
Kon Tum: Một tháng xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm với 6 người mắc, 1 người tử vong

Kon Tum: Một tháng xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm với 6 người mắc, 1 người tử vong

SKV - Sở Y tế tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ tháng 10 và nhiệm vụ công tác trọng tâm tháng 11 năm 2024.
TP.HCM có số ca mắc sởi tăng nhanh

TP.HCM có số ca mắc sởi tăng nhanh

SKV - Sở Y tế TP.HCM cho biết, tuần qua thành phố ghi nhận 167 ca mắc sởi (tăng 29% so trung bình 4 tuần trước), trong đó có 99 ca điều trị nội trú (tăng 7,6%) và 68 ca điều trị ngoại trú (tăng 81%).
Xem thêm
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Phiên bản di động