Cách nào bảo vệ trẻ em trước “làn sóng” biến thể Delta?

Quan điểm cho rằng trẻ em không có khả năng mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng đang được chứng minh không còn chính xác khi ngày càng có nhiều trẻ em phải nhập viện do biến thể Delta.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, kể từ tháng 8/2020 đến nay, hơn 49.000 trẻ em ở nước này đã phải nhập viện do mắc COVID-19 . Thời điểm này, tính từ 14/8 đến 20/8/2021, trung bình mỗi ngày có 276 trẻ em phải nhập viện do mắc COVID-19.

Tiến sĩ Mark Kline thuộc Bệnh viện Nhi New Orleans cho biết: “Một nửa số trẻ em nhập viện là dưới 2 tuổi. Loại virus mà chúng ta đang đối mặt rất khó lường và rất dễ lây truyền từ người sang người.

Giờ đây, các bác sĩ đều cho rằng điều quan trọng là phải bảo vệ trẻ em chống lại biến thể Delta, không chỉ để đảm bảo cho trẻ về mặt sức khỏe và việc tiếp tục học tập, mà còn giúp ngăn chặn các biến thể nguy hiểm hơn có thể xuất hiện”.

Gần 1/2 số trẻ nhập viện mắc COVID-19 không có triệu chứng

Đã có nhiều thay đổi kể từ năm học trước, biến thể dễ lây lan (biến thể Alpha) đã được thay thế bằng một biến thể lây lan mạnh hơn (Delta), là biến thể đang gây bệnh chủ yếu ở Hoa Kỳ.

CDC Hoa Kỳ cho biết, chỉ trong vòng 2 tháng, biến thể Delta đã tăng từ 3% lên hơn 93% trong số các mẫu xét nghiệm được phân tích giải trình tự gen. Và số trẻ em bị nhiễm mới COVID-19 hàng tuần đã tăng hơn gấp 3 lần trong vòng chưa đầy 1 tháng.

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), khoảng 39.000 ca mắc mới đã được báo cáo trong tuần thứ ba của tháng 7/2021. Con số này đã tăng lên 121.427 ca mắc mới trong tuần thứ hai của tháng 8/2021.

Theo dữ liệu của CDC từ gần 100 quận của Hoa Kỳ, trong số trẻ em nhập viện vì COVID-19, nhiều trẻ trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. Gần một nửa (46,4%) trẻ em nhập viện do COVID-19 trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2021 không có biểu hiện triệu chứng nghi ngờ nào.

Cần quan tâm tới nguy cơ tử vong do COVID-19 ở trẻ em

Tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc CDC Hoa Kỳ, cho biết dù trẻ em có nguy cơ tử vong do COVID-19 thấp hơn nhiều so với người lớn, thì số ca tử vong do COVID-19 vẫn rất đáng quan tâm. Cho tới nay, ít nhất 471 trẻ em nước này đã chết vì COVID-19.

Tiến sĩ James Campbell, giáo sư nhi khoa thuộc Đại học Y Maryland, cho biết: Nguyên nhân khiến COVID-19 gây tử vong cho trẻ em cao hơn các bệnh truyền nhiễm khác là vì những căn bệnh đó đã được chủng ngừa còn COVID-19 thì không. Ông nhấn mạnh: “Không ai chết vì bệnh bại liệt, bệnh sởi, cũng như vì bệnh bạch hầu ở Mỹ”.

Nhưng trong khi trẻ em từ 12 đến 17 tuổi có thể tiêm vaccine phòng COVID-19, thì nhiều trẻ khác đã không được tiêm. Và có thể mất vài tháng nữa thì vaccine phòng COVID-19 mới được cấp phép sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Việc phòng chống COVID-19 ở trẻ em là rất quan trọng để giúp trẻ sớm được đến trường

Với biến thể Delta rất dễ lây lan, CDC Hoa Kỳ khuyến cáo nên đeo khẩu trang ở trong trường đối với học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12, cũng như giáo viên và khách tham quan trường.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị đeo khẩu trang trong trường học đối với tất cả trẻ trên 2 tuổi.

Walensky, Giám đốc CDC Hoa Kỳ, cho rằng: “Con cái của chúng ta xứng đáng được học toàn thời gian, học trực tiếp và an toàn với các biện pháp phòng ngừa COVID-19, trong đó bao gồm cả việc cần đeo khẩu trang đối với tất cả mọi người trong trường học. Một số học sinh sẽ trở lại trường học lần đầu tiên sau một năm.

Nhưng việc học trên lớp có thể nhanh chóng bị gián đoạn do xuất hiện ca nhiễm mới hoặc bùng phát dịch bệnh COVID-19. Và COVID-19 có thể gây hậu quả đóng cửa một trường học một lần nữa. Thậm chí một trường hợp nhiễm mới có thể gây ra hiệu ứng lây truyền đối với học sinh, giáo viên và nhân viên”.

Ngoài việc đeo khẩu trang ở các trường học, CDC Hoa Kỳ khuyến nghị thực hiện các biện pháp khác phòng chống dịch bệnh như cải thiện hệ thống thông gió, giữ khoảng cách và xét nghiệm sàng lọc.

COVID-19 có thể gây ra những hậu quả lâu dài đối với trẻ

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cho biết các biến chứng dai dẳng do COVID-19 có thể gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, ngay cả đối với những trẻ có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng bệnh.

Theo AAP, tất cả các bệnh nhi đã từng có kết quả xét nghiệm dương tính nên được bác sĩ nhi khoa khám lại ít nhất 1 lần. Các bác sĩ nhi khoa nên để ý đến các rối loạn dai dẳng liên quan tới COVID-19 như các triệu chứng về hô hấp (có thể kéo dài từ 3 tháng trở lên), các vấn đề về tim (đặc biệt là viêm cơ tim), các vấn đề về nhận thức (như “sương mù não”), đau đầu, mệt mỏi và các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Các chuyên gia nhi khoa cho biết, những trẻ bị COVID-19 ở mức độ trung bình và nặng thì có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Ở một số trường hợp, ban đầu trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng nhưng phải nhập viện vài tuần hoặc vài tháng sau đó với Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C).

Theo CDC Hoa Kỳ, MIS-C là một tình trạng viêm các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm: tim, phổi, thận, não, da, mắt, hệ tiêu hóa.

CDC Hoa Kỳ cho biết ít nhất 4.404 trường hợp MIS-C đã được báo cáo từ tháng 2/2020 đến tháng 7/2021 tại Mỹ, trong đó có 37 trường hợp tử vong. 99% bệnh nhân MIS-C đã có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và 1% còn lại có tiếp xúc với người mắc COVID-19. Tuổi trung bình của bệnh nhi MIS-C là 9 tuổi.

Hiện CDC Hoa Kỳ đang tiến hành nghiên cứu nhằm tìm hiểu lý do tại sao một số trẻ em và thanh thiếu niên bị MIS-C sau khi nhiễm SARS-CoV-2 hoặc tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19, trong khi những đứa trẻ khác thì không bị MIS-C.

Trẻ em có thể vô tình giúp thúc đẩy các biến thể mới của SARS-CoV-2

Các chuyên gia cho rằng việc bảo vệ trẻ em khỏi nhiễm COVID-19 có thể giúp ích cho tất cả mọi người về lâu dài. Khi vi rút SARS-CoV-2 tiếp tục lây lan, tự tái tạo ở cơ thể người nhiễm mới, thì càng có nhiều cơ hội để nó đột biến, điều này có thể dẫn đến xuất hiện nhiều biến thể dễ lây lan hơn hoặc một biến thể nào đó có thể kháng lại vaccine hiện có.

Theo CDC Hoa Kỳ, những người được tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng COVID-19 ít có nguy cơ bị nhiễm các biến thể Delta hơn. Trái lại người chưa được tiêm chủng, bao gồm cả trẻ em, dễ bị nhiễm bệnh hơn và điều này có thể vô tình làm tăng nguy cơ tạo ra các biến thể mới.

Và chúng ta sẽ không thể ngăn chặn đại dịch này cho đến khi một tỷ lệ lớn dân số được tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng COVID-19.

Theo Tài Văn/suckhoedoisong.vn

Tổng hợp dẫn theo nguồn: https://suckhoedoisong.vn/cach-nao-bao-ve-tre-em-truoc-lan-song-bien-the-delta-169210825102401065.htm

Cùng chuyên mục

Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược vừa được Quốc hội thông qua có 7 nhóm điểm mới cơ bản.
[E-Magazine] Ghép tạng ở Việt Nam: Thành tựu và giải pháp

[E-Magazine] Ghép tạng ở Việt Nam: Thành tựu và giải pháp

Hơn ba thập kỷ nỗ lực không ngừng, ngành y học Việt Nam đã đạt được những kỳ tích trong lĩnh vực ghép tạng, trở thành quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á về số lượng ca ghép mỗi năm. Tuy nhiên, đi đôi với những thành công là thách thức: lớn nguồn tạng hiến còn rất hạn chế. Đây là vấn đề cần sự chung tay của cả cộng đồng để mở ra cánh cửa hy vọng cho hàng nghìn bệnh nhân.
Thúc đẩy vai trò của báo chí trong việc đảm bảo quyền cho nạn nhân chất độc màu da cam

Thúc đẩy vai trò của báo chí trong việc đảm bảo quyền cho nạn nhân chất độc màu da cam

Trong những năm qua, báo chí đã đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh và tiếng nói cho nạn nhân chất độc màu da cam. Nhờ các bài viết và phóng sự, báo chí đã giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về cuộc sống khó khăn của các nạn nhân, qua đó thúc đẩy sự hỗ trợ từ phía xã hội và chính quyền.
Tăng cường truyền thông về vai trò và hình ảnh tích cực của phụ nữ Việt Nam đến thế hệ trẻ Gen Z

Tăng cường truyền thông về vai trò và hình ảnh tích cực của phụ nữ Việt Nam đến thế hệ trẻ Gen Z

Đồ án "Chiến dịch nâng cao nhận thức thương hiệu Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam" hướng đến việc xây dựng một chiến lược truyền thông hiệu quả nhằm đưa hình ảnh tích cực và vai trò quan trọng của phụ nữ Việt Nam đến gần hơn với Gen Z.
Giải pháp nào để giảm tiêu thụ đồ uống có đường?

Giải pháp nào để giảm tiêu thụ đồ uống có đường?

Mới đây, Bộ Y tế đã tổ chức Tọa đàm thông tin về thực trạng tiêu thụ, tác hại của sử dụng đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của Thuế tiêu thụ đặc biệt trong kiểm soát tiêu dùng.
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán thuốc trực tuyến

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động mua bán thuốc trực tuyến

Tại tọa đàm “Mua bán thuốc online - Nên hay không?” được tổ chức mới đây, các chuyên gia cho rằng, quy định về mua bán thuốc online là một trong những điểm mới của dự án Luật Dược (sửa đổi) đang trình Quốc hội.

Các tin khác

Tạo thuận lợi cao nhất cho người đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Tạo thuận lợi cao nhất cho người đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Sáng 15/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Tháo gỡ vướng mắc của ngành Y tế ngay từ cấp cơ sở

Tháo gỡ vướng mắc của ngành Y tế ngay từ cấp cơ sở

Sáng 12/11, trong phiên chất vấn Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã giải trình làm rõ một số vấn đề quan trọng trong lĩnh vực y tế.
Giải pháp nào ngăn chặn thực phẩm chức năng kém chất lượng?

Giải pháp nào ngăn chặn thực phẩm chức năng kém chất lượng?

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế chiều 11/11, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tới giải pháp căn cơ để quản lý thực trạng thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường.
Bộ trưởng Bộ Y tế đề xuất có nghị quyết về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Bộ trưởng Bộ Y tế đề xuất có nghị quyết về cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Trả lời chất vấn đại biểu chiều 11/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đang tăng nhanh về số người sử dụng, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân, đặc biệt là giới trẻ.
Tháo gỡ vướng mắc trong mua sắm thuốc của bệnh viện công

Tháo gỡ vướng mắc trong mua sắm thuốc của bệnh viện công

Phát biểu ý kiến tại hội trường, một số đại biểu Quốc hội đề xuất không áp dụng việc đấu thầu đối với nhà thuốc hoạt động trong khuôn viên bệnh viện, cơ sở y tế công lập.
Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen hai loài viễn chí làm dược liệu

Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen hai loài viễn chí làm dược liệu

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen hai loài viễn chí Polygala tenuifolia Willd. và P. japonica Houtt. làm dược liệu do Viện Môi trường và Phát triển bền vững thực hiện.
Người Việt Nam chưa đạt đủ lượng i-ốt so với khuyến nghị

Người Việt Nam chưa đạt đủ lượng i-ốt so với khuyến nghị

Theo báo cáo của Mạng lưới toàn cầu về Phòng Chống các rối loạn do thiếu i-ốt, Việt Nam đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt. Chỉ 27% hộ gia đình ở Việt Nam sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn...
Cần có sự đột phá trong ưu đãi phát triển ngành công nghiệp dược

Cần có sự đột phá trong ưu đãi phát triển ngành công nghiệp dược

Chiều 3/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Hướng tới xây dựng mạng lưới bệnh viện xanh toàn cầu

Hướng tới xây dựng mạng lưới bệnh viện xanh toàn cầu

Mới đây, tại Hải Phòng đã diễn ra Hội nghị Khoa học Quốc tế về Biến đổi khí hậu, Sức khỏe và Hệ thống y tế xanh châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 6.
Thông tuyến khám chữa bệnh BHYT đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

Thông tuyến khám chữa bệnh BHYT đối với một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo

Tại Kỳ họp thứ 8, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Một trong những điểm mới Chính phủ đề xuất trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) nhận được sự quan tâm của đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân là bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân, tiết kiệm chi phí cho Quỹ BHYT.
Xem thêm
An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

An Giang: Hội nghị khoa học Đông dược bào chế

SKV - Hội nghị khoa học Đông dược bào chế được Trường trung cấp Quốc Tế Khôi Việt phối hợp cùng Chi hội Nam y tỉnh An Giang tổ chức vào sáng ngày 09/11, tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Hội Nam y Việt Nam công bố quyết định thành lập Chi hội Nam y Thái Bình

Chiều 20/10/2024, tại TP Thái Bình, Hội Nam y Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và Đại hội lần thứ nhất Chi hội Nam y Thái Bình, nhiệm kỳ 2024-2029.
Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua hỗ trợ, sẻ chia khó khăn với nhân dân xã Phượng Vĩ (Cẩm Khê, Phú Thọ)

Đoàn công tác của Hội Nam Y Việt Nam và Công ty Cổ phần Ao Vua đã tổ chức chương trình thăm và tặng quà cho bà con bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại xã Phượng Vĩ, huyện Cẩm Khê.
Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Hội Nam y Việt Nam chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng cao Nậm Nhùn (Lai Châu)

Đây là chương trình ý nghĩa, nhân văn, góp phần hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn cho đồng bào dân tộc cũng như trong công tác dạy và học nơi biên giới.
Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Hội Nam Y Việt Nam: Xây dựng nội dung, kế hoạch tổ chức "Giải thưởng Tuệ Tĩnh" năm 2024

Sáng 6/10, Ban Thường trực Hội Nam Y và Ban Thi đua khen thưởng Hội Nam Y đã tổ chức họp tổng kết, đánh giá quá trình thành lập và kết nạp hội viên từ đầu năm 2024 đến nay.
Phiên bản di động